Ung thư phổi có ghép phổi được không? Giải đáp từ chuyên gia

Ghép phổi là một phương pháp điều trị một số bệnh lý phổi mãn tính hiện nay. Vậy người mắc ung thư phổi có điều trị được bằng phương pháp này không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi ung thư phổi có ghép phổi được không.

Xem thêm:

Phẫu thuật ghép phổi là gì? Có những loại nào?

Ghép phổi là một phương pháp điều trị ngoại khoa, sử dụng phổi của người hiến có thể là người còn sống hoặc người chết thay thế cho phần phổi bị bệnh của người nhận. Phương pháp ghép phổi có thể được thực hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên phổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Phương pháp ghép phổi có thể được chỉ định cho trẻ sơ sinh đến những người ở độ tuổi dưới 65. Những người trên 65 tuổi cần cân nhắc kỹ với chỉ định ghép phổi vì nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao. Đây là một phương pháp có hiệu quả rất cao với những trường hợp đang bị suy hô hấp và chức năng phổi không có khả năng hồi phục. 

Phương pháp này không chỉ mang lại tác dụng cải thiện chức năng hệ hô hấp, tăng cường chất lượng sống mà còn giúp kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, ghép phổi là một phương pháp phẫu thuật phức tạp và có nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin về phương pháp này để đưa ra quyết định có đồng ý với phương án điều trị này của bác sĩ không.

Hiện nay, kỹ thuật ghép phổi bao gồm các loại: Ghép 1 bên phổi, ghép 2 bên phổi cùng 1 thời điểm, ghép 2 bên phổi đơn lẻ ở 2 thời điểm khác nhau, ghép tim phổi đồng thời cùng lấy từ một người cho. 

Đa số các ca ghép phổi đều có nguồn hiến từ người cho vừa mới chết. Số ít còn lại nguồn hiến là một thùy phổi của người khỏe mạnh không hút thuốc lá, không có bệnh lý về phổi và phù hợp miễn dịch với người nhận.

Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp ghép phổi

Trước khi trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có ghép phổi được không, chúng ta cần nắm rõ các trường hợp chỉ định và chống chỉ định của phương pháp ghép phổi. 

Phương pháp ghép phổi được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh về phổi đang trong tiến triển nặng, đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhưng tình trạng suy hô hấp cũng không được cải thiện. Một số trường hợp được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ghép phổi bao gồm:

  • Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Người bị xơ phổi không rõ nguyên nhân
  • Người bị xơ nang phổi: Đây là một bệnh lý di truyền gây ra các bất thường cho tuyến tạo mồ hôi và chất nhầy. Bệnh thường tiến triển rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong trong thời gian sớm.
  • Những người bị tăng áp phổi nguyên phát dẫn đến tăng huyết áp ở động mạch phổi 2 bên.
  • Những người đang mắc bệnh lý bất thường về tim kéo theo chức năng phổi cũng bị ảnh hưởng cần phải ghép tim phổi đồng thời.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng được cân nhắc ghép phổi bao gồm: bệnh mô bào, bệnh sarcoid, bệnh bạch mạch cơ trơn,… 

Một số trường hợp chống chỉ định của phương pháp ghép phổi bao gồm:

  • Người bệnh đang bị bệnh lý nhiễm trùng hay bị tái phát và không thể điều trị dứt điểm.
  • Người bị ung thư phổi đã di căn sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Ghép phổi chống chỉ định với trường hợp ung thư phổi đã di căn sang nhiều cơ quan khác
  • Người đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch.
  • Người đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng tại cơ quan khác, dù có được ghép phổi thì tình trạng sức khỏe cũng không được cải thiện nhiều.
  • Người đang gặp các vấn đề về sức khỏe không đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật ghép phổi.

Ung thư phổi có ghép phổi được không?

Bệnh ung thư phổi cũng là một bệnh lý nghiêm trọng tại phổi dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng hô hấp. Và có nhiều bệnh nhân và người nhà thắc mắc không biết bệnh ung thư phổi có ghép phổi được không. Như những thông tin ở phần bên trên bệnh ung thư phổi không nằm trong mục chỉ định mà là một trong những trường hợp chống chỉ định của phương pháp ghép phổi.

Trước đây, ung thư phổi nằm trong những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối của phương pháp ghép phổi. Gần đây các ca ghép phổi cho bệnh nhân ung thư phổi đã tăng lên nhưng số lượng vẫn là rất ít. Vì bệnh nhân ung thư phổi sau khi được ghép phổi vẫn có thể tái phát khối u tại chỗ. 

Bên cạnh đó, đa phần các trường hợp bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh khi đã có di căn hạch hay di căn sang cơ quan khác. Dù được ghép phổi thì các cơ quan khác vẫn đang bị tế bào ung thư xâm lấn, tình trạng sức khỏe bệnh nhân vẫn tiếp tục xấu đi. Do đó, phương pháp điều trị nên được ưu tiên cho bệnh nhân ung thư phổi là phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa chất, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích và phương pháp miễn dịch.

Bệnh nhân ung thư phổi có thể được cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật ghép phổi khi nằm trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân ung thư biểu mô phế quản, phế nang thường không liên quan đến hút thuốc lá, thường gặp ở nữ giới, ở người các nước Đông Nam Á.
  • Bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm có đi kèm các bệnh lý phổi mạn tính khác ở giai đoạn nghiêm trọng.
  • Bệnh ung thư ở cơ quan khác có di căn đến phổi và tình trạng ung thư ở cơ quan nguyên phát đã được kiểm soát ổn định.

Như vậy, ung thư phổi có ghép phổi được không là có tuy nhiên tỷ lệ số ca mắc ung thư phổi được ghép phổi rất ít. Bệnh nhân nên ưu tiên điều trị bằng các phương pháp điều trị truyền thống thông thường để kiểm soát tốc độ phát triển, giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường chất lượng sống.

Điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật như nào?

Như vậy, phẫu thuật ghép phổi không phải là lựa chọn ưu tiên cho điều trị ung thư phổi. Vậy phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư phổi được tiến hành như nào? Chúng ta cùng theo dõi thông tin phần dưới đây.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình trạng phát triển, xâm lấn của bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp. Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổi bao gồm:

  • Phẫu thuật mổ mở
  • Phẫu thuật cắt phổi trong lồng ngực có video hỗ trợ
  • Phẫu thuật có hỗ trợ bằng robot.

Diện phẫu thuật áp dụng tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi: Cấu tạo phổi bao gồm 2 thùy ở bên phổi phải và 3 thùy ở bên phổi trái. Khi khối u chỉ khu trú ở trong một thùy phổi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thùy phổi có chứa khối u. 
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ phổi: Trong trường hợp tế bào ung thư ảnh hưởng đến toàn bộ một bên phổi, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ 1 bên phổi có tế bào ung thư. Đây là một phương pháp phẫu thuật phức tạp và bác sĩ sẽ làm các biện pháp kiểm tra chức năng hô hấp phần bên phổi còn lại trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu phần bên phổi còn lại khỏe mạnh, đảm bảo nhu cầu hô hấp của cơ thể khi loại bỏ 1 bên phổi thì bệnh nhân mới đủ điều kiện để phẫu thuật.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi: Khi khối u còn nhỏ và chưa lan ra ngoài phổi, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phương pháp phẫu thuật này. Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh nhân bao gồm: cắt bỏ hình nêm, cắt bỏ đoạn phổi và cắt bổ gần toàn bộ phổi.

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp loại bỏ triệt căn tế bào ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, bạn có thể cần điều trị thêm các liệu pháp bổ trợ như hóa chất, xạ trị, miễn dịch để tiêu diệt tế bào còn sót lại, phòng ngừa tái phát, di căn sau phẫu thuật.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ được đáp án cho câu hỏi ung thư phổi có ghép phổi được không. Đây không phải là phương pháp tối ưu để điều trị bệnh ung thư phổi, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, phác đồ về phẫu thuật, hóa xạ trị, điều trị đích và miễn dịch do bác sĩ đưa ra.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ