Giải đáp: Ung thư phổi có ăn được thịt gà không?
Ung thư phổi có ăn được thịt gà không là câu hỏi không phải ai cũng biết được câu trả lời. Vì hiện nay, có nhiều người bệnh lo sợ không dám ăn thịt gà khi đang điều trị ung thư. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để tìm ra đáp án cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
- Xạ trị ung thư phổi bao tiền, sống bao lâu, tác dụng phụ gì?
Nội dung bài viết
Ung thư phổi có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là loại thịt gia cầm được sử dụng phổ biến trong bữa cơm gia đình hiện nay. Một phần gà là loại gia cầm dễ nuôi, nhiều gia đình có thể tự chăn nuôi để lấy trứng, lấy thịt, không phải ra ngoài mua. Thịt gà cũng chế biến được nhiều món ăn thơm ngon dinh dưỡng như gà hấp, gà luộc, gà rim,…
Thịt gà là loại thực phẩm khá phổ biến tuy nhiên với nhiều bệnh nhân ung thư phổi khi nhắc đến lại e ngại không dám ăn. Một phần nguyên nhân là nhiều người cho rằng thịt gà có thể làm tế bào ung thư phổi phát triển mạnh hơn. Một phần nhiều người lo sợ da gà tanh, không tốt cho những người đang có bệnh lý khối u.
Thực tế, thịt gà là một loại thực phẩm cung cấp nguồn đạm rất dồi dào cùng các loại dinh dưỡng phong phú khác như albumin, chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây đều là những thành phần thiết yếu rất tốt cho cơ thể. Và đặc biệt lượng đạm trong thịt gà rất dễ tiêu hóa, nhất là phần ức gà rất tốt cho người bệnh ung thư.
Hơn nữa, người bệnh ung thư phổi trong quá trình điều trị rất cần đến nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là chất đạm để cơ thể tổng hợp năng lượng, đảm bảo sức khỏe cho điều trị. Vì thế, bệnh nhân ung thư phổi không cần thiết phải kiêng khem thịt gà. Do đó, đáp án cho câu hỏi ung thư phổi có ăn được thịt gà không là có bạn nhé.
Việc sử dụng thịt gà chỉ gây hại cho sức khỏe người bệnh khi:
- Sử dụng thịt gà hỏng: Thịt gà giàu dinh dưỡng nên dễ bị vi khuẩn tấn công và nếu bạn sử dụng phải thịt gà ôi thiu dễ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
- Ăn quá nhiều thịt gà: Nếu bạn sử dụng thịt gà hàng ngày, ăn liên tục với số lượng nhiều hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải. Cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn, dễ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, chậm tiêu gây chán ăn cho người bệnh.
- Sử dụng thịt gà không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc bạn dễ ăn phải những loại gà còn tồn dư nhiều chất tăng trưởng, kháng sinh gia cầm. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, cơ thể sẽ chịu hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tác dụng dinh dưỡng của thịt gà đối với sức khỏe bệnh nhân ung thư phổi
Thịt gà giàu protein dạng dễ tiêu hóa
Thịt gà giúp cung cấp cho cơ thể hàm lượng lớn protein dưới dạng thịt trắng dễ tiêu hóa, rất phù hợp hệ tiêu hóa còn đang yếu của người bệnh ung thư phổi. Và protein là nhóm chất ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cân nặng, thể trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, protein còn có vai trò tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ.
Khi cơ thể bị thiếu hụt protein, bệnh nhân ung thư phổi dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng, cơ thể trở nên chậm chạp và thiếu sức sống hơn. Đồng thời, thiếu hụt protein còn làm cơ thể bị suy giảm miễn dịch, dễ bị mệt mỏi và khả năng tập trung để làm việc và học tập suy giảm hơn rất nhiều.
Giảm trầm cảm, lo âu
Đây được coi là một công dụng vô cùng hữu ích với bệnh nhân ung thư phổi, vì tình trạng trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân ung thư không phải là hiếm gặp. Thịt gà có chứa một lượng lớn axit amin là tryptophan. Loại axit amin này có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng lo âu và hỗ trợ cho bệnh nhân có một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy khi bạn sử dụng thịt gà, não bộ sẽ tiết ra hàm lượng serotonin nhiều hơn, điều này làm cho tâm trạng của bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, những lo âu cũng được giảm bớt. Thông qua đó, sử dụng thịt gà sẽ hỗ trợ giúp cho bệnh nhân đón nhận điều trị trong tâm lý vui vẻ, thoải mái, đỡ bị lo lắng, trầm cảm hơn.
Tốt cho hệ tim mạch
Phần thịt ức gà không chỉ chứa lượng thịt trắng dễ tiêu, mà dinh dưỡng từ phần thịt này cung cấp còn giúp kiểm soát hàm lượng Homocysteine trong cơ thể. Chỉ số hàm lượng Homocysteine có liên quan trực tiếp đến chức năng hệ thống tim mạch. Do đó, bạn nên bổ sung thịt gà thường xuyên để giúp cơ thể hạn chế được những nguy cơ về bệnh lý tim mạch.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Thịt gà có chứa nguồn selen rất phong phú, đây là một nguyên tố có ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chúng giúp hoạt động tuyến giáp, tuyến nội tiết diễn ra tốt hơn. Đồng thời, thịt gà còn có chứa vitamin B6, là một loại vitamin giúp cơ thể trao đổi chất thuận lợi hơn, giúp dinh dưỡng từ thức ăn được chuyển hóa và hấp thu tốt hơn.
Do đó, người bệnh ung thư phổi sức khỏe đang yếu, hay bị chán ăn, mệt mỏi nên ăn thịt gà thường xuyên để dinh dưỡng hấp thu tối ưu và phát triển thể chất được toàn diện hơn.
Thịt gà tốt cho thị lực
Thịt gà có chứa nhiều thành phần hợp chất tốt cho thị lực như beta-carotene, lycopene, retinol, alpha đều bắt nguồn từ vitamin A. Những người đang gặp phải tình trạng hay bị nhìn mờ, hay đau mỏi mắt, cần tập trung thị lực nên ăn thịt gà thường xuyên để tăng cường thị lực, có đôi mắt sáng khỏe hơn.
Phát triển hệ xương và răng
Photpho và canxi có trong thịt gà đều là những thành phần có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của hệ xương và răng. Đặc biệt tốt cho những người bệnh ung thư phổi đang truyền hóa chất là nhóm đối tượng rất dễ bị loãng xương và các bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, photpho cũng là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với hoạt động của gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Hướng dẫn sử dụng thịt gà đúng cách cho bệnh nhân ung thư phổi
Các thực phẩm không nên kết hợp
Thịt gà và tôm tươi đều có tính ông, nếu sử dụng cùng lúc với nhau sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, nổi mẩn ngứa khắp người. Ngoài ra, thịt gà kết hợp với tôm có thể gây tăng phản ứng ho ở người bệnh ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân ung thư phổi nên lưu ý không nên kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc với nhau.
Thịt chó có tính đại nhiệt, thịt gà có tính cam ôm, nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này cùng lúc với nhau sẽ có thể gây ra chứng úng khí dẫn đến kiết lỵ, mất nước. Nếu bạn sử dụng 2 loại thực phẩm này với nhau mà bị kiết lỵ có thể sử dụng nước cam thảo để giải độc.
Ngoài ra, thịt gà còn được khuyến cáo không nên sử dụng chế biến chung với cá chép, cá diếc vì có thể gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
Cách chế biến
Người bệnh ung thư phổi sử dụng thịt gà nên ưu tiên các món ăn chế biến dưới dạng hấp, luộc. Món gà luộc hay gà hấp vừa giữ được hương vị tươi ngon mà còn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng vốn có từ thịt gà. Để không tạo cảm giác nhàm chán, thịt gà luộc có thể xé nhỏ tạo thành các món gà nộm hoặc gà trộn salad rau củ cũng rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, thi thoảng bạn cũng có thể đổi cách chế biến nấu món gà hầm, súp gà để tạo cảm giác ngon miệng cho người bệnh ung thư phổi. Hạn chế sử dụng thịt gà dưới dạng gà chiên hay gà nướng vì dưới nhiệt độ cao giá trị dinh dưỡng của thịt gà sẽ bị giảm bớt và có thể sinh ra một số chất không tốt cho sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc ung thư phổi có ăn được thịt gà không. Thịt gà là loại thực phẩm mang lại nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cho bệnh nhân ung thư phổi nếu bạn biết sử dụng đúng cách và ăn với tần suất hợp lý.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178