Bật mí: Ung thư phổi có ăn được hải sản không?

Nhiều người bệnh ung thư truyền tai nhau về thông tin không được ăn đồ tanh như hải sản vì làm khối u tiến triển nặng hơn. Vậy ung thư phổi có ăn được hải sản không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh ung thư phổi và việc sử dụng hải sản trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Vai trò của hải sản đối với sức khỏe

Cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu

Hải sản là nguồn cung cấp các loại vitamin vô cùng phong phú cho cơ thể như vitamin B1, B12, B3, vitamin D, A. Các loại vitamin này đều có vai trò chức năng với cơ thể, như tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, chuyển hóa dinh dưỡng, khả năng tập trung trí não và làm đẹp da tóc.

Vitamin A được tìm thấy nhiều trong cá hồi, có vai trò rất quan trọng đối với thị lực, tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể. Vitamin D được tìm thấy trong da cá hồi, cá ngừ giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương khớp và răng chắc khỏe. Đồng thời, vitamin D mà hải sản cung cấp cũng có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, còn nhiều thành phần dinh dưỡng khác mà hải sản cung cấp bao gồm protid, chất béo, các loại acid amin, đường, cùng các khoáng chất sắt, kali, kẽm, photpho, đồng,…

Tốt cho chức năng phổi

Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng hải sản, đặc biệt là các loại cá có công dụng rất tốt với chức năng phổi. Vì theo nghiên cứu, vitamin D trong cơ thể bị thiếu hụt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng phổi. Trong khi đó, các loại hải sản lại có chứa hàm lượng vitamin D rất cao.

Đặc biệt, các loại cá béo và cá dầu có chứa hàm lượng vitamin D rất cao, những người có tiền sử mắc bệnh về phổi như hen suyễn, viêm phổi sử dụng được rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng omega 3 có trong cá béo cũng rất tốt cho chức năng phổi và chức năng tim mạch nói chung.

Cải thiện hệ thống miễn dịch

Hải sản có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa tế bào rất tốt như kẽm, selen, omega 3. Đây đều là những thành phần tham gia vào cơ chế miễn dịch, giúp giảm nguy cơ hình thành các tế bào đột biến và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể.

Đáp án: Ung thư phổi có ăn được hải sản không?

Ung thư phổi có ăn được hải sản không là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vì có nhiều thông tin như bệnh nhân ung thư không được ăn đồ tanh, không được ăn đồ bổ như hải sản sẽ làm cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Nhiều người hoang mang không biết đâu mới là thông tin chính xác.

Thực tế, việc sử dụng hải sản mang lại rất nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe như phần trình bày bên trên. Và hiện tại cũng chưa có khuyến cáo nào từ các cơ quan, chuyên gia y tế nào được đưa ra là bệnh nhân ung thư phổi không ăn được hải sản. Và những thông tin như bệnh nhân ung thư không ăn đồ tanh, không được ăn đồ bổ chỉ là thông tin truyền miệng, không được khoa học kiểm chứng, công bố.

Do đó, nếu người bệnh ung thư phổi biết sử dụng hải sản đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình truyền hóa chất, xạ trị  sức khỏe dễ bị suy yếu và dễ gặp phải các phản ứng phụ như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, thiếu máu. Hải sản chứa nhiều khoáng chất và giàu đạm sẽ giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng hồi phục năng lượng, các khoáng chất giúp tăng cường chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giảm tình trạng thiếu máu.

Sử dụng hải sản không gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân ung thư phổi nếu biết dùng đúng cách

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tuân thủ về hàm lượng sử dụng và cách chế biến theo khuyến cáo của bác sĩ bởi các lý do như sau:

  • Hệ thống tiêu hóa của người bệnh ung thư phổi trong quá trình điều trị đang bị suy yếu, nếu ăn quá nhiều hải sản, dạ dày sẽ khó có thể tiêu hóa hết lượng dinh dưỡng có trong hải sản. Thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày sẽ gây ra các phản ứng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng gây khó chịu cho sức khỏe. Nặng hơn, người bệnh có thể gặp các phản ứng mạnh như nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước.
  • Một số người có cơ địa dị ứng với hải sản, do đó nếu bạn ăn món hải sản nào mới lần đầu thì nên ăn thử ít một để lắng nghe phản ứng của cơ thể. Vì nếu thực sự bạn dị ứng với loại hải sản đó mà không biết ăn quá nhiều có thể gây sốc phản vệ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
  • Bệnh nhân ung thư phổi cần đặc biệt chú ý không ăn hải sản sống, tái, dạng gỏi vì có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trong hải sản.
  • Khi sử dụng những loại hải sản có vỏ như tôm, cua cần sơ chế làm sạch kỹ trước khi chế biến. Vì hệ hô hấp của người bệnh ung thư phổi rất dễ bị phản ứng bởi các loại vỏ này, nếu không được làm sạch kỹ dễ gây ra các phản ứng ho ở người bệnh nặng hơn.

Lưu ý về cách phối hợp khi sử dụng hải sản cho người bệnh ung thư phổi

Không ăn hải sản kết hợp cùng các loại hoa quả giàu vitamin C

Hải sản có chứa hàm lượng lớn Asen Pentavenlent là một chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hoạt chất này kết hợp với vitamin C sẽ gây ra phản ứng hóa học chuyển đổi thành Asen Trioxide, có nguy cơ gây ngộ độc và tử vong rất cao. Do đó, sau khi ăn hải sản bạn nên chú ý không ăn ngay hoa quả, đặc biệt là hoa quả có hàm lượng vitamin C cao.

Không uống trà ngay sau khi dùng hải sản

Hải sản có chứa hàm lượng canxi rất cao, trong khi đó trà lại có chứa tanin. 2 chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa không tan dẫn đến hiện tượng kích ứng cho hệ tiêu hóa. Người bệnh ung thư phổi có thể gặp phải các phản ứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói hoặc lâu dài có thể gây sỏi thận nếu vẫn giữ thói quen uống trà ngay sau khi ăn hải sản. 

Không ăn hải sản đã chết hoặc chế biến từ lâu

Hải sản chứa rất nhiều chất đạm, do đó nếu hải sản đã chết không được bảo quản lạnh ngay sẽ thu hút nhiều vi khuẩn đến tấn công làm thay đổi chất lượng dinh dưỡng có trong hải sản. Và khi vào cơ thể, những loại vi khuẩn này sẽ tấn công hệ tiêu hóa mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh.

Ngoài ra, những loại vi khuẩn này còn có thể gây biến đổi Histidine một loại acid amin của thịt cá chuyển thành chất độc Histamin gây ra các phản ứng bất lợi cho sức khỏe như đỏ da, hồi hộp trống ngực, đau đầu chóng mặt, nóng bừng cơ thể,…

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc nắm rõ được đáp án cho câu hỏi ung thư phổi có ăn được hải sản không. Việc sử dụng hải sản sẽ không gây hại cho sức khỏe bệnh nhân ung thư phổi nếu bạn biết dùng hợp lý về hàm lượng và có cách chế biến phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ