Ung thư thận có mấy giai đoạn?
Ung thư thận là loại ung thư hiếm gặp. Độ tuổi mắc bệnh là trên 55, nam nhiều hơn nữ. Vậy ung thư thận có mấy giai đoạn? Bệnh có biểu hiện như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao sẽ được GENK STF giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Các Phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến hiện nay
- Ung thư thận giai đoạn cuối có chữa được không?
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu nhận biết ung thư thận
Cũng giống với các bệnh lý ung thư khác, ung thư thận thường không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
1.1. Nước tiểu có máu
Máu trong nước tiểu có thể là màu hồng, nâu hoặc sự đổi màu nhẹ. Máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng trường hợp lượng máu ít thì người bệnh cần phải làm xét nghiệm.
Nước tiểu có máu cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác ở bàng quang, niệu đạo, sỏi thận, viêm nhiễm… Vì thế, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
1.2. Đau tức ở vùng bụng
Khi mắc ung thư thận, bạn sẽ gặp tình trạng đau ở một bên sườn, vùng lưng hông. Cơn đau có thể kéo dài, dữ dội hoặc âm ỉ tùy vào giai đoạn bệnh cụ thể của từng người.
1.3. Sờ thấy u ở vùng bụng
Người bệnh ung thư thận có thể tự cảm nhận hoặc sờ thấy có khối u ở bụng. Tuy nhiên khối u nằm sâu trong ổ bụng nên việc sờ thấy chỉ gặp ở một vài trường hợp, đa phần là phát hiện qua siêu âm hoặc chụp CT.
1.4. Thiếu máu, gầy sút
Khi khối u thận phát triển to ra sẽ gây cản trở chức năng và hoạt động của cơ thể, khiến người bệnh suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi kéo dài. Người bệnh lúc này ăn uống kém cũng gây ra tình trạng sụt cân nghiêm trọng.
Các triệu chứng ung thư thận phát triển nặng dần lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư thận, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh.
2. Ung thư thận có mấy giai đoạn?
Ung thư thận được chia thành 4 giai đoạn:
- Ung thư thận giai đoạn 1
Đây là giai đoạn sớm của bệnh ung thư thận, lúc này khối u có kích thước dưới 7cm, tế bào ung thu giới hạn trong thận.
- Ung thư thận giai đoạn 2
Khi không được phát hiện và điều trị sớm thì khối u ở thận tiến triển sang giai đoạn II. Ở giai đoạn này, kích thước khối u lớn hơn 7 cm, các tế bào ung thư vẫn khu trú trong thận.
- Ung thư thận giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, khối u vượt quá thận với các mô xung quanh hoặc các tuyến thượng thận, và cũng có thể đã lan đến hạch bạch huyết gần đó.
- Ung thư thận giai đoạn 4
Ung thư lan ra ngoài thận, đến các hạch bạch huyết hoặc các phần xa của cơ thể, chẳng hạn như xương, gan, não hoặc phổi
Tùy vào từng giai đoạn ung thư thận sẽ có biểu hiện và phương pháp điều trị phù hợp.
3. Cách điều trị ung thư thận được áp dụng hiện nay
Để có phương pháp điều trị ung thư thận phù hợp người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có khoa Ung bướu. Tùy vào từng giai đoạn bệnh, độ tuổi, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
3.1. Các phương pháp điều trị tại chỗ
- Phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng nhất. Tùy vào kích thước và vị trí của khối u, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thận. Trong trường hợp cắt bỏ một quả thận bị bệnh, thận còn lại vẫn đảm nhận công việc bình thường.
- Thuyên tắc động mạch là phương pháp làm tắc động mạch để khối u thuyên giảm. Phương pháp này có thể được thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.
- Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị chỉ có tác dụng tại vị trí xuất hiện khối u nên không ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh.
3.2. Các phương pháp điều trị toàn thân
- Hóa trị: phương pháp này sử dụng các loại thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch, có tác dụng toàn thân nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị cũng có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u.
- Liệu pháp hormon được áp dụng cho một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư thận giai đoạn cuối nhằm kiểm soát triệu chứng và kéo dài cơ hội sống.
- Các phương pháp điều trị ung thư thận nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào giai đoạn ung thư thận và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
4. Thực phẩm người bệnh ung thư thận không nên ăn
4.1. Muối
Muối là thực phẩm đầu tiên người bệnh ung thư thận không nên ăn hoặc ăn rất ít. Lý do là bởi muối sau khi đi vào cơ thể sẽ được thải bỏ qua đường tiểu. Trường hợp thận bị tổn thương do ung thư sẽ khiến quá trình lọc muối không ổn định, khiến lượng muối không thể loại bỏ hoàn toàn mà đọng lại trong thận gây ra tình trạng phù, ứ nước, suy tim, khiến tình trạng bệnh ung thư trầm trọng hơn. Vì thế khi bị bệnh ung thư thận, người bệnh cần hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày.
4.2. Chất đạm
Đạm là chất cần thiết cho cơ thể nhưng với người bệnh ung thư thận thì cần hạn chế bổ sung đạm. Lý do là bởi nếu dung nạp quá nhiều đạm sẽ khiến chức năng thận bị tổn thương do phải lọc và thải ure ra ngoài qua nước tiểu khiến người bệnh ung thư càng mệt mỏi, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
4.3. Kali
Việc tích tụ kali trong nước tiểu cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh ung thư thận vì kali trong cơ thể được đào thải nhiều nhất qua đường nước tiểu. Do đó để giảm gánh nặng cho thận, người bệnh ung thư cần hạn chế lượng kali đưa vào cơ thể. Thay vì sử dụng thực phẩm giàu kali, người bệnh nên bổ sung các loại trái cây có lượng kali thấp như táo, lê, dưa…
4.4. Các loại đồ uống chứa chất kích thích
Những loại đồ uống có hại cho cơ thể như: rượu, bia, thuốc lá… không tốt cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư thận nói riêng. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong thận.
5. Lưu ý gì trong ăn uống đối với người bệnh ung thư thận?
Ngoài việc tránh những thực phẩm trên trong chế độ ăn hàng ngày của người ung thư thận, bạn và gia đình cũng cần lưu ý:
- Bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe người bệnh, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Những thực phẩm tốt có thể sử dụng như rau họ cải, các loại trái cây nhiều màu sắc… Những loại thực phẩm này có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố để người bệnh dễ uống.
- Chế biến thực phẩm cần đảm bảo: ít dầu mỡ, ít muối, luộc nhừ hoặc hấp chín, tránh chiên rán, xào, nướng hoặc thực phẩm sống như salad, rau sống…
- Người bệnh cần nghỉ ngơi sau khi ăn, chú ý ăn từng ít một để cơ thể dễ hấp thụ, uống nhiều nước
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều hơn thông tin về căn bệnh ung thư thận. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline để được chuyên gia tư vấn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về Fucoidan sulfate hóa cao