U nang khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, thậm chí ngay cả trong giai đoạn thai kỳ. Vậy u nang khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào để an toàn cho cả mẹ và thai nhi? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.

1. U nang khi mang thai do đâu?

U nang khi mang thai không hề hiếm gặp và chủ yếu do các nguyên nhân sau:

1.1. Hoàng thể không tiêu biến

Khi mang thai, để tạo điều kiện cho phôi làm tổ thuận lợi và lớn dần thì hoàng thể sẽ sản xuất ra các hormone. Những hormone này đóng vai trò nuôi dưỡng và tạo điều kiện để niêm mạc tử cung phát triển. Khi thai nhi đạt từ 10 – 12 tuần thì các hoàng thể sẽ được thay thế bằng những bánh nhau đã hoàn thiện. Vì thế, hoàng thể sẽ thoái hóa, teo nhỏ dần và tiêu biến mất.

u-nang-khi-mang-thai-1
U nang buồng trứng khi mang thai không hề hiếm gặp

Thế nhưng, có một số ít trường hợp các nhau thai đã hoàn thiện nhưng hoàng thể vẫn hiện diện, chứa đầy chất lỏng mà không thoái lui. Kết quả là việc hình thành các nang hoàng thể buồng trứng.

1.2. U nang đã có từ trước khi mang thai

Ngoài ra, nhiều phụ nữ vốn đã hiện hữu u nang buồng trứng trước khi mang thai nhưng không phát hiện ra. Đến khi mang thai, lượng estrogen được tăng cường để bảo vệ và hỗ trợ thai nhi phát triển sẽ làm các u nang to hơn. Lúc này, khi đi thăm khám mới phát hiện ra các u nang khi mang thai.

2. Triệu chứng u nang khi mang thai

Hầu hết u nang buồng trứng không có triệu chứng gì. Thế nhưng, cũng có một số u nang phát triển và gây ra những triệu chứng điển hình như sau:

  • Vùng khung chậu hoặc bụng dưới hay xuất hiện cơn đau âm ỉ.
  • Cơn đau có thể diễn ra đột ngột và chuyển nặng nếu như u nang buồng trứng bị vỡ. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, sốt, dễ bị nhiễm trùng.
  • Phụ nữ sẽ rất đau đớn nếu như u nang buồng trứng bị xoắn. Lúc này, cần đưa người bệnh đến cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Người bệnh chậm tiêu, đầy hơi nên ăn không ngon miệng, chán ăn.
  • So với tuổi thai thì bụng to hơn hoặc ổ bụng với áp lực cao bất thường.

3. U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

U nang khi mang thai cần được theo dõi và điều trị đúng cách để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra với thai nhi. Các biến chứng của u nang buồng trứng có thể xảy ra như:

3.1. U nang chèn ép thai nhi

Thai nhi có thể sẽ không thể phát triển bình thường được khi các u nang phát triển lớn và gây chèn ép tử cung. Kết quả là tử cung bị lệch. Cộng thêm sự mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược của người mẹ do u nang buồng trứng khi mang thai càng làm thai nhi kém phát triển. 

u-nang-khi-mang-thai-2
U nang khi mang thai gây đau bụng và chèn ép thai nhi

Khối u chèn ép còn khiến thai nhi không có không gian để phát triển bình thường. Vì thế, khi sinh ra, con sẽ phải đối mặt với tình trạng nhẹ cân hoặc các vấn đề khác về sức khỏe.

3.2. Khó khăn cho việc sinh con

Nhiều trường hợp u nang khi mang thai phát triển lớn vào giai đoạn cuối của thai kỳ nên thai nhi khó xoay đầu. Các u nang lớn còn cản trở quá trình sinh của phụ nữ. Vì thế, bác sĩ buộc phải phải mổ để lấy thai nhi ra ngoài chứ sản phụ khó có thể sinh thường được.

3.3. Tăng nguy cơ sảy thai

Trong quá trình mang thai, khó tránh được những tình huống như u nang bị xoắn hay u nang bị vỡ. Lúc này, sẽ rất nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn người mẹ. Thậm chí, nếu không được đi cấp cứu sớm còn có thể gây đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con.

Trường hợp u nang khi mang thi bị vỡ hoặc xoắn sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai sớm. Ngay cả khi thai nhi mới được mấy tuần đầu thì nguy cơ sảy thai vẫn rất cao. Không ít thai phụ đã phải phẫu thuật khi đang mang thai để bảo vệ sức khỏe nên buộc phải đình chỉ thai nghén.

3.4. Có thể biến thành u ác tính

Nếu u nang khi mang thai là u nang thực thể thì khả năng biến thành u ác tính là rất cao. U ác tính là nguồn cơn gây ra ung thư buồng trứng và lúc này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của hai mẹ con. Trường hợp xấu nhất, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng để giữ tính mạng cho người mẹ.

Lưu ý: Mặc dù các biến chứng u nang buồng trứng khi mang thai là rất nghiêm trọng nhưng không phải ai cũng gặp phải những biến chứng này. Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị u nang vẫn có thai kỳ khỏe mạnh và sinh con bình thường. Điều quan trọng là cần theo dõi sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. U nang khi mang thai điều trị thế nào?

Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc nhiều hơn đối với u nang buồng trứng khi mang thai. Tuy nhiên, thời điểm mổ cũng sẽ được tính toán cẩn thận để đảm bảo tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể như sau:

  • 3 tháng mang thai đầu tiên: Nếu các u nang là u cơ năng kích thước nhỏ thì bác sĩ sẽ không can thiệp mà sẽ yêu cầu thai phụ đi thăm khám định kỳ để theo dõi.
u-nang-khi-mang-thai-3
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến để điều trị u nang buồng trứng khi mang thai
  • 3 tháng mang thai tiếp theo (từ tháng 4 – tháng thứ 6): Nếu các khối u không tiêu biến mà phát triển to hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để bóc tách u ra ngoài. Thời gian phẫu thuật lý tưởng là khi thai nhi được 13 – 14 tuần tuổi.
  • 3 tháng cuối thai kỳ (từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9): Nếu u nang được phát hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ và không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ đợi em bé sinh ra. Sau sinh, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy u nang ra ngoài.

Lưu ý: Những phương án trên chỉ áp dụng khi các khối u lành tính. Nếu phát hiện khối u ác tính thì bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật ngay để loại bỏ u nang. Dù là tuổi thai ít hay nhiều thì phẫu thuật càng sớm sẽ đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người mẹ.

U nang khi mang thai có thể gặp ở bất cứ ai. Lúc này, chị em cần theo dõi thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá nguy cơ u nang. Đồng thời, can thiệp đúng thời điểm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Thông tin liên hệ