Ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không?

Hiện nay có nhiều thông tin truyền miệng là bệnh nhân ung thư tuyến giáp không ăn được rau cải. Vậy sự thực có đúng như thế không. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu câu trả lời chính xác cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Lợi ích của rau cải đối với sức khỏe

Rau cải gồm nhiều loại như cải xoăn, cải bắp, cải chíp, cải thảo,… Rau họ cải là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn gia đình, dễ chế biến và cũng dễ trồng. Sử dụng rau cải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như:

  • Trong thành phần của rau cải có chứa nguồn vitamin K rất phong phú. Trong khi đó, vitamin K có vai trò rất quan trọng kiểm soát các bệnh lý về thần kinh, tim mạch như hội chứng mất trí nhớ, rối loạn đông máu.
  • Một loại vitamin khác có trong rau cải rất quan trọng đối với sức khỏe là vitamin C. Loại vitamin này có tác dụng tăng cường đề kháng, chống oxy hóa tế bào rất tốt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Đồng thời, sức đề kháng tăng sẽ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm tốt hơn.
  • Glucosinolates có trong rau cải có tác dụng làm hạn chế tổn thương đến DNA và giúp ức chế sự hoạt động của tế bào ung thư. Ăn rau cải thường xuyên sẽ giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư như ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư phổi.
  • Bên cạnh đó, rau họ cải có chứa thành phần hoạt chất dithiolthiones và isothiocyanates được nghiên cứu là có tác dụng làm tăng hoạt động của các enzym có chức năng thải độc, loại bỏ các tác nhân gây ung thư. Đồng thời carotenoid bao gồm beta carotene có trong rau cải có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của một số loại ung thư khác nhau.

Ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không?

Rau cải mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hiện nay có nhiều người bệnh ung thư tuyến giáp thường mách nhau là không nên sử dụng rau cải vì có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Vậy thực sự ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không, mời bạn đọc theo dõi thông tin sau đây.

Sở dĩ, có thông tin người bệnh ung thư tuyến giáp không được ăn rau cải là do hoạt chất Glucosinate có trong rau cải có thể gây tác động đến quá trình tổng hợp hooc môn tuyến giáp. Nếu ăn quá nhiều rau cải có thể làm suy giảm nồng độ hoóc môn tuyến giáp trong cơ thể và làm suy giảm hoạt động chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên, chưa có con số nghiên cứu cụ thể nào là ăn bao nhiêu rau cải sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Và cũng không có khuyến cáo nào được đưa ra là người bệnh ung thư tuyến giáp không được ăn rau cải.

Chưa có khuyến cáo nào được đưa ra là người bệnh ung thư tuyến giáp không được ăn rau cải

Hơn nữa, ung thư tuyến giáp là bệnh lý phức tạp, có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây nên. Việc đánh giá chính xác một tác nhân cụ thể làm gây ra bệnh lý tuyến giáp là rất khó khăn. Vì thế, càng không thể khẳng định sử dụng rau cải làm tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp trở nên nặng hơn.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không là có bạn nhé. Người bệnh không cần kiêng tuyệt đối loại rau này, nếu biết cách sử dụng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Xem thêm >>> Bị ung thư tuyến giáp có hiến máu được không?

Các thực phẩm người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn

Ung thư tuyến giáp nên ăn thực phẩm giàu iot

Iot là thành phần quan trọng giúp tuyến giáp sản xuất hooc môn được thuận lợi, giúp cân bằng tuyến giáp và giảm nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể. Sau khi đã điều trị bệnh ổn định, người bệnh ung thư tuyến giáp nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều iot như rong biển, hải sản, muối iot,…

Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị vào phác đồ điều trị i ốt phóng xạ cần kiêng ăn các thực phẩm có chứa iot trong vòng 14 ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi kết thúc điều trị iot phóng xạ, bạn lại có thể bổ sung chế độ ăn đủ iot như bình thường.

Các loại rau có màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm cung cấp cho cơ thể hàm lượng magie dồi dào cùng các khoáng chất khác phong phú. Những loại dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất của cơ thể và các hoạt động của tuyến giáp.

Một số loại ra màu xanh đậm người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn bao gồm cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, cải xoong…

Các loại hoa quả

Các loại hoa quả là nguồn bổ sung các chất chống oxy hóa tế bào dồi dào cùng nhiều loại vitamin khác nhau giúp cơ thể chống lại hoạt động của các gốc tự do, hạn chế hình thành các tế bào lạ. Thông qua đó, sử dụng hoa quả giúp người bệnh ung thư tuyến giáp có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh khi đã điều trị xong.

Một số loại hoa quả người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn bao gồm táo, cà chua, dâu tây,… Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành các món nước ép hoa quả, sinh tố hoa quả, salad hoa quả để đa dạng các bữa ăn hàng ngày.

Các loại cá

Các loại cá chứa nguồn axit béo omega-3 dồi dào. Bệnh lý ung thư tuyến giáp nếu không được kiểm soát tốt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mỡ máu, tim mạch. Sử dụng cá giúp người bệnh ung thư tuyến giáp giảm thiểu các nguy cơ bệnh lý trên. Bên cạnh đó, các loại cá còn giúp cung cấp selen là một chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. 

Một số loại cá người bệnh ung thư tuyến giáp nên sử dụng bao gồm cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi,…

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp protein và chất sắt dồi dào cho cơ thể người bệnh ung thư tuyến giáp. Sau các đợt điều trị mệt mỏi, sức khỏe người bệnh suy giảm nhiều và nhiều người gặp phải tình trạng thiếu máu. Vì thế, bổ sung thịt đỏ sau điều trị rất cần thiết để phục hồi sức khỏe thể trạng cho người bệnh và giúp cơ thể tăng cường tái tạo lại máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu cho người bệnh.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin người bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không. Việc sử dụng rau cải với mức độ hợp lý giúp mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp, vì thế bạn không cần thiết phải kiêng tuyệt đối loại rau này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ