Ung thư phổi di căn sang các bộ phận nào?

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở nhiều nước trên thế giới. Ung thư phổi giai đoạn cuối đã phát triển rộng ở hai bên phổi, đã di căn đến các bộ phận ở xa. Ung thư phổi di căn có biểu hiện phức tạp và điều trị rất khó khăn. Vậy ung thư phổi di căn sang các bộ phận nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của GENK STF để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm: 

1. Biểu hiện ung thư phổi di căn

Ung thư phổi bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính tại phổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra 85% ca tử vong do ung thư phổi gây ra.

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi di căn đã phát triển rộng khắp hai bên phổi, đã lan rộng đến các hạch bạch huyết, các cơ quan ở xa. Một số bộ phận ung thư phổi thường di căn tới là não, xương, tuyến thượng thận, thận, gan…

Biểu hiện ung thư phổi di căn là tập hợp các triệu chứng bệnh tại vị trí khối u khởi phát và di căn xa, bao gồm:

  •       Đau tức, đau dữ dội vùng ngực
  •       Khó thở
  •       Ho khan, có đờm và ho ra máu
  •       Sốt, nôn mửa
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường phải chịu nhiều đau đớn do khối u di căn gây ra
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường phải chịu nhiều đau đớn do khối u di căn gây ra
  •       Ung thư di căn não gây đau đầu, tê bì mặt, ù tai…
  •       Khối u di căn gan gây vàng da, vàng mắt, sưng bụng, gan to…
  •       Ung thư di căn thận có thể gây rối loạn đường tiểu, tiểu ra máu…
  •   Khi khối u di căn xương gây đau xương, đau nhức các chi, thiếu máu, xương giòn, yếu, dễ gãy…
  •       Da xanh xao, gầy, sút cân nhanh, chán ăn…

2. Ung thư phổi di căn sang các bộ phận nào?

Ung thư phổi có thể di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như:

2.1. Ung thư phổi di căn hạch

Các hạch bạch huyết là cơ quan đầu tiên mà các tế bào ung thư có thể di căn tới. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm từ giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên càng về sau khi bệnh tiến triển nặng hơn, triệu chứng di căn hạch xuất hiện rõ ràng.

Khi bị ung thư phổi di căn hạch, người bệnh sẽ sờ thấy những nốt hạch nhỏ gần cổ, cứng, rắn chắc và ít di chuyển, có bờ rõ rệt, tách rời nhau. Các nốt hạch thường không gây đau nhưng khi hạch cổ sưng to lên sẽ gây ra các biểu hiện như khàn giọng, mất tiếng, ho liên tục, khó thở…

2.2. Ung thư phổi di căn xương

Ngoài di căn hạch, tế bào ung thư phổi còn di căn vào xương. Các vị trí xương dễ bị di căn tới nhất là xương cột sống, xương chậu, xương cánh tay. Đặc biệt xương đốt sống ngực và xương đùi chịu sức ép của phổi khiến người bệnh khó thở, đau dữ dội.

Ung thư phổi di căn xương có thể khiến cho xương bị đau nhức, xương giòn và dễ nứt gãy. Ngoài ra, khi bị ung thư phổi di căn xương người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, xanh xao, ăn uống kém…

Ung thư phổi còn có thể di căn tới xương khiến người bệnh thường xuyên đau nhức, xương dễ nứt gãy
Ung thư phổi còn có thể di căn tới xương khiến người bệnh thường xuyên đau nhức, xương dễ nứt gãy

2.3. Ung thư phổi di căn não

Khi tế bào ung thư ở phổi di căn lên não, khối u sẽ trực tiếp phá hủy tế bào não, chèn ép các dây thần kinh, chèn ép thêm các phần khác ở não khiến não bị sưng và hộp sọ bị tăng áp lực.

Triệu chứng điển hình khi tế bào ung thư phổi di căn não là:

  • Đau nhức đầu óc: Cơn đau thường xuyên xuất hiện đột ngột vào sáng sớm và có thể kéo dài. Mức độ đau ngày càng nặng hơn.
  • Cơ thể suy yếu, liệt một bên người: Khối u tác động lên não khiến các dây thần kinh bị tê liệt hoặc người bệnh bị liệt hoặc yếu một bên cơ thể.
  • Rối loạn hành vi: Ung thư phổi di căn lên não khiến người bệnh suy giảm khả năng phân tích, đánh giá, khiến người bệnh thường xuyên mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng. Lâu dài có thể bị ảnh hưởng tâm thần, gây động kinh.
  • Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên bị rối loạn thị giác, rối loạn tiền đình, đi không vững, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi…

2.4. Ung thư phổi di căn gan

Ung thư phổi di căn gan điều trị rất khó khăn. Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này không phải là điều trị triệt căn ung thư mà là điều trị các triệu chứng bệnh, kiểm soát tránh để ung thư di căn rộng hơn và duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

Ung thư phổi giai đoạn cuối còn có thể di căn tới gan. Khi mới bị ung thư phổi di căn gan, người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ phát hiện tế bào ung thư đã di căn tới gan khi tiến hành chụp CT. Lúc này khối u trong gan đã lớn dần, cản trở hoạt động của túi mật, ống mật.

Người bệnh lúc này sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, ăn không ngon, buồn nôn…

Ngoài các vị trí thường bị tế bào ung thư phổi di căn tới nêu trên thì một vài trường hợp bệnh còn di căn sang các vị trí khác như tim, dạ dày, thận… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

3. Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi di căn

Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi di căn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ yếu là độ tuổi, vị trí khối u di căn và mong muốn điều trị của người bệnh.

Phẫu thuật ít phổ biến cho bệnh nhân ung thư phổi di căn. Xạ trị liệu kết hợp với hóa trị và điều trị mục tiêu là những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ở giai đoạn này.

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, xạ trị sử dụng tia năng lượng cao như tia X để giảm nhẹ triệu chứng đau xương cho người bệnh. Thuốc điều trị nhắm mục tiêu ngăn cản khối u phát triển bằng cách ngừng cung cấp máu tới khối u và có tác dụng cho những người không điều trị được với hóa chất.

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn rất quan trọng
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư phổi di căn rất quan trọng

Thực tế, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối phải chịu rất nhiều áp lực về tinh thần dễ dẫn đến  lo âu quá mức, trầm cảm, cáu gắt… Vì vậy, bên cạnh sự chăm sóc y tế, người bệnh cần sự động viên rất lớn từ những người thân trong gia đình để sống lạc quan hơn.

Tuy tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi di căn không cao, chỉ khoảng 1% tuy nhiên với sự tiến bộ của y tế trong điều trị ung thư, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài thêm sự sống nếu được điều trị tích cực.

Với mỗi loại ung thư phổi cũng như theo mong muốn điều trị của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau. Đối với bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, hóa trị liệu, thuốc điều trị nhắm mục tiêu có thể được chỉ định. Với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, hóa trị thường là lựa chọn hàng đầu.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều kiến thức cho người bệnh ung thư phổi di căn sang các bộ phận nào?

GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

Thông tin liên hệ