Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng hiệu quả

Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ ruột già, phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Hầu hết các ung thư đại trực tràng là khối u ác tính được bắt nguồn từ mô tuyến. Nghĩa là ung thư hình thành trong các tế bào có chức năng tạo và giải phóng chất nhầy và các chất dịch khác.

Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có khoảng hơn 200 nghìn người mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Trong đó, khoảng 60 nghìn người tử vong vì căn bệnh này và tỷ lệ đang đang có xu hướng ngày càng tăng lên.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư đại trực tràng được xếp vào loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân sống sót trên 5 năm là khá cao, đạt khoảng 90%.

Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng
Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng

1. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Trong điều trị ung thư đại tràng, phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là phương pháp thường được chỉ định nhất. Đối với những trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn sớm, khi khối u nhỏ và nằm ở đại tràng, chưa lây lan tới các khu vực khác, phương pháp điều trị thường là cắt bỏ 1 phần đại tràng. Ở giai đoạn muộn hơn, khi ung thư đã lan rộng, phương pháp cần thiết là cắt bỏ đại tràng. Hoặc trong trường hợp phần đại tràng không bị ung thư, nhưng bị viêm, hoặc có nhiều polyp thì cũng cần cắt bỏ cả đại tràng. Trong quá trình phẫu thuật, các hạch bạch huyết lân cận cũng sẽ được loại bỏ cùng lúc. Nghiên cứu cho thấy có thể loại bỏ càng nhiều hạch bạch huyết càng tốt, ít nhất 12 hạch bạch huyết, để đảm bảo ung thư được loại bỏ khỏi cơ thể hoàn toàn.

2. Hóa trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được sử dụng để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật, hoặc mục đích làm nhỏ kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân, thuốc đi đến hầu hết các tế bào trong cơ thể. Việc hấp thu của tế bào ung thư cao hơn rất nhiều so với tế bào thường do đó hàm lượng hóa chất sẽ tập trung cao trong khối u. Đây cũng là lý do khiến việc truyền hóa chất phải chia làm nhiều đợt nhỏ nhằm đảm bảo tế bào thường không bị chết cùng tế bào ung thư. Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư đều được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua một ống thông luồn vào tĩnh mạch lớn và lưu lại đó khi cần thiết. Một số loại thuốc ung thư ở dạng viên.

3. Xạ trị ung thư

Xạ trị là dùng những hạt năng lượng cao hoặc sóng để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ tiêu diệt được khối u trong phạm vi chiếu xạ. Xạ trị có thể được tiến hành trước phẫu thuật để làm nhỏ kích thước khối u trước khi cắt bỏ hoặc sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong vùng phẫu thuật.

4. Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học điều trị ung thư là một phương thức điều trị mà sử dụng hệ thống miễn dịch cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp sinh học đã được sử dụng trong điều trị nhiều loại ung thư để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự phát triển của khối u và ngăn cản sự lan rộng của ung thư. Liệu pháp sinh học thường ít gây ra các tác dụng phụ nhiễm độc hơn các phương pháp điều trị khác.

Hệ thống miễn dịch bao gồm thuốc điều trị đích, chất ức chế sinh mạch, liệu pháp hóa sinh… Các liệu pháp sinh học được sử dụng để sửa chữa, kích hoạt hoặc tăng cường chức năng chống lại ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch. Có thể sử dụng liệu pháp sinh học trước khi phẫu thuật, đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu hoặc tia xạ trị liệu.

Những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư đại – trực tràng

Phẫu thuật ung thư đại trực tràng gây đau và nhạy cảm tạm thời ở vùng phẫu thuật. Ngoài ra liệu pháp này còn gây táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh nhân được phẫu thuật mở thông đại tràng có thể bị kích thích ở vùng da quanh lỗ mở. Do đó, đảm bảo vệ sinh sau mổ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, lở loét.

Hóa trị liệu gây độc lên cả tế bào lành và tế bào ung thư. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào loại thuốc, thể trạng và liều lượng cụ thể. Tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu là buồn nôn, nôn, rụng tóc, đau miệng, ỉa lỏng và mệt mỏi. Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng ít hơn, ví dụ như nhiễm khuẩn hoặc chảy máu.

Phương pháp xạ trị, giống như hóa trị liệu, tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của xạ trị chủ yếu phụ thuộc vào liều lượng và bộ phận được điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, thay đổi màu da ở vùng chiếu xạ, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ỉa lỏng. Đôi khi tia xạ trị liệu có thể gây chảy máu trực tràng (hiện tượng phân có máu đen hoặc đỏ).

Phương pháp hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường được chỉ định sử dụng một trong các phác đồ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp 2 trong 3 phương pháp này song song với điều trị dinh dưỡng. Nhược điểm lớn nhất của cả 3 phương pháp trên  là gây ra rất nhiều tác dụng phụ trong đó có mệt mỏi, đau đớn, chán ăn, nôn, tiêu chảy, rụng tóc… nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong vì cơ thể suy kiệt chứ không phải do ung thư. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung và tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh giảm đau đớn, mệt mỏi và hạn chế tối đa những tác dụng phụ khác mà các phương pháp trên gây ra, giúp người bệnh nâng cao thể trạng, duy trì sức khỏe, chống chọi lại bệnh tật.

Thông tin liên hệ