Giải mã: Ung thư phổi có ăn được thịt chó không?

Thịt chó là món ăn dân giã được nhiều người yêu thích. Vậy người bệnh đang điều trị ung thư phổi có ăn được thịt chó không? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Lợi ích dinh dưỡng và nguy cơ tác hại đến sức khỏe khi sử dụng thịt chó

Giá trị dinh dưỡng từ thịt chó

Thịt chó là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt chứa nhiều đạm, chất béo, sắt, canxi,… Khi bạn sử dụng 100g thịt chó thì cơ thể được cung cấp 348 kcal năng lượng cùng nhiều các dưỡng chất khác. Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng mà 100g thịt chó cung cấp bao gồm: 19g protein, 0.1g Carbohydrate, 3.6 μg vitamin A, 0.12mg vitamin B1, 0.18mg vitamin B2, 1.9mg vitamin B3, 3mg vitamin C, 8mg canxi, 2.8mg sắt, 168 mg photpho, 270mg kali, 72mg natri, 60.1g nước.

Với những thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt giàu đạm và khoáng chất, sử dụng thịt chó giúp bồi bổ sức khỏe rất tốt cho những người có sức khỏe yếu. Đồng thời hàm lượng canxi và photpho trong thịt chó rất cao, giúp cho xương khớp người sử dụng chắc khỏe hơn.

Theo đông y, thịt chó có vị mặn tính ấm, còn xương chó có vị ngọt tính ấm. Sử dụng thịt chó giúp mang lại công dụng làm mạnh gân cốt, hoạt huyết, tạo khối cơ, chống sốt rét. Từ lâu, trong dân gian đã có nhiều người lưu truyền nhau thông tin sử dụng thịt chó để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đau lưng, mỏi gối, các chứng bệnh thuộc thể hàn như tay chân lạnh, tiêu chảy, hen do lạnh hay các chứng bệnh liên quan đến sinh lý như di tinh, liệt dương.

Nguy cơ tác hại đến sức khỏe khi sử dụng thịt chó

Thực tế, thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người và cũng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, song song với những mặt lợi, sử dụng thịt chó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe như:

  • Hiện nay các cơ sở giết mổ chó đều thu mua chó từ nhiều nguồn khác nhau, không rõ nguồn gốc và cũng không được cơ quan chức năng nào kiểm định. Quá trình nuôi chó, việc ăn uống không đảm bảo nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, ấu trùng ở chó là rất cao. Và việc chế biến thịt chó không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ người ăn thịt chó cũng bị nhiễm ký sinh trùng rất cao.
  • Một vấn đề khác là khi bạn sử dụng phải thịt từ chó bị đánh bả thì nguy cơ bị ngộ độc tiêu hóa cũng rất cao. Nếu nhẹ thì bạn có thể gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói. Nặng hơn thì việc ngộ độc do ăn phải thịt chó bị đánh bả có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người sử dụng.
  • Một số con chó bị nhiễm virus dại nhưng chưa phát bệnh và chủ cơ sở chế biến thịt chó không vệ sinh cẩn thận có thể làm dính nước dãi chó vào các món ăn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus dại cho người sử dụng. Và một khi bạn bị nhiễm virus dại thì tỷ lệ tử vong gần như 100%.
  • Những người có hệ tiêu hóa yếu khi ăn thịt chó có thể không hấp thụ được hết hàm lượng dinh dưỡng thịt chó cung cấp, gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

Kết luận: Ung thư phổi có ăn được thịt chó không?

Ung thư phổi là tình trạng các tế bào tại phổi tăng sinh, phát triển mất kiểm soát, và nhanh chóng hình thành khối u gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng tại phổi và cơ quan khác. Để điều trị bệnh ung thư phổi người bệnh sẽ áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch.

Ung thư phổi có ăn được thịt chó không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay

Các triệu chứng của bệnh ung thư phổi cộng với tác dụng phụ của phương pháp điều trị thường gây ra tình trạng gầy mòn, sụt cân ở người bệnh. Và tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư phổi khá phổ biến. Để cơ thể tăng sinh sản xuất tế bào máu một cách nhanh chóng, người bệnh thường được khuyến cáo bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt và giàu đạm.

Như những thông tin trên thì thịt chó có chứa hàm lượng đạm cũng như hàm lượng sắt khá cao. Và chính hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, phong phú trong thịt chó có thể giúp cơ thể người bệnh ung thư phổi nhanh chóng tăng cường sản sinh lại các dòng tế bào máu. Đồng thời, thịt chó cũng được biết đến công dụng giúp sinh cơ, phục hồi cơ bắp, giúp người bệnh duy trì được cân nặng.

Hơn nữa, chưa có khuyến cáo nào được đưa ra là người bệnh ung thư phổi phải kiêng hoàn toàn thịt chó. Do đó, đáp án cho câu hỏi bệnh nhân ung thư phổi có ăn được thịt chó không là có bạn nhé.

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết việc sử dụng thịt chó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, do đó người bệnh ung thư phổi không nên quá lạm dụng thịt chó. Người bệnh có thể bổ sung thêm thịt chó vào các đợt đang bị thiếu hồng cầu, tiểu cầu mạnh. Và bạn cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ cũng như lựa chọn những quán bán thịt chó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Nếu sức khỏe bạn bình thường, không bị thiếu các dòng tế bào máu nghiêm trọng thì không cần thiết phải sử dụng đến thịt chó. Thay vào đó, bạn nên ăn uống bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm từ thịt trắng, hải sản, trứng, đậu, nấm và sữa. Đồng thời, tăng cường thêm các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc vào chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho điều trị.

Lưu ý cho người bệnh ung thư phổi khi sử dụng thịt chó

Hàm lượng sử dụng

Việc sử dụng thịt chó nếu lạm dụng quá đà sẽ không mang lại được tác dụng và có thể gây ra những phản ứng khó chịu cho sức khỏe. Người bệnh ung thư phổi được khuyến cáo không nên sử dụng quá 70g thịt chó mỗi ngày, và chỉ nên bổ sung với tần suất tối đa 2-3 lần một tuần.

Việc sử dụng thịt chó hay thịt đỏ quá nhiều không chỉ gây ra phản ứng khó tiêu, đầy bụng ở bệnh nhân ung thư, mà còn có thể tác động đến tình trạng bệnh xấu hơn. Do đó, dù sử dụng thịt chó hay loại thịt đỏ khác, bạn cũng chỉ nên dùng dưới 70g mỗi ngày.

Cách chế biến

Cách chế biến thịt chó tốt nhất được khuyến cáo là dạng hấp luộc. Cách chế biến này vừa giúp giữ được hàm lượng dinh dưỡng tối đa, vừa không gây biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thịt chó. Người bệnh ung thư phổi không nên ăn thịt chó dưới dạng quay, nướng, xào nhiều dầu mỡ.

Đặc biệt, khi chế biến thịt chó, bạn cần lưu ý nấu chín kỹ, không được ăn thịt chó còn sống tái, vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và vừa dễ gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

Những thực phẩm không nên phối hợp

Một số thực phẩm nếu kết hợp cùng thịt chó có thể tạo ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe hoặc gây phản ứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế, người bệnh ung thư phổi cần lưu ý không nên sử dụng thịt chó kết hợp cùng với nước chè, cá chép, thịt gà và thịt dê.

Khi nào người bệnh ung thư phổi không nên dùng thịt chó?

Không phải trường hợp nào bệnh nhân ung thư phổi cũng dùng được thịt chó. Có một số trường hợp người bệnh không nên dùng thịt chó bao gồm:

  • Những người có cơ địa nóng trong, hay bị bốc hỏa, đổ mồ hôi, tay chân nóng không nên ăn thịt chó. Vì thịt chó có tính ấm nóng làm cho cơ thể càng sinh hỏa, gây hao tổn khí huyết, dễ là cho sức khỏe ngày càng bị tổn hại nhiều hơn.
  • Trong quá trình mang thai, bạn không nên sử dụng thịt chó vì hàm lượng đạm cao có thể làm tăng nồng độ axit uric, dễ gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
  • Những người mắc các bệnh lý như gout, huyết áp, mỡ máu nên hạn chế sử dụng thịt chó nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Những người mắc các bệnh lý về gan khả năng chuyển hóa các chất sẽ kém hơn nên khó có thể chuyển hóa được hết hàm lượng dinh dưỡng mà thịt chó cung cấp. Do đó, những bệnh nhân ung thư phổi có kèm bệnh lý về gan không nên sử dụng thịt chó.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi ung thư phổi có ăn được thịt chó không. Hy vọng bạn đã nắm rõ cách sử dụng thịt chó phù hợp với tình trạng bệnh và nắm được những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại thực phẩm này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178

Thông tin liên hệ