Ung thư đại tràng sống được bao lâu? Cách điều trị như thế nào?

Ung thư đại tràng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nào gây ung thư đại tràng? Ung thư đại tràng sống được bao lâu… là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

1. Tìm hiểu về ung thư đại tràng

1.1. Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Bệnh gây tử vong cao thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%.

1.2. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Theo các chuyên gia y tế, đa số các trường hợp ung thư đại tràng được hình thành từ các polyp tuyến. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều có khả năng trở thành ung thư nhưng cũng không loại  trừ khả năng tiến triển ác tính do tính chất, kích thước của khối polyp ở đại tràng.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư đại tràng còn phải kể đến là:

  • Từng mắc bệnh Crohn, viêm đại tràng mãn tính, viêm loét đại tràng không được điều trị triệt để
  • Có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn; chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên rượu bia, thuốc lá…
  • Tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng
  • Thừa cân – béo phì
  • Ít vận động
  • Người trên 50 tuổi

1.3. Biểu hiện của ung thư đại tràng

Thông thường, các triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường ruột khác nên nhiều người chủ quan. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy:

  • Thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột

Khi bị ung thư đại tràng, người bệnh sẽ thấy thay đổi trong các nhu động ruột như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, phân có chất nhầy.

Thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột là triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư đại tràng
Thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột là triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư đại tràng
  • Chán ăn, khó tiêu

Người bệnh ung thư đại tràng sẽ gặp phải tình trạng chán ăn, khó tiêu, chướng bụng, mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe nên người bệnh cần đi khám ngay.

  • Máu trong phân

Đây cũng là triệu chứng thường gặp khi bị ung thư đại tràng. Người bệnh sẽ đại tiện kèm theo máu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc máu phủ lên phân. Ở giai đoạn cuối, lượng máu trong phân có thể xuất hiện nhiều hơn.

  • Đại tiện phân đen

Đi ngoài phân đen có thể do nhiều nguyên nhân như dùng thuốc, chế độ ăn uống nhưng cũng không loại trừ khả năng bị ung thư đại tràng.

Ngoài các triệu chứng điển hình nêu trên người bệnh ung thư đại tràng còn gặp phải tình trạng sụt giảm cân nặng nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài, ăn uống kém…

2. Ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống  của người bệnh ung thư đại tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ và độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người.

Ung thư đại tràng sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Ung thư đại tràng sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Giai đoạn I: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh có thể đạt 92%

Giai đoạn II: Tỷ lệ sống từ 63-87%

Giai đoạn III: Tỷ lệ sống từ 53-89%

Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 11%

Ung thư đại tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống tăng cao. Vì thế, việc chủ động tầm soát sớm ung thư là rất cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh.

3. Ung thư đại tràng có chữa được không?

Ung thư đại tràng có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống cao nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả được sử dụng để để điều trị ung thư đại tràng như:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một số mô lành xung quanh. Phương pháp này thường được áp dụng ở những bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp ung thư đại tràng
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp ung thư đại tràng
  • Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất nhằm thu nhỏ kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng và ngăn chặn khả năng tăng trưởng và phân chia tế bào ung thư
  • Xạ trị:  Xạ trị được sử dụng trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật hoặc kết hợp với hóa trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
  • Liệu pháp trúng đích nhắm tới các gen cụ thể của tế bào ung thư hoặc protein, giúp tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.

4. Khi bị ung thư đại tràng nên ăn gì?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư phải chịu ảnh hưởng lớn của bệnh khiến cơ thể gầy yếu, sức khỏe giảm sút, ăn uống kém, thường xuyên mệt mỏi, chán nản. Thế nhưng nếu có một phương pháp điều trị đúng, kịp thời và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi sớm bệnh.

Người bệnh nên bổ sung phong phú nhiều loại thực phẩm nhưng cần lựa chọn những thức ăn ít béo, ít mặn, lỏng, dễ tiêu hóa, chế biến dưới dạng luộc hoặc hấp.

Người bệnh cần lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch; nên ăn các món ăn chế biến từ thịt gà, ngan, cá, trứng, sữa… thay thế cho các loại thịt đỏ để giảm lượng chất béo bão hòa nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa, đặc biệt là các loại quả có màu đỏ, màu cam hay vàng đậm như dưa hấu, dâu tây, cà rốt, cà chua, đu đủ, các loại rau có màu xanh đậm.

Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hàng ngày để giảm tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị, giảm cảm giác buồn nôn và nôn của người bệnh.

Uống đủ nước, có thể thay thế bằng các loại sinh tố trái cây rất có lợi cho sức khỏe

Ngoài ra người bệnh ung thư đại tràng có thể bổ sung thêm các loại củ quả sau trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và ngăn chặn các tế bào ung thư hoạt động và phát triển.
  • Gừng: Gừng chứa các chất chống viêm rất tốt để tiêu diệt các tế bào ung thư đại tràng. Người bệnh có thể uống trà gừng hoặc ăn gừng mỗi ngày trong chế biến món ăn.
  • Các loại rau họ cải: Các loại rau họ cải chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, chất xơ dồi dào giúp phòng và điều trị ung thư đại tràng hiệu quả.

Lưu ý trong ăn uống của người bệnh ung thư đại tràng

  • Người bệnh ung thư đại tràng sẽ có cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, vì thế người nhà cần chú ý:
  • Thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày nhằm kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon hơn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, cơ thể cũng dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.
  • Tránh những thực phẩm chua, cay, nóng, thực phẩm khô cứng, nhiều muối; tránh ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế những đồ uống có cồn và có ga

Ngoài việc có chế độ ăn uống đúng cách, người bệnh ung thư đại tràng cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm cải thiện sớm sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc ung thư đại tràng sống được bao lâu của người bệnh.

Thông tin liên hệ