Ung thư đại tràng có mổ được không?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị có vai trò rất quan trọng với bệnh nhân ung thư. Ung thư đại tràng có mổ được không là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm hiện nay. Chúng ta cùng theo dõi thông tin trong bài viết GenK STF chia sẻ dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Ung thư đại tràng có mổ được không?

Đại tràng còn có tên gọi khác là ruột già hay ruột kết và ung thư đại tràng là bệnh lý có thể gây tử vong với tỷ lệ rất cao ở nước ta hiện nay. Trước đây, các ca mắc chủ yếu gặp ở những người trên 50 tuổi, nhưng thời gian gần đây số ca mắc ung thư đại tràng ở độ tuổi 20-30 ngày càng gia tăng. Một phần nguyên nhân do chế độ ăn uống sinh hoạt của người trẻ hiện nay thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhanh, hay thức khuya, ăn ngủ không đúng giờ.

Bệnh ung thư đại tràng có thể phát hiện sớm thông qua biện pháp kiểm tra nội soi định kỳ thường xuyên. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa khỏi rất cao, tuy nhiên số ca mắc ung thư đại tràng phát hiện ở giai đoạn 1,2 tại còn rất ít vì thế cơ hội can thiệp điều trị được cũng trở nên khó khăn hơn.

Ung thư đại tràng có mổ được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm

Và phương pháp điều trị ung thư đại tràng được ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay là phẫu thuật. Phương pháp này giúp loại bỏ khối u một cách triệt để ở những bệnh nhân giai đoạn đầu, nếu được phẫu thuật sớm tỷ lệ chữa khỏi ở nhóm bệnh nhân này rất cao . 

Còn với những bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn, khối u đã to gây chèn ép gây tắc ruột, ảnh hưởng đến vấn đề đại tiện và gây đau đớn cho bệnh nhân rất nhiều. Phương pháp phẫu thuật ở giai đoạn này giúp giải phóng chèn ép, giảm đau, mổ thông đại tràng qua da để vấn đề đại tiện của bệnh nhân được thông suất. Nhờ đó chất lượng sống và thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ được cải thiện tốt hơn.

Tuy nhiên, ung thư đại tràng có mổ được không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ dựa trên khám xét lâm sàng và cận lâm sàng của từng bệnh nhân. Nếu sức khỏe bệnh nhân ổn định, và đáp ứng đủ các điều kiện có thể phẫu thuật thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này áp dụng với cả bệnh nhân giai đoạn đầu hay ung thư giai đoạn cuối đã có di căn.

Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng

Phẫu thuật triệt căn

Phẫu thuật triệu căn hay còn gọi là phẫu thuật triệt để nhằm cắt bỏ rộng rãi khối u bao gồm cắt bỏ đoạn ruột có chứa khối u, đảm bảo 2 đầu ruột cắt an toàn không còn tế bào lạ. Ngoài ra, các hạch mạc treo và mạch máu nuôi dưỡng cũng được cắt bỏ, lấy hết triệt để giúp giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.

Phẫu thuật triệt căn thường được chỉ định cho các trường hợp:

Bệnh nhân ung thư đại tràng có thể trạng sức khỏe tốt, ít hoặc không có bệnh lý nền.

Bệnh nhân phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm chưa có di căn xa theo phân loại TNM.

Tế bào ung thư còn khu trú ở thành ruột già, chưa xâm lấn đến những cơ quan xung quanh, hoặc trường hợp đã có xâm lấn nhưng vẫn có khả năng cắt bỏ.

Phẫu thuật mở rộng

Đây là phương pháp không chỉ giúp loại bỏ khối u ác tính ở đại tràng mà còn cắt bỏ thêm cả khối u đã di căn đến cơ quan lân cận hoặc cắt bỏ toàn bộ cơ quan đã có tế bào ung thư di căn. Phương pháp phẫu thuật này thường được chỉ định cho những trường hợp có sức khỏe tốt, đủ điều kiện đáp ứng cho cuộc đại phẫu thời gian dài. Và những bệnh nhân ung thư đại tràng có di căn cơ quan lân cận có thể phẫu thuật cắt bỏ được.

Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo

Nhiều trường hợp khối u phát triển nhanh gây chèn ép và che lấp lòng ruột, bệnh nhân không đi đại tiện được, gây tắc ruột. Trường hợp này phải nhanh chóng phẫu thuật đưa phần ruột trước khối u ra ngoài ổ bụng, làm hậu môn nhân tạo để đưa chất thải ra ngoài. 

Phương pháp phẫu thuật này thường được chỉ định cho những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không thể làm phẫu thuật triệt căn được do sức khỏe và thể trạng bệnh nhân quá yếu. Chống chỉ định của phương pháp này là những trường hợp bệnh nhân già yếu, có nhiều bệnh lý nền nghiêm trọng như suy tim, suy hô hấp.

Phẫu thuật làm sạch

Đây là phương án phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng có chứa khối u ác tính để làm sạch, giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, tắc ruột hay vỡ khối u. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư đại tràng di căn mà không thể phẫu thuật lấy hết khối u được.

Một số nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Tương tự như các loại phẫu thuật khác trong cơ thể, phẫu thuật ung thư đại tràng có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ, biến chứng vẫn có thể xảy ra, nên bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối về chỉ định của bác sĩ đưa ra trước, trong và sau quá trình phẫu thuật.

Một số nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật ung thư đại tràng có thể kể đến như:

  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng ổ bụng hoặc những cơ quan lân cận khác.
  • Xì miệng nối chỗ phẫu thuật hoặc hẹp miệng nối.
  • Tắc ruột do hình thành mô sẹo sau phẫu thuật.
  • Tổn thương niệu quản.
  • Hình thành ổ viêm mủ trong ổ bụng sau phẫu thuật.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng có mổ như nào?

Phẫu thuật ung thư đại tràng thường diễn ra trong một thời gian dài, bệnh nhân phải gây mê, mất máu nhiều vì thế sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật bị suy giảm nghiêm trọng. Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được theo dõi sát về các chỉ số sinh tồn bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. 

Một vài ngày đầu sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được truyền dịch kèm thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, bệnh nhân cần lưu ý một số lời khuyên về chế độ vận động và ăn uống như sau:

  • Tập vận động sớm là điều bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên áp dụng. Ban đầu có thể các động tác hít thở, vận động nhẹ nhàng ngay tại giường. Sau đó, khi sức khỏe hồi phục dần ổn định hơn, bạn có thể bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng quanh phòng và tập các bài thể dục đơn giản để quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
  • Sau khi bạn bắt đầu trung tiện được sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn bạn ăn uống nhẹ nhàng bằng cháo trắng loãng, sau dần có thể bổ sung thêm rau, thịt. Thông thường sau phẫu thuật khoảng 4-5 ngày là bạn có thể được cho phép ăn uống nhẹ nhàng trở lại.
  • Sau khi hệ tiêu hóa ổn định hơn, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu axit amin để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình tạo máu và tạo khối cơ, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Các loại thực phẩm đó bao gồm thịt, cá, trứng, các loại hạt, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
  • Các món ăn người bệnh sử dụng sau phẫu thuật nên chế biến mềm, lỏng để dễ tiêu hóa hấp thu hơn. Đặc biệt, các món ăn cần chế biến đơn giản, hạn chế lượng dầu mỡ đưa vào cơ thể. Đồng thời, các loại nước ép, sinh tố hoa quả nên được tăng cường vào các bữa ăn phụ để bổ sung thêm nhiều loại vitamin, khoáng chất  và các chất chống oxy hóa tự nhiên cho cơ thể bệnh nhân.
  • Các món ăn bệnh nhân cần tránh sau phẫu thuật ung thư đại tràng bao gồm đồ chua, cay, nóng, đồ chiên, rán, nướng, các loại thực phẩm sinh hơi và đồ uống có gas.

Hy vọng, những thông tin bài viết đưa ra đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi ung thư đại tràng có mổ được không. Đây là chỉ định có thể áp dụng điều trị cho cả bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật để hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ