Điều trị ung thư máu có bị rụng tóc không?

Ung thư máu có bị rụng tóc không là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm vì mái tóc ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình và giao tiếp của bệnh nhân. Mời bạn đọc cùng GenK STF theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi ung thư máu có bị rụng tóc không.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị ung thư máu

  • Điều trị ung thư máu bằng thuốc hóa chất: Sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào truyền trực tiếp vào tĩnh mạch và hóa chất sẽ đi khắp cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số trường hợp khác, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng hóa chất dạng viên nén để uống. Dù dùng dạng hóa chất truyền hay hóa chất uống, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng theo chu kỳ dùng liên tục 1 thời gian sau đó nghỉ và đánh giá lại hiệu quả.
  • Điều trị ung thư máu bằng ghép tế bào gốc: là phương pháp sử dụng những tế bào gốc khỏe mạnh từ trong tủy xương đã trải qua quá trình nuôi cấy. Những tế bào này có thể lấy từ chính cơ thể người bệnh, hoặc lấy từ người khác hiến tặng hay lấy từ anh chị em sinh đôi của bệnh nhân.
  • Liệu pháp sinh học: Các kháng thể đơn dòng sẽ được truyền vào cơ thể bệnh nhân và chúng sẽ có nhiệm vụ chống lại sự phát triển của tế bào ung thư máu có sẵn trong cơ thể.
  • Điều trị bằng ghép tủy: Phương pháp điều trị này thường có chi phí rất cao và cần phải tìm được người có tủy tương tích với người bệnh để thay thế cho tủy cũ đang bị bệnh.
  • Xạ trị: là phương pháp thường được áp dụng với nhóm bệnh nhân thuộc thể u lympho không Hodgkin hay ung thư hạch Hodgkin. Các tia sóng năng lượng cao sẽ được chiếu đến những vùng có thể có tế bào ung thư để tiêu diệt những tế bào bất thường đó.

Điều trị ung thư máu có bị rụng tóc không?

Bệnh nhân ung thư thường gắn liền với hình ảnh mái tóc ngắn hoặc đầu trọc nhẵn không có tóc. Do đó, nhiều người mặc định mắc bệnh ung thư nói chung hay ung thư máu đều sẽ gây ra tình trạng rụng tóc. Thực tế, tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân ung thư máu là do tác dụng phụ của phương pháp điều trị, tâm lý và tình trạng dinh dưỡng của bệnh gây ra.

Quá trình điều trị ung thư máu có bị rụng tóc không là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm, lo lắng

Cụ thể, nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc trong quá trình điều trị ung thư máu là:

  • Sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư máu gồm các loại như cyclophosphamide, doxorubicin, docetaxel, cisplatin… giúp tiêu diệt những tế bào có tốc độ tăng sinh mạnh là tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong cơ thể người có nhiều tế bào lành tính khác cũng tăng sinh với tốc độ nhanh như tế bào nang lông, nang tóc, tế bào máu, tế bào niêm mạc đường tiêu hóa,… Và hóa chất không phân biệt được đâu là tế bào lành, đâu tế tế bào ác tính nên những tế bào lành tính cũng bị tiêu diệt. Tế bào nang tóc, nang lông bị tiêu diệt nên người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc, rụng lông mi, lông mày.
  • Quá trình điều trị hóa chất gây tấn công mạnh đường tiêu hóa vì thế người bệnh ung thư máu cũng gặp nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thu dinh dưỡng cũng kém hơn. Vì thế, bệnh nhân thường gặp tình trạng thiếu vi chất, suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Dinh dưỡng bị thiếu hụt nên tóc cũng không được nuôi dưỡng đầy đủ, dễ bị yếu và dễ gãy rụng hơn.
  • Khi nhắc đến bệnh ung thư, nhiều người cho đó là án tử nên tinh thần người bệnh sẽ hoảng loạn và lo lắng rất nhiều. Đồng thời, quá trình điều trị đối diện với nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân càng dễ gặp phải trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân ung thư máu.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư máu thường bị thiếu máu do tình trạng bạch cầu non tăng sinh quá mạnh. Đồng thời, quá trình điều trị ung thư máu làm cho tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng hơn. Thiếu máu kéo dài cũng làm cho tóc bị xơ yếu và dễ gãy rụng.

Bệnh nhân ung thư máu nên đối mặt với tình trạng rụng tóc như nào?

Như vậy, đáp án cho câu hỏi điều trị ung thư máu có bị rụng tóc không là có, vì thế bạn cần nắm rõ một số thông tin dưới đây để đối mặt với tình trạng rụng tóc trong điều trị thuận lợi hơn.

Chuẩn bị trước khi vào điều trị

  • Tình trạng rụng tóc ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị bạn đang áp dụng. Bạn nên hỏi bác sĩ điều trị xem phương pháp chữa trị mình sắp áp dụng có gây rụng tóc không và rụng tóc sẽ xảy ra nhanh hay từ từ để chuẩn bị trước tâm lý để đối mặt.
  • Với những người chuẩn bị vào hóa chất có tác dụng phụ gây rụng tóc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể sử dụng mũ lạnh để làm giảm nguy cơ rụng tóc không. Mũ lạnh là một thiết bị giúp bạn làm giảm nguy cơ rụng tóc nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, đau da đầu, khó chịu vùng cổ vai gáy.
  • Nhiều người thường lựa chọn phương án cạo nhẵn đầu hoặc cắt tóc ngắn trước khi điều trị để không cảm thấy khó chịu khi nhìn tóc rụng nhiều hàng ngày.
  • Bạn có thể chọn mua một vài bộ tóc giả phù hợp với bản thân trước khi vào điều trị để sử dụng, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. Bạn có thể lựa chọn tóc giả bằng chất liệu tổng hợp nhân tạo hoặc tóc giả làm từ tóc thật.

Những điều cần làm khi bị rụng tóc

  • Khi tóc bắt đầu rụng, bạn dùng tóc giả để thay thế nếu cảm thấy nóng và khó chịu với việc đội tóc giả có thể chuyển qua cách dùng mũ hoặc khăn bằng chất liệu cotton.
  • Khi tóc bị rụng nhiều hoặc bạn lựa chọn phương án cạo sạch tóc cần bảo vệ da đầu khỏi các tác động thời tiết như ánh nắng mặt trời hay khi trời lạnh. Nếu phải đi dưới trời nắng bạn cần sử dụng kem chống nắng và đội mũ che chắn. Khi trời lạnh, bạn cần sử dụng mũ hoặc khăn để giữ ấm da đầu.
  • Nếu may mắn tóc chỉ rụng ít trong quá trình điều trị, mỗi lần gội đầu bạn nên nhẹ nhàng massage da đầu và sử dụng lược thưa để chải đầu.
  • Khi tóc bắt đầu mọc lại sau điều trị, chúng thường yếu và dễ gãy rụng. Do đó, bạn nên tránh sử dụng hóa chất vào thời điểm này để không làm tổn hại đến tóc.

Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc cho bệnh nhân ung thư máu

Chế độ dinh dưỡng có liên quan nhiều đến tình trạng rụng tóc. Do đó, bạn cần có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp vừa giúp cải thiện tình trạng rụng tóc trong điều trị vừa giúp bạn có sức khỏe đảm bảo để đáp ứng phác đồ điều trị. Các loại thực phẩm bạn nên tăng cường sử dụng bao gồm:

  • Thực phẩm cung cấp protein như thịt đỏ, thịt trắng, trứng, đậu, nấm, hải sản, sữa và các chế phẩm của sữa vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa giúp các tế bào máu nhanh chóng được tái tạo, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. 
  • Các loại thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin C, vitamin H rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc. Các loại rau xanh và hoa quả thường chứa nguồn vitamin dồi dào và phong phú bệnh nhân ung thư máu nên sử dụng bao gồm rau cải xoăn, rau bina, cam, việt quất, dâu tây,…
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, lưu huỳnh giúp mái tóc được nuôi dưỡng khỏe mạnh, hạn chế gãy rụng hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất bao gồm hải sản, các loại đậu đỗ, các loại hạt,…

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cho da đầu, giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, bạn nên sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để dùng làm nước gội đầu giúp tóc khỏe mạnh và kích thích tóc mọc nhanh hơn như vỏ bưởi, quả bồ kết, hương nhu,…

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm ra được thông tin để giải đáp cho câu hỏi điều trị ung thư máu có bị rụng tóc không. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số phương pháp để giúp bạn có mái tóc khỏe đẹp hơn sau quá trình điều trị ung thư máu.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ