Ung thư hắc tố là gì, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Ung thư hắc tố là căn bệnh có thể được điều trị thành công nếu chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về dấu hiệu ung thư hắc tố cũng như cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Xem thêm:

1. Ung thư hắc tố là gì?

Ung thư hắc tố (malignant melanoma) là bệnh khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5% trên tổng ca ung thư da và 1% trên tổng các nhóm bệnh ung thư. Hầu hết trường hợp nhiễm bệnh thường gặp ở người da trắng nhưng những chủng tộc khác vẫn có thể mắc phải. Nếu không được điều trị sớm, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân rất cao, có thể lên đến 99%.

Vết sắc tố bất thường trên da

Hắc tố (melanin) là tế bào quyết định màu da của con người, có vai trò chống lại tia cực tím từ bức xạ ánh sáng mặt trời, điều hòa nhiệt độ cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại cho da từ môi trường bên ngoài.

Thông thường, tế bào da phát triển theo cơ chế tự nhiên của cơ thể – các tế bào da mới, khỏe mạnh đẩy các tế bào cũ lên khỏi bề mặt da, hình thành tế bào chết. Khi các tế bào hắc tố sản sinh ồ ạt ngoài vòng kiểm soát của cơ thể sẽ dần hình thành khối u ác tính. Hiện nay, các bác sĩ tin rằng việc tiếp xúc nhiều với tia UV (ultraviolet: tia cực tím) từ mặt trời, đèn điện,… là yếu tố chính gây bệnh. 

2. Ai có nguy cơ mắc ung thư hắc tố

  • Da trắng: như đã đề cập, người da trắng có tỷ lệ mắc cao do có ít melanin, khả năng chống lại tia UV gây hại cho da thấp hơn.
  • Có tiền sử bị cháy nắng: những vết phồng rộp, cháy nắng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hắc tố.
  • Cơ thể có nhiều nốt ruồi: (từ hơn 50 nốt) nguy cơ phát triển bệnh cao hơn người bình thường.
  • Hệ miễn dịch yếu: sức đề kháng kém (tình trạng suy dinh dưỡng, người lớn tuổi, bệnh AIDS…), lớp phòng vệ hắc tố trên da không khỏe mạnh khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
  • Di truyền: do có sự bất thường trong gen nên nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư hắc tố thì sẽ tăng nguy cơ gây bệnh. Các thế hệ càng gần tỷ lệ mắc càng cao.
  • Môi trường: vị trí địa lý (gần xích đạo), điều kiện sinh hoạt, làm việc,… tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên, cường độ cao rất dễ gây bệnh cho da.
Làm việc dưới ánh nắng gắt rất có hại đến làn da của bạn

3. Có những nhóm ung thư hắc tố nào?

Dựa trên tình trạng bệnh, ung thư hắc tố được phân loại thành 4 nhóm như sau:

  • Ung thư hắc tố tại chỗ (nốt ruồi ác tính): thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, nhưng các trường hợp khác vẫn có thể gặp trên mọi lứa tuổi, ở cả hai giới. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm do tiến triển chậm, không gây nhiều sự chú ý. Nếu khối u di căn sẽ giảm hiệu quả điều trị. 
  • Ung thư hắc tố nông lan rộng: số ca mắc thể bệnh này phổ biến hơn, bệnh tiến triển nhanh, có xu hướng gặp ở người trẻ tuổi. Bệnh có thể mất nhiều năm để thâm nhập sâu vào lớp trung bì, phát triển thành ung thư hắc tố cục.
  • Ung thư hắc tố nốt ruồi chi: Thể bệnh hiếm gặp, di căn muộn nhưng người bệnh vẫn cần được thăm khám sớm và chữa trị kịp thời. Vào giai đoạn cuối, bệnh thường tiến triển thành dạng cục hoặc loét.
  • Ung thư hắc tố dạng cục: bệnh xuất hiện dưới dạng một cục tăng sắc tố đã tồn tại lâu (từ vài tháng đến vài năm). Ban đầu, khối u chỉ khoảng 1 – 4mm, nhô lên trên nốt ruồi ác tính hoặc các thể u khác (đã nêu trên), lâu dần chúng tăng kích thước và có hiện tượng chảy máu.

4. Một số dấu hiệu ung thư hắc tố không thể bỏ qua

4.1. Nốt ruồi ác tính

Các dấu hiệu của nốt ruồi ác tính bao gồm năm đặc điểm dễ nhớ như sau:

  • A (Asymmetric – Tính cân xứng): hình dạng của những nốt ruồi không cân xứng, méo mó, khác với các nốt ruồi thông thường có hình tròn đều hoặc oval
  • B (Border – Đường viền): mép viền không đều hoặc không rõ ràng, xuất hiện các cạnh như hình vỏ sò.
  • C (Color – Màu sắc): màu sắc đậm nhạt không đều nhau hoặc màu da thay đổi bất thường (đậm hơn hoặc nhạt đi).
  • D (Diameter – Đường kính): nếu nốt ruồi có kích thước lớn trên ¼ inch (khoảng 6mm) thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh.
  • E (Evolving – Phát triển): nốt ruồi to hơn, các dấu hiệu trên của nốt ruồi phát triển rộng kèm theo các triệu chứng mới như ngứa, chảy máu,…

Những triệu chứng bất thường xuất hiện trên nốt ruồi khá đa dạng, có thể xuất hiện cả 5 dấu hiệu trên nhưng cũng có trường hợp chỉ có một hoặc hai đặc điểm.

4.2. Móng tay

Tổn thương phát hiện ở lòng bàn tay, chân (50% ở gót chân) hoặc các móng tay chân với biểu hiện các mảng tăng sắc tố không đều. Triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm khác (viêm móng, nấm,…), hay xuất huyết,…

4.3. Niêm mạc

Bệnh có thể phát triển trên bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu (miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn…). Vì vậy, triệu chứng thường khó phát hiện sớm.

4.4. Mắt

Thường xảy ra nhất ở lớp bên dưới lòng trắng của mắt (lớp hắc mạc) gây nên hiện tượng giảm thị lực ở bệnh nhân.

Luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường trên cơ thể

5. Các biện pháp phòng ngừa

Hiện nay, chưa có biện pháp đặc hiệu giúp ngăn ngừa các khối u hắc tố ác tính. Thế nhưng, việc thực hiện một số gợi ý sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hắc tố cùng một số bệnh lý khác về da.

5.1. Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím (UV)

Bảo vệ bản thân khỏi sự tiếp xúc với tia UV là cách quan trọng nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt, mặc thêm áo khoác dài tay, mang mũ, thoa kem chống nắng với chỉ số phù hợp,… Lưu ý với thiết bị điện như đèn, laptop, tivi,… cũng có thể phát ra tia UV, góp phần gây ung thư da.

5.2. Chú ý các dấu hiệu bất thường trên da

Nếu có phát hiện bất kỳ nốt ruồi hay các triệu chứng bất thường nào trên da, nhất là các vùng da kín đáo. Cần phải đi thăm khám ngay trước khi chúng có thể tiến triển thành ung thư da.

5.3. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Hệ thống miễn dịch cơ thể suy giảm sẽ tăng các nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Nên bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường các chất chống oxy hóa, vitamin từ rau củ và trái cây giúp hỗ trợ, loại bỏ các tác nhân gây ung thư trước khi chúng phát triển thành bệnh.

Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút

Đề phòng tránh bệnh ung thư hắc tố ác tính, bạn đọc nên tìm hiểu các thông tin đồng thời thực hiện nghiêm túc các phương pháp ngăn ngừa. Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ góp phần giúp bạn nắm được dấu hiệu ung thư hắc tố và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ