Điều trị ung thư đại tràng có ăn yến được không?

Nhiều bệnh nhân ung thư đại tràng lo lắng không dám ăn nhiều đồ bổ sợ tế bào ung thư phát triển mạnh. Yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng, do đó rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh ung thư đại tràng có ăn được yến không. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng có vai trò như nào với bệnh ung thư đại tràng?

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính do sự tăng sinh quá mức tế bào biểu mô tuyến trong lòng đại tràng và nhanh chóng hình thành khối u. Khối u tăng sinh nhanh che lấp lòng đại tràng và xâm lấn sang các cơ quan khác gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đây là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa có tỷ lệ mắc đứng thứ 5 trong top những bệnh ung thư thường gặp nhất ở nước ta hiện nay.

Khối u đại tràng phát triển và xâm lấn nhanh gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy, ăn uống kém, đại tiện lẫn máu, thiếu máu,… Để điều trị căn bệnh này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ của bệnh viện bao gồm các phương pháp phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Các phương pháp điều trị này gây ra tình trạng suy kiệt ở người bệnh rất nhanh. Do đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong giúp người bệnh đáp ứng được phác đồ điều trị tốt hơn.

Để đảm bảo sức khỏe cho điều trị, người bệnh ung thư đại tràng cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất bao gồm carbohydrate, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin. Đặc biệt, các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ rất tốt, giúp người bệnh phục hồi thể trạng nhanh và giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho người bệnh.

Do đó, quan điểm hạn chế ăn đồ bổ để bỏ đói khối u, giúp khối u ngưng phát triển là hoàn toàn sai lầm. Nếu dinh dưỡng không đảm bảo, người bệnh sẽ không có đủ sức khỏe để chống đỡ lại được tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều bệnh nhân phải bỏ dở phác đồ giữa chừng và kéo dài thời gian điều trị lâu hơn.

Điều trị ung thư đại tràng có ăn yến được không?

Như những thông tin ở phần trên, những loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh ung thư đại tràng trong quá trình điều trị. Và tổ yến là loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe, từ xa xưa đã được coi là món ăn thượng hạng chỉ có vua chúa mới được sử dụng. Vì thế đáp án cho câu hỏi ung thư đại tràng có ăn yến được không là có bạn nhé.

Sử dụng yến trong quá trình điều trị giúp mang lại nhiều tác dụng cho bệnh nhân ung thư đại tràng bao gồm:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Trong thành phần của tổ yến có chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể như Protein, Aspartic acid, Proline, Cysteine, phenylalanine, Tyrosine và acid sialic, Glucosamine. Khi sử dụng yến, người bệnh ung thư đại tràng sẽ được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau điều trị. 

Sử dụng yến chưng giúp đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân ung thư đại tràng trong quá trình điều trị

Thông qua đó, người bệnh sẽ hạn chế được các nguy cơ bị sụt cân, suy kiệt sức khỏe. Việc điều trị diễn ra liên tục thì hiệu quả phác đồ được nâng cao, cơ hội kiểm soát bệnh cũng tốt hơn.

Giảm thiểu nguy cơ thiếu máu

Một trong những tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng là hội chứng thiếu máu, Nguyên nhân là tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài và vấn đề ăn uống không đảm bảo dẫn đến. Ngoài ra, phương pháp hóa chất điều trị ung thư đại tràng cũng làm tiêu diệt nhiều tế bào hồng cầu non làm tình trạng thiếu máu ở người bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng yến chưng, cơ thể sẽ được cung cấp hàm lượng sắt dồi dào cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác giúp các dòng tế bào máu được tái tạo lại nhanh hơn. Thông qua đó, tình trạng thiếu máu trong quá trình điều trị cũng được giảm bớt.

Tăng cường miễn dịch

Thanh phần của tổ yến có chứa Axit sialic giúp tăng cường khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào lạ của cơ thể. Nhờ đó mà tế bào ung thư bị tiêu diệt và đẩy lùi nhanh hơn. Ngoài ra, cấu trúc sợi yến mềm mát, giúp người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu dinh dưỡng. Cơ thể khỏe mạnh thì hoạt động của hệ thống miễn dịch cũng tốt hơn và giúp cho kết quả điều trị đạt được tốt hơn.

An thần, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon

Tổ yến khi chế biến thành món ăn thường được kết hợp cùng với long nhãn, táo đỏ vừa giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn, và giúp người bệnh an thần, dễ ngủ. Chất lượng giấc ngủ được cải thiện, người bệnh sẽ thấy tinh thần thư thái và dễ chịu hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân ung thư đại tràng.

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Như vậy ung thư đại tràng có ăn yến được không chúng ta đã có câu trả lời. Sau đây là một số cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư đại tràng, bạn đọc cùng theo dõi:

Yến chưng đường phèn

Nếu không có nhiều thời gian chế biến thì yến chưng đường phèn là món ăn được nhiều người áp dụng nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu là tổ yến và đường phèn là đã có món ăn vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Tổ yến sau khi sơ chế sạch bạn cho và bát con chưng cách thủy trong thời gian khoảng 20-25 phút. Khi thấy sợi yến đã trong và nở hết bạn cho thêm lượng nhỏ đường phèn vào chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp là có thể sử dụng.

Yến chưng táo đỏ, hạt chia

Tương tự như yến chưng đường phèn, bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như táo đỏ, long nhãn, hạt chia để gia tăng hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Đầu tiên bạn sơ chế làm sạch toàn bộ nguyên liệu rồi cho vào bát con chưng cách thủy cùng yến trong thời gian 25-30 phút.

Với cách làm này, bạn sẽ cảm nhật được vị ngọt mát tự nhiên của long nhãn và táo đỏ kết hợp cùng yến, giúp kích thích vị giác cho người bệnh ung thư đại tràng rất tốt. Nếu bạn muốn tăng vị ngọt có thể cho thêm một chút đường phèn trước khi tắt bếp.

Yến nhồi chim câu

Chim bồ câu là một loại thực phẩm bổ dưỡng thường dùng để bồi bổ cho những người có sức khỏe yếu. Người bệnh ung thư đại tràng có thể sử dụng tổ yến kết hợp với chim câu để bồi bổ thêm cho sức khỏe sau những đợt điều trị dài ngày.

Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm tổ yến, chim câu, gạo nếp, đỗ xanh, mộc nhĩ, gia vị vừa ăn. Đầu tiên, bạn sơ chế sạch toàn bộ nguyên liệu. Sau đó, bạn cho sợi yến, gạo nếp, đậu xanh và mộc nhĩ vào bụng chim câu rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong thời gian khoảng 40-60 phút rồi tắt bếp. Bạn nên ăn ngay khi món ăn còn ấm nóng để đảm bảo hương vị còn thơm ngon nhất.

Lưu ý khi sử dụng yến cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Trong quá trình sử dụng yến sào cho người bệnh ung thư đại tràng, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Hệ thống tiêu hóa của người bệnh còn đang yếu nên chỉ sử dụng lượng yến vừa phải để cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng tối đa. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được đưa ra lời khuyên là hàm lượng sử dụng yến phù hợp nhất với sức khỏe bệnh nhân ung thư đại tràng.
  • Không nên chỉ lạm dụng vào yến để bồi bổ sức khỏe, cần phối hợp bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn như thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc để cơ thể khỏe mạnh nhất.
  • Sử dụng yến khi bụng đói để các thành phần dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất. Theo khuyến cáo, người bệnh ung thư đại tràng nên ăn yến vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Khi chế biến yến cần lưu ý không dùng lò vi sóng và không đun yến trực tiếp ở nhiệt độ cao tránh là mất chất dinh dưỡng có trong yến, tốt nhất nên chế biến tổ yến dưới dạng hấp cách thủy.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi ung thư đại tràng có ăn yến được không. Sử dụng yến rất tốt nhưng cũng nên dùng một cách hợp lý để mang lại tác dụng hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ