[Giải mã] Ung thư đại tràng có bị đau lưng không?

Đau lưng thường là triệu chứng của bệnh lý xương khớp gây ra. Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh lý ung thư. Ung thư đại tràng có bị đau lưng không là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Bị ung thư đại tràng có bị đau lưng không?

Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, phần lớn nguyên nhân là do các bệnh lý liên quan đến cột sống gây ra. Một số bệnh lý cột sống thường gặp có thể gây ra triệu chứng đau lưng như viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, u cột sống,…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng đau lưng như thay đổi tư thế đột ngột gây co cứng cơ, mang vác vật nặng gây sức ép lên vùng cột sống, chấn thương vùng cột sống. Hoặc vấn đề tuổi tác cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng. 

Bên cạnh đó, một số bệnh lý tại các cơ quan khác cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng. Ví dụ như các bệnh lý về thận tiết niệu, bệnh lý u xơ tử cung, bệnh u nang buồng trứng cũng có thể gây ra tình trạng khó chịu này. Một số trường hợp ít gặp hơn là do các bệnh lý khối u ác tính gây ra như bệnh ung thư phổi, ung thư tử cung, buồng trứng, ung thư thận,…

Ung thư đại tràng có bị đau lưng không là câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc hiện nay. Nhiều người cho rằng bệnh ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa nên chỉ gây triệu chứng ở đường tiêu hóa, không gây đau lưng. Thực tế, vẫn có một số trường hợp người bệnh ung thư đại tràng bị đau lưng do khối u phát triển tăng sinh nhanh tạo áp lực lên vùng cột sống thắt lưng và gây đau lưng.

Bệnh ung thư đại tràng có thể gây đau lưng do khối u phát triển gây chèn ép vào cột sống

Như vậy, đáp án cho câu hỏi ung thư đại tràng có bị đau lưng không là có bạn nhé. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này. Để nhận biết dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng, bạn đọc hãy theo dõi thông tin ở phần dưới đây.

Các triệu chứng khác của bệnh ung thư đại tràng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa nói chung và bệnh ung thư đại tràng cũng không ngoại lệ. Ban đầu triệu chứng đau bụng thường không rõ ràng nên nhiều người chủ quan và bỏ qua. Sau dần các cơn đau lặp lại nhiều và mức độ đau mạnh hơn là khối u đã phát triển to và chèn ép nhiều đến cơ quan lân cận.

Vị trí đau thường gặp ở bệnh nhân đại tràng là đau vùng dưới rốn và xung quanh 2 bên hố chậu. Cơn đau âm ỉ và không có tư thế giúp giảm đau có lúc cơn đau trở lên dữ dội hơn.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa bao gồm các vấn đề liên quan đến ăn uống và đi đại tiện của bệnh nhân. Khối u to phát triển cản trở đường tiêu hóa thức ăn, người bệnh ăn không có cảm giác ngon miệng, bụng chướng, đầy hơi và lâu dần người bệnh chán ăn và cân nặng sụt giảm nhiều.

Vấn đề đại tiện của người bệnh ung thư đại tràng cũng gặp nhiều rối loạn như đi ngoài phân lỏng liên tục hoặc táo bón kéo dài bất thường dù chế độ ăn của bạn không có gì thay đổi. Tình trạng này kéo dài liên tục dù đã dùng các loại men tiêu hóa hay chất xơ hỗ trợ nhưng triệu chứng cũng không cải thiện.

Đại tiện phân lẫn máu hoặc có chất nhầy trong phân

Bản chất khối u đại tràng có rất nhiều mạch máu đến tăng sinh làm khối u phát triển rất nhanh. Và quá trình phân được đào thải ra ngoài dễ gây cọ xát với khối u làm vỡ mạch máu và dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu. Ngoài ra, một số người bệnh ung thư đại tràng còn gặp tình trạng đi ngoài phân nhầy trắng hoặc đi ngoài phân lẫn máu và kèm nhầy.

Hình dạng phân bất thường

Khối u phát triển gây cản trở đường phân đào thải ra ngoài, dẫn đến hiện tượng hình dạng phân bất thường, phân nhỏ hoặc có hình dẹt như lá lúa. Nếu gặp dấu hiệu bất thường này bạn cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt vì đây là một triệu chứng điển hình của bệnh lý ung thư đại tràng.

Một số triệu chứng khác

Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài và vấn đề ăn uống bị giảm sút, cơ thể không đủ dinh dưỡng nạp vào để tái tạo lại các dòng tế bào máu dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Người bệnh ung thư đại tràng sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, nhợt nhạt, tim đập nhanh, loạn nhịp,…

Khối u vùng đại tràng làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, đồng thời người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày lâu dần làm mất trương lực co thắt cơ vòng hậu môn. Ở giai đoạn muộn, nhiều người bệnh sẽ có tình trạng đại tiện không tự chủ, đại tiện ra máu nhiều hơn.

Làm sao để phát hiện sớm ung thư đại tràng?

Đôi khi các triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng không rõ ràng và thường các triệu chứng rầm rộ hơn vào giai đoạn cuối. Nếu phát hiện bệnh ung thư đại tràng vào giai đoạn muộn thì các cơ hội điều trị sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, để phát hiện ung thư đại tràng sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng, bạn nên đi khám tầm soát ung thư đại tràng định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.

Các phương pháp giúp khám sàng lọc nguy cơ mắc ung thư đại tràng sớm bao gồm:

Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư đại tràng

CEA là một loại protein có trong màng tế bào ở những tế bào màng nhày, và số lượng loại protein này có thể tăng lên ở những bệnh nhân mắc ung thư thể tuyến, đặc biệt là ở bệnh ung thư đại tràng. Vì thế, CEA là một xét nghiệm dấu ấn ung thư đại tràng thường được chỉ định để sàng lọc sớm nguy cơ mắc bệnh lý này.

Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể tăng cao ở các bệnh lý lành tính như viêm đại tràng, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày, viêm phổi,… Vì thế, nếu bạn xét nghiệm có chỉ số này tăng cao thì cũng chưa thể khẳng định chắc chắn đã mắc ung thư đại tràng, cần phối hợp thêm một số phương pháp chẩn đoán khác để khẳng định chắc chắn hơn.

Giá trị bình thường của chỉ số CEA huyết tương là dưới 2,5 ng/ml ở những người không hút thuốc lá và dưới 5 ng/ml ở những người có hút thuốc lá. Khi giá trị chỉ số này tăng trên 5 ng/ml được coi là bất thường.

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng thiết bị có gắn camera nhỏ đưa vào lòng ống trực tràng đại tràng để quan sát những tổn thương bất thường tại cơ quan này. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực diện nhất những dạng hình thái bất thường trong đại tràng như u, polyp, túi thừa,… 

Trong quá trình nội soi đại tràng nếu hình ảnh tổn thương có nghi ngờ cao là ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu nhỏ để đem đi sinh thiết tế bào, giúp chẩn đoán xác định. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ những tổn thương lành tính như polyp nếu cần thiết.

Xét nghiệm tìm máu trong phân

Ở giai đoạn sớm, tình trạng đại tiện ra máu thường không rõ ràng và người bệnh không quan sát thấy được. Do đó, xét nghiệm tìm máu trong phân rất quan trọng giúp sàng lọc sớm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, có máu trong phân cũng có thể gặp ở các bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, trĩ vì thế cần kết hợp cùng các biện pháp cận lâm sàng khác để đưa ra chẩn đoán xác định.

Phòng ngừa ung thư đại tràng như nào?

Bệnh ung thư đại tràng có thể chủ động phòng ngừa sớm bằng các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống như:

  • Không ăn quá nhiều thịt đỏ: Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý ung thư đại tràng. Vì thế, bạn nên giảm lượng thịt đỏ và chuyển sang ăn các loại thịt trắng như thịt gà, cá,… Đồng thời, bạn có thể bổ sung các loại đạm thực vật thay cho thịt cá như các loại đậu, nấm.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Cụ thể, các loại thực phẩm bạn nên hạn chế là đồ ăn chiên nướng, đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, đồ lên men muối chua.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chất xơ vừa có lợi cho hệ vi sinh đường ruột vừa giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích cũng góp phần giúp bạn phòng tránh được ăn bệnh nguy hiểm này.

Như vậy, bị ung thư đại tràng có bị đau lưng không là có bạn nhé. Bạn nên chú quan sát thêm các triệu chứng bất thường của cơ thể và tìm hiểu kỹ về triệu chứng ung thư đại tràng để có hướng đi khám tầm soát sàng lọc sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư
https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178

Thông tin liên hệ