Ung thư dạ dày di căn sang gan thế nào?

Ung thư dạ dày di căn gan là khi các tế bào ung thư đã phát triển và xâm lấn sang các bộ phận gan trên cơ thể. Để hiểu sâu hơn về chủ đề này, mới các bạn cùng tìm hiểu cụ thể hơn về giai đoạn này qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày di căn

1.1. Ung thư dạ dày di căn là gì?

Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn khối u ác tính ở dạ dày sẽ xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn khối u ác tính ở dạ dày sẽ xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể

Ung thư dạ dày giai đoạn IV hay còn gọi là giai đoạn cuối. Lúc này, thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết, khối u ác tính ở dạ dày sẽ xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư dạ dày thường di căn đến gan, phổi, tụy, đại tràng, xương, túi mật,…Sự mất kiểm soát này sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh ngày càng tồi tệ hơn, với các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng:

  • Di căn xương: đau xương, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt
  • Di căn gan: da vàng vọt như mắc bệnh gan (ung thư dạ dày di căn gan)
  • Di căn não: đau nhức đầu
  • Di căn hạch bạch huyết: xuất hiện các hạch bạch huyết to, cứng, sờ vào không đau nhưng có thể bị vỡ loét, gây đau và chảy máu
  • Di căn phổi: đau tức ngực, ho nhiều, đau họng…
  • Đi ngoài ra máu

Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ di căn rất cao, khoảng 80 – 90%. Những nơi tiếp giáp với khối u rất dễ bị di căn như: tụy, gan, buồng trứng, đại tràng,… Tỷ lệ di căn đến các bộ phận khác của ung thư dạ dày cũng có sự chênh lệch đáng kể: hạch địa phương – 58%, gan – 47%, tụy – 16%, phổi – 18%…

1.2. Điều trị ung thư dạ dày di căn

Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này không cao, chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực và đúng hướng, nhiều bệnh nhân có thể sống lâu dài.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có mục đích là giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp có thể là hóa trị, xạ trị.

Ngoài ra, yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng đến tiến triển bệnh. Người nhà bệnh nhân nên chú ý quan tâm chăm sóc, động viên để người bệnh có cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.

2. Ung thư dạ dày di căn sang gan thế nào?

Ung thư dạ dày di căn sang gan xảy ra ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Lúc này, các tế bào ung thư đã phát triển với kích thước bất kì, lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào.

2.1. Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan

Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan rất phức tạp, có thể bao gồm cả triệu chứng tại vị trí ung thư khởi phát và di căn đến
Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan rất phức tạp, có thể bao gồm cả triệu chứng tại vị trí ung thư khởi phát và di căn đến

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã lan đến các cơ quan ở xa, trong đó có gan. Ngoài gan, ung thư còn dễ di căn đến hạch, tủy xương, phúc mạng…

Biểu hiện ung thư dạ dày di căn sang gan rất phức tạp, có thể bao gồm cả triệu chứng tại vị trí ung thư khởi phát và di căn đến. Một số biểu hiện bệnh có thể gặp ở bệnh nhân giai đoạn này là:

  • Buồn nôn, nôn ói liên tục
  • Đau bụng dữ dội
  • Da vàng, mắt vàng
  • Bụng sưng, gan to
  • Phù bàn chân, bàn tay
  • Trên da xuất hiện nhiều đốm lạ
  • Không ăn uống được
  • Sút cân nghiêm trọng…

2.2. Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan như thế nào?

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn hướng điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này không phải là điều trị triệt căn ung thư mà là điều trị triệu chứng bệnh, kiểm soát tránh để ung thư di căn rộng hơn, nâng cao chất lượng sống cũng như kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Hóa trị, xạ trị làm giảm nhẹ triệu chứng đau, chảy máu. Cắt dạ dày thuyên giảm có thể được chỉ định khi khối u gây tắc hay chảy máu…

2.3. Ung thư dạ dày di căn gan có lây không?

Cho đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng ung thư dạ dày có thể lây lan từ người này sang người khác do không có nguyên nhân cụ thể nào được phát hiện là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây viêm loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tuy nhiên cùng nhiễm một chủng HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Mặc dù chưa có bằng chứng ung thư dạ dày có thể lây từ người này sang cho người khác nhưng việc sinh sống và sinh hoạt lâu dài cùng người bị ung thư dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Ung thư dạ dày di căn gan sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày di căn gan là giai đoạn cuối của bệnh nên tỷ lệ sống thường rất dè dặt. Khả năng sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng của cơ thể sau điều trị, tâm lý của người bệnh…

Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu nếu điều trị tích cực tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên đa số người bệnh phát hiện và điều trị muộn, do đó tỷ lệ sống ở giai đoạn 3 chỉ khoảng 9-14%, ở giai đoạn 4 chỉ 4%.

Mặc dù tỷ lệ sống ở giai đoạn cuối không cao nhưng hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày được áp dụng mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị giúp giảm dần triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa khối u di căn, kiểm soát và giúp kéo dài cơ hội sống.

Do đó, khi được chẩn đoán ung thư dạ dày di căn gan, người bệnh và người nhà không nên quá bi quan, chán nản hoặc suy nghĩ nhiều, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe, tình trạng bệnh. Người bệnh nên yên tâm tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện dần sức khỏe.

Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của bệnh với mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ sống thấp. Tuy nhiên nếu được điều trị tích cực, chăm sóc giảm nhẹ sau điều trị sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.

Thông tin liên hệ