Ung thư trực tràng có nguy hiểm không? Các điều trị và phòng ngừa?

Ung thư trực tràng là căn bệnh diễn biến thầm lặng. Dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu không rõ rệt nên hầu hết các trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng. Vậy ung thư trực tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết sau!

1. Ung thư trực tràng có nguy hiểm không?

Trực tràng là một bộ phận ruột gắn liền với đại tràng sigma và hậu môn. Độ dài của trực tràng chỉ khoảng từ 13 cm tới 15 cm. Phân sẽ đi qua bộ phận này trước khi được đào thải ra bên ngoài qua hậu môn.

ung-thu-truc-trang_12
Hình ảnh ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là việc các tế bào tại trực tràng phát triển mất kiểm soát. Chúng hình thành nên các khối u, lan dần từ tế bào này sang tế bào khác trong trực tràng và từ trực tràng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư trực tràng chiếm tỉ lệ từ 40% tới 66% trong số các ca mắc ung thư đại trực tràng. Theo thống kê năm 2018 của WHO, tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận  khoảng 15.000 ca mắc ung thư đại trực tràng mới, với trên 7.000 ca tử vong. Và số ca tử vong hàng năm do bệnh là khoảng 3.000 người.

Đồng thời, những đối tượng mắc phải căn bệnh này đang ngày một trẻ hóa. Không chỉ những người trên 50 tuổi mắc mà số các ca bệnh nhân trên 20 tuổi cũng xuất hiện ngày một nhiều. 

Có thể nói, với những số liệu kể trên, ung thư trực tràng là một căn bệnh thực sự nguy hiểm.

2. Sự nguy hiểm của ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng có nguy hiểm không, còn thể hiện ở những biến chứng của bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, ngay cả sau phẫu thuật, điều trị vẫn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như: 

Tình trạng xuất huyết

Sau khi mổ phẫu thuật ung thư trực tràng, xuất huyết biến chứng thường xảy ra với tỉ lệ cao. Trong trường hợp xuất huyết ngoài, bệnh nhân cần được truyền máu ngay để cung cấp kịp thời lượng máu đã mất. Nếu như bệnh nhân bị xuất huyết trong thì cần phải thực hiện phẫu thuật lại khẩn cấp. Như vậy, mới có thể giải quyết được loại biến chứng này.

ung-thu-truc-trang_15
Nội soi kiểm tra tình trạng biến chứng sau mổ ung thư trực tràng

Tình trạng nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng là loại biến chứng thường gặp, cần phải chú ý chặt chẽ ở những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Hoặc nếu như tình trạng nhiễm trùng nặng cần can thiệp bằng phẫu thuật bổ sung thì sẽ thực hiện.

Các bộ phận xung quanh bị ảnh hưởng

Các bộ phận lân cận trực tràng như ruột bàng quang là những bộ phận có khả năng bị ảnh hưởng bởi quá trình phẫu thuật ung thư trực tràng nhiều nhất. 

  • Nếu như bệnh nhân bị biến chứng tắc ruột thì sẽ có những triệu chứng liên quan đến số lần vận động ruột. 
  • Nếu bàng quang, thận, niệu đạo bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn thì việc tiểu tiện của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân và người nhà cần quan sát kỹ và báo ngay cho bác sĩ những biểu hiện liên quan. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế để quyết định những phương pháp xử lý kịp thời.

Tình trạng vết mổ bị thoát vị

Biến chứng thoát vị ở vết mổ thường rất ít gặp. Thậm chí, nó có thể chỉ xuất hiện trong thời gian một vài năm đầu sau khi phẫu thuật. Khi bị biến chứng này, trông thành bụng của bệnh nhân sẽ xuất hiện túi phình gây đau.

Một số nguyên nhân đặc biệt dẫn tới tình trạng vết mổ bị thoát vị bao gồm: do béo phì, do vết thương bị nhiễm trùng, do sự giãn cơ bắp…

Sự tái phát của các tế bào ung thư

Việc các tế bào ung thư trực tràng còn sót lại ngay cả khi các bác sĩ đã phẫu thuật tiến hành cắt bỏ kỹ càng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, kể cả sau phẫu phuật, việc tái phát lại bệnh cũng được coi là một biến chứng nguy hiểm.

Việc ung thư trực tràng tái phát lại sẽ có sự tiến triển rất nhanh. Công tác điều trị sẽ phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều. 

3. Điều trị ung thư trực tràng ra sao?

Đối với bệnh ung thư trực tràng thì các phương pháp chủ yếu được sử dụng bao gồm: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Các yếu tố như bệnh trạng của bệnh nhân, giai đoạn bệnh, vị trí các khối u nguyên phát và những yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng trực tiếp tới phác đồ điều trị.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp các bác sĩ sẽ trực tiếp can thiệp cắt bỏ các khối u nằm tại vị trí trực tràng. Hiện nay, lựa chọn sử dụng phương pháp mổ nội soi được ưu tiên hàng đầu. So với biện pháp mổ mở bụng, nó giúp giảm thiểu nhiều vấn đề khác cho bệnh nhân.

ung-thu-truc-trang_16
Phẫu thuật ung thư trực tràng

Biện pháp này được thực hiện cho những bệnh nhân mắc ung thư trực tràng ở giai đoạn đầu. Đồng thời, dành cho những trường hợp di căn mà vị trí di căn còn giới hạn. 

Phương pháp xạ trị

Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng biện pháp xạ trị, sử dụng những chùm tia năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt và thu nhỏ các tế bào ung thư tại vị trí trực tràng. Biện pháp này sẽ được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Mục tiêu là làm giảm sự tái phát của các tế bào ung thư tại vùng chậu.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị là biện pháp đưa các hóa chất vào cơ thể bệnh nhân với tác dụng là tiêu diệt, ức chế các tế bào bị bệnh. Bệnh nhân có thể sẽ được sử dụng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Hóa trị sẽ được sử dụng kết hợp với các biện pháp xạ trị và phẫu thuật để đem lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh trạng của bệnh nhân. Việc kết hợp này làm giảm nguy cơ tái phát bệnh tại chỗ, giảm nguy cơ di căn và mang lại cơ hội sống lâu hơn cho người bệnh.

4. Phòng ngừa ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng có nguy hiểm không đã được bật mí trên đây. Do đó, để phòng ngừa bệnh ung thư trực tràng tái phát sau quá trình điều trị, bệnh nhân và người nhà cần chú ý:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm dinh dưỡng tốt, giàu protein và calo, thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế các loại nước có gas, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ….
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng: Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập hít thở và tham gia một số bộ môn thể dục thể thao nhẹ nhàng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra bộ môn phù hợp.
  • Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ: Việc áp dụng các biện pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…có rất nhiều tác dụng phụ với sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân ngoài việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, cũng nên tham khảo để sử dụng một số các sản phẩm bổ trợ tốt cho sức khỏe.
  • Thăm khám định kỳ: Việc thực hiện thăm khám định kỳ là điều cần thiết và bắt buộc phải thực hiện. Như vậy, sẽ sớm phát hiện được những diễn biến bất thường của bệnh.

Qua những chia sẻ trên, các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: ung thư trực tràng có nguy hiểm không? Do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, luyện tập thể thao hợp lý.

Thông tin liên hệ