[Mách bạn] Ung thư dạ dày có ăn được thịt bò không?

Ung thư dạ dày có ăn được thịt bò không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì nhiều người có suy nghĩ ăn thịt đỏ sẽ giúp tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt bò

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong 100g thịt bò sẽ cung cấp 182 kcal; 21,5g protein; 10,7g lipid; một số vitamin như vitamin A, vitamin PP, B6, B12 và một số khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, đồng, magie, canxi,… Các thành phần này mang lại một số tác dụng tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày cụ thể như sau:

Protein

Đây là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt với người bệnh đang điều trị. Hàm lượng protein thịt bò cung cấp sẽ giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, giúp người bệnh duy trì cân nặng, đảm bảo thể lực để theo hết phác đồ điều trị. 

Chất béo

Chất béo thịt bò cung cấp nằm ở phần mỡ của miếng thịt bò. Thành phần này giúp tăng hương vị cho món ăn và cung cấp calo tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tỷ lệ chất béo có trong thịt nạc bò chiếm khoảng 5-10%. Có 2 loại chất béo trong thịt bò là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn. Thành phần chất béo có trong thịt bò được cho là chất béo lành mạnh, không gây hại cho cơ thể nếu sử dụng ở mức vừa phải.

Vitamin và chất khoáng

Vitamin và khoáng chất có trong thịt bò như vitamin B6, B12, sắt, kẽm,… giúp tham gia vào quá trình tạo máu cho cơ thể, có vai trò rất quan trọng với những bệnh nhân đang điều trị. Đặc biệt là những người bệnh ung thư dạ dày mới trải qua phẫu thuật, bị mất nhiều máu hoặc những bệnh nhân đang điều trị hóa chất bị giảm hồng cầu, tiểu cầu. Vì thế, ăn thịt bò là một phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu cho người bệnh ung thư dạ dày. 

Thịt bò giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho người bệnh ung thư dạ dày

Một số hợp chất khác

Một số hợp chất khác có trong thịt bò như creatine, taurine, glutathione đều là những chất giúp tham gia vào quá trình chống oxy hóa tế bào, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe người bệnh.

Ung thư dạ dày có ăn được thịt bò không?

Với những lợi ích kể trên thì đáp án cho câu hỏi là ung thư dạ dày có ăn được thịt bò không là có bạn nhé. Tuy nhiên để đảm bảo tác dụng tốt nhất cho người bệnh ung thư dạ dày, người bệnh không nên ăn quá nhiều thịt bò, chỉ nên ăn thịt bò 2-3 bữa 1 tuần, giới hạn từ 300-500g 1 tuần. Những người bệnh đang trong quá trình hóa xạ trị, bị giảm hồng cầu, tiểu cầu có thể ăn tăng thêm 1-2 bữa.

Người bệnh mới phẫu thuật xong nên ăn dưới dạng cháo hầm để cơ thể dễ tiêu hóa, hấp thu hơn và nên chia nhỏ làm nhiều bữa. Bạn nên ăn thịt bò vào buổi sáng và trưa là tốt nhất, vì trong thịt bò chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nếu ăn vào buổi tối sẽ khiến cơ quan tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, tăng gánh nặng cho gan, dạ dày.

Quan điểm ăn thịt bò hay thịt đỏ sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển mạnh hơn là hoàn toàn sai lầm. Nhiều người truyền tai nhau về chế độ ăn chay, thực dưỡng, không ăn thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò để làm cho tế bào ung thư không được nuôi dưỡng và chúng sẽ không phát triển nữa. Đây là kiến thức hoàn toàn sai lệch, nếu người bệnh áp dụng phương pháp ăn chay như vậy sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, gầy sút cân, thiếu máu. Lâu dần, bệnh nhân sẽ trở lên suy kiệt và không có đủ sức khỏe để tiếp tục phác đồ điều trị nữa.

Một số lưu ý khi sử dụng thịt bò cho người bệnh ung thư dạ dày

Những điều cần lưu ý

Để nguồn dinh dưỡng từ thịt bò được cung cấp tốt nhất cho người bệnh nên chế biến thịt bò dưới dạng luộc, hấp, hầm. Bạn nên hạn chế tối đa chế biến thịt bò dưới dạng chiên, nướng, nếu nấu các món xào thì nên sử dụng dầu thực vật và cho thêm lượng dầu ít nhất có thể. Đặc biệt, người bệnh nên ăn thịt bò nấu chín, không nên ăn dạng tái vì có thể nhiễm trùng sán hoặc gây rối loạn tiêu hóa. 

Khi chọn mua thịt bò bạn nên chọn miếng thịt có màu đỏ tươi, ấn vào miếng thịt có độ đàn hồi, dẻo dính. Miếng thịt có tính chất như vậy là thịt tươi, không bị biến chất, sẽ đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh. Không nên mua những miếng thịt đã ngả màu nhợt, có mùi hôi bất thường, thịt ôi thiu kém chất lượng sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Một số món ăn từ thịt bò cho người bệnh ung thư

Thịt bò hấp gừng

Nguyên liệu chuẩn bị gồm 200g thịt bò tươi, 1 nhánh gừng ta, hành, tỏi, gia vị vừa đủ.

Thịt bò rửa sạch, sau đó thái miếng mỏng cho vào bát sứ. Hành, gừng, tỏi đập dập băm nhuyễn rồi trộn cùng với thịt bò đã thái. Bạn chỉ cần cho thêm một chút muối hoặc mắm cho vừa ăn, nên ăn nhạt vừa phải, hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều. Bạn có thể hấp cách thủy hoặc hấp nồi cơm cho chín rồi mang ra dùng bữa.

Cháo thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 200g thịt bò tươi, 500g xương ống, gạo nếp, hành, gừng, tía tô, gia vị vừa đủ.

Xương ống chặt miếng vừa ăn đem trần qua nước sôi để loại bỏ chất bẩn, sau đó bạn cho vào nồi áp suất ninh nhừ. 

Thịt bò rửa sạch sau đó băm nhỏ cùng hành, gừng cho thơm.

Gạo nếp vo sạch sau đó đổ vào nồi xương hầm, ninh cho gạo nhừ.

Cuối cùng, khi cháo đã nhừ bạn cho thịt bò băm vào đảo đều cho chín rồi nêm thêm gia vị mắm, muối, hành, tía tô cho chín vừa ăn. 

Món cháo thịt bò là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật, hoặc bệnh nhân mệt mỏi nhiều do tác dụng phụ của hóa xạ trị.

Canh thịt bò bí đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị 200-300g thịt bò tươi, bí đỏ, gừng, hành tươi, gia vị vừa đủ

Thịt bò thái lát mỏng trộn cùng muối, tiêu, gừng băm cho thấm gia vị.

Để hạn chế lượng dầu mỡ vào cơ thể người bệnh nên hầm bí đỏ với nước cho chín rồi thả thêm thịt bò ướp sẵn vào nồi, đun thêm đến khi sôi hẳn. 

Cuối cùng bạn cho thêm hành, ngò để tạo mùi thơm cho món ăn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được thịt bò không và giúp bạn hiểu rõ hơn về quan niệm ăn thịt đỏ nuôi tế bào ung thư phát triển là hoàn toàn sai lầm.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ