Giải đáp: Ung thư gan có thay gan được không?

Ung thư gan có thay gan được không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về phương pháp ghép gan, thay gan đối với bệnh nhân ung thư gan trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Ghép gan là gì? Các nguồn hiến/cho gan

Trước khi tìm hiểu ung thư gan có thay gan được không, bạn cần hiểu rõ thay gan, ghép gan là gì. Ghép tạng là một thành tựu y học tuyệt vời của thế giới và có lịch sử phát triển từ lâu. Ghép gan là một phương pháp phẫu thuật nhằm thay thế một phần gan hoặc toàn bộ gan bị bệnh bằng gan khỏe mạnh của người khác hiến tặng. 

Phần gan mới thay thế có thể được lấy từ người hiến còn sống hoặc từ người hiến đã tử vong. Cụ thể như sau:

Hiến gan từ người còn sống

Người khỏe mạnh có thể hiến tặng một phần gan cho người bệnh và phần gan còn lại vẫn có thể phát triển, tái tạo lại và đảm bảo đủ chức năng cho cơ thể. Điều kiện gan của người cho và người nhận phải có độ tương thích với nhau. Sau phẫu thuật ghép gan phần gan thay thế sẽ phát triển đảm bảo lại chức năng cho người bệnh.

Từ bệnh nhân chết não

Hầu hết nguồn gan hiến tặng được lấy chủ yếu từ những người bị chết não. Nguyên nhân gây ra tình trạng chết não thường do đột quỵ hoặc các chấn thương ở đầu gây nên. Ở những bệnh nhân chết não, tuy não bị ngừng hoạt động chức năng nhưng các cơ quan khác vẫn tiếp tục hoạt động bình thường bao gồm cả gan. 

Từ bệnh nhân chết tim

Một số bệnh nhân bị chấn thương não có tiên lượng sống rất thấp, tỷ lệ tử vong rất cao, nhiều gia đình xin bác sĩ ngừng cung cấp các thiết bị y tế hỗ trợ sự sống để đưa bệnh nhân về nhà. Khi đó, bệnh nhân được coi là chết tim. Nếu được sự đồng ý từ gia đình bệnh nhân, các bệnh nhân này có thể hiến gan ngay trước khi ngừng các thiết bị hỗ trợ sự sống.

Xem ngay >>> Ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ung thư gan có thay gan được không? Những trường hợp được chỉ định

Phương pháp ghép gan thường được chỉ định cho những trường hợp người bệnh bị bệnh lý gan mất bù như xơ gan, suy gan mất bù, ung thư gan. Như vậy đáp án cho câu hỏi ung thư gan có thay gan được không là có thể bạn nhé. Đây được coi là hy vọng cho những bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn cuối. 

Thay gan là một phương pháp điều trị ung thư gan

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ung thư gan đều thực hiện được phương pháp ghép gan, thay gan. Người bệnh phải đảm bảo các điều kiện sau mới thực hiện được phẫu thuật thay gan, ghép gan:

  • Người bệnh có khả năng hồi phục và sống sót sau phẫu thuật cao.
  • Người bệnh có tỷ lệ xảy ra biến chứng trong và sau phẫu thuật thấp.
  • Người bệnh có khả năng sử dụng thuốc chống thải ghép sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân có ý thức tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và thực hiện đúng những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra.
  • Bệnh nhân có ý thức không tái tiếp cận những nguyên nhân gây ung thư gan như rượu bia, viêm gan virus.

Các trường hợp ung thư gan không phù hợp để phẫu thuật ghép gan, thay gan:

  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh nội khoa nghiêm trọng không hồi phục như tăng huyết áp nặng, tâm thần nặng không kiểm soát được hành vi.
  • Bệnh nhân đang có nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng không kiểm soát được.
  • Bệnh nhân ung thư gan đã có di căn đến nhiều cơ quan khác.
  • Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc thường xuyên lạm dụng các thuốc ảnh hưởng chức năng gan.
  • Bệnh nhân đã từng không tuân thủ phác đồ, tự ý bỏ dở điều trị hoặc không nghe theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Xem ngay >>> Ung thư gan có lây qua đường hô hấp không?

Quy trình tiến hành ghép gan, thay gan

Đánh giá toàn trạng bệnh nhân

Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm và chụp chiếu cận lâm sàng để đánh giá toàn trạng sức khỏe người bệnh xem có đủ điều kiện để phẫu thuật ghép gan, thay gan không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá về chế độ ăn uống, sinh hoạt, khả năng hồi phục và nguy cơ tái phát của người bệnh. 

Các xét nghiệm thường được chỉ định để kiểm tra, đánh giá là xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp X quang, điện tiêm, đo chức năng thông khí hô hấp, nội soi,…

Chờ nguồn hiến gan phù hợp

Nếu bệnh nhân đáp ứng đủ các điều kiện để tiến hành ghép gan, người bệnh sẽ được đưa vào danh sách các bệnh nhân đang chờ để ghép gan. Khi tìm được người hiến gan tương thích với bạn bác sĩ sẽ thông báo cho bạn để chuẩn bị phẫu thuật. Thời gian chờ đợi để có nguồn hiến gan phù hợp có khi chỉ một vài tháng hoặc có khi kéo dài hàng năm. Nếu trong gia đình có người khỏe mạnh và có gan hiến tạng tương thích thì thời gian chờ đợi sẽ không quá lâu. Nếu chờ nguồn gan từ người chết não, chết tim tương thích có thể mất nhiều thời gian hơn.

Phẫu thuật

Khi có người nhà hiến gan tương thích hoặc bác sĩ thông báo đã có nguồn hiến gan phù hợp, bạn cần sắp xếp đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tiến hành phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ quan một lần nữa. Các chỉ số chức năng ổn định, bệnh nhân không có rối loạn bệnh lý nào khác, đủ điều kiện sức khỏe bác sĩ sẽ sắp xếp lịch mổ và tiến hành phẫu thuật ghép gan cho bạn.

Chăm sóc hậu phẫu

Sau phẫu thuật bạn sẽ được theo dõi, chăm sóc một cách nghiêm ngặt để theo dõi các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được nằm trong phòng hồi sức tích cực và gắn các thiết bị theo dõi chỉ số sinh tồn cơ thể. Nếu sức khỏe tiến triển ổn định và không có gì bất thường xảy ra, sau khoảng 2-3 ngày bạn sẽ được chuyển sang phòng theo dõi thường. 

Bạn sẽ phải nằm viện theo dõi sau phẫu thuật khoảng 2 tuần, sau đó mọi vấn đề ổn định bạn mới được ra viện. Bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc chống thải ghép, bạn cần phải tuân thủ sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời và tái khám lại theo đúng lịch hẹn bác sĩ đưa ra.

Xem ngay >>> Bệnh viện nào điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt sóng cao tần tốt nhất?

Ghép gan đối với bệnh ung thư gan có nguy hiểm không?

Đáp án ung thư gan có thay gan được không là có, vậy thay gan, ghép gan ở bệnh ung thư gan có nguy hiểm không? Bất kì một phẫu thuật cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể xảy ra một số nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Phẫu thuật ghép gan, thay gan cũng có nhiều nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, cụ thể như sau:

Gan mới thay không hoạt động chức năng

Nhiều trường hợp, phần gan mới được thay thế không thực hiện đủ chức năng của gan cho cơ thể. Vì thế sau phẫu thuật ghép gan, thay gan bạn cần theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể, nếu thấy có bất thường phải tái khám ngay. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi hoặc thực hiện phẫu thuật thêm ngay để đảm bảo chức năng hoạt động của gan sớm ổn định.

Thải trừ gan mới sau ghép

Hiện tượng này xảy ra do hoạt động miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với phần gan mới được cấy ghép, gây ra một số rối loạn chức năng trong cơ thể. Trong năm đầu tiên sau khi ghép gan, tỷ lệ xảy ra việc thải trừ tế bào cấp tính rơi vào khoảng 25-50% tổng số ca ghép gan.

Nhiễm trùng

Sau phẫu thuật ghép gan, người bệnh có thể gặp phải nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng. Một phần nguyên nhân có thể do thuốc chống thải ghép làm ức chế miễn dịch, khiến cho người bệnh dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây ra tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng sẽ giảm dần theo thời gian, và các ca nhiễm trùng sau ghép gan đều được kiểm soát, điều trị thành công rất cao.

Ức chế miễn dịch

Phần gan mới thay thế được ghép vào cơ thể có thể làm hệ thống miễn dịch hiểu nhầm đây là yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể sẽ có phản ứng tấn công vào phần gan mới được ghép. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ uống đúng các loại thuốc bác sĩ kê để làm giảm các phản ứng miễn dịch vào phần gan mới cấy ghép, giúp bảo vệ phần gan mới khỏi nguy cơ thải trừ.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc chống thải ghép

Sau ghép gan, người bệnh sẽ phải uống thuốc chống thải ghép cả đời. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như: đau đầu, huyết áp cao, tiêu chảy, loãng xương, đái tháo đường,…

Huyết khối động mạch gan, huyết khối tĩnh mạch cửa

Huyết khối động mạch gan có thể gặp tỷ lệ 2-5% ca ghép gan với nguồn hiến từ người chết tim, chết não. Tỷ lệ này có thể tăng gấp đôi ở các ca ghép gan có nguồn hiến từ người sống. Tình trạng này có thể dẫn đến sẹo và nhiễm trùng ống mật do động mạch gan là nguồn cung cấp máu cho ống mật.

Huyết khối tĩnh mạch cửa hoặc đông máu tĩnh mạch cửa cũng là biến chứng có thể gặp ở các ca ghép gan.

Huyết khối động mạch gan là biến chứng có thể gặp sau ghép gan, thay gan

Biến chứng đường mật

Biến chứng về đường mật có thể xảy ra sau ghép gan là rò rỉ mật hoặc hẹp đường ống dẫn mật. Tỷ lệ biến chứng đường mật khoảng 15% ở các ca ghép gan nguồn hiến từ người chết tim, chết não và khoảng 40% ở các ca ghép gan nguồn hiến từ người sống.

Chảy máu

Bất kỳ ca phẫu thuật nào có thể gặp nguy cơ chảy máu sau mổ, ghép gan cũng không ngoại lệ. Đa phần các ca ghép gan chỉ chảy máu một lượng nhỏ sau phẫu thuật và được theo dõi bổ sung thêm kịp thời. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nhân có tiền sử rối loạn đông máu cần được theo dõi chặt chẽ, cẩn trọng để có phương án can thiệp kịp thời nếu có biến chứng chảy máu xảy ra sau phẫu thuật ghép gan. Những trường hợp này nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Với những thông tin mà bài viết cung cấp hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ ung thư gan có thay gan được không là có bạn nhé. Bạn cần lưu ý thêm một số thông tin về biến chứng có thể xảy ra sau ghép gan để theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật tốt hơn.

Xem ngay >>> Thông tin quan trọng về điều trị ung thư gan bằng phương pháp TACE

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ