U nang dây thanh quản khi nào cần phẫu thuật?

U nang dây thanh quản có thể phát triển kích thước lớn nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Khối u lớn chèn ép thanh quản sẽ khiến người bệnh khó thở, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật để điều trị. Nếu muốn hiểu rõ hơn về phẫu thuật u nang thanh quản thì các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Phẫu thuật u nang dây thanh quản là gì? Khi nào được chỉ định?

U nang thanh quản là bệnh lý không hiếm gặp, xảy ra khi người bệnh lạm dụng dây thanh quản quá nhiều với các hoạt động như nói nhiều, nói to, hét lớn… Điều này làm tuyến nhầy bị tắc nghẽn, khiến dịch bị ứ đọng và xuất hiện ở niêm mạc dây thanh các u nang. Nếu không cẩn thận, vi khuẩn xâm nhập vào u nang sẽ gây bội nhiễm và có mủ rất nguy hiểm.

u-nang-day-thanh-quan-1
U nang dây thanh quản có kích thước to sẽ được chỉ định phẫu thuật

U nang thanh quản có nhiều phương pháp điều trị  khác nhau. Nếu phát hiện sớm và các khối u nhỏ thì hầu hết chỉ cần điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh và hạn chế nói chuyện, giao tiếp. Thế nhưng, nếu bệnh nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật và được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • U nang phát triển với kích thước lớn khiến dây thanh bị chèn ép, làm cho người bệnh bị khàn giọng và khó thở.
  • Đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả.

Phẫu thuật u nang dây thanh là phương pháp bóc tách, loại bỏ ra khỏi niêm mạc các u nang dựa trên kỹ thuật nội soi vi phẫu. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh như khàn tiếng, khó nuốt, vướng nghẹn khi nuốt… sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Quá trình phẫu thuật u nang dây thanh quản được thực hiện thế nào?

Để phẫu thuật u nang thanh quản thành công và đạt kết quả cao nhất, người bệnh cần nằm lòng những vấn đề sau:

2.1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định chính xác kích thước khối u, mức độ đáp ứng với điều trị bảo tồn.

Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ những loại thuốc mà mình hay dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng. Nếu vấn đề sức khỏe đang rất đặc biệt như mang thai hay bị rối loạn đông máu cũng cần nói rõ với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra lời khuyên hoặc yêu cầu bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc đang dùng. Các biện pháp sự phòng biến chứng cũng được bác sĩ thực hiện.

Trước khi thực hiện phẫu thuật 7 – 9 giờ đồng hồ, bạn cần phải nhịn ăn. Trước ít nhất 1 tuần khi phẫu thuật cần ngưng hút thuốc, rượu bia và các chất kích thích.

2.2. Thực hiện phẫu thuật

Việc phẫu thuật u nang dây thanh quản sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Bác sĩ thường gây tê tại chỗ đối với những u nang nhỏ và đáy lưỡi không dày. Nếu khối u kích thước lớn, khiến người bệnh khó thở, bác sĩ sẽ giảm kích thước u nang trước bằng cách gây mê nội khí quản. Sau đó, mới tiến hành chọc hút dịch.
  • Người bệnh sẽ ở tư thế nằm, sử dụng gối để kê bên dưới vai và đầu ngửa.
  • Bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện bên trong thanh quản bằng cách sử dụng dụng cụ nội soi chuyên dụng.
u-nang-day-thanh-quan-2
Tiến hành phẫu thuật u nang thanh quản
  • Tiếp đến, bóc tách và loại bỏ khối u ở niêm mạc bằng thiết bị vi phẫu.
  • Khi đã hoàn thành loại bỏ khối u, bác sĩ kiểm tra lại lần nữa. Tiến hành cầm máu bằng đông điện đơn cực hoặc lưỡng cực.

2.3. Biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh không được về nhà ngay mà cần nằm viện ít nhất từ 5 – 7 ngày để theo dõi. Lúc này, để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Nếu xuất hiện thêm trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ kết hợp dùng thêm các thuốc giảm tăng tiết dịch vụ và thuốc giảm đau.

Sau khi mổ, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • 1 – 2 ngày sau mổ, người bệnh nên ăn những món ăn nấu chín, uống sôi, dễ tiêu hóa và ít gia vị. Không nên sử dụng các thức phẩm mặn, nóng, cay để ngăn ngừa tình trạng chảy máu và kích thích.
u-nang-day-thanh-quan-3
Sau phẫu thuật u nang thanh quản, nên ăn món mềm, dễ tiêu
  • Nhiều người sau mổ có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và ói mửa. Lúc này, bạn có thể sử dụng một số tinh dầu để giảm triệu chứng như tinh dầu bạc hà, đinh hương, vỏ cam.
  • Sau phẫu thuật u nang dây thanh quản, người bệnh nên hạn chế nói chuyện ít nhất 1 – 5 ngày. Sau thời gian này, có thể giao tiếp nhưng tần suất ít, nói nhỏ nhẹ, từ từ để dây thanh phục hồi.
  • Để dây thanh mềm mại, uyển chuyển và giọng nói phục hồi trở lại thì người bệnh nên thực hiện phương pháp luyện âm.

3. Mổ u nang thanh quản có biến chứng gì? Có tái phát không?

Một số biến chứng sau phẫu thuật u nang thanh quản có thể kể đến như:

  • Vết mổ bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng điển hình ở người bệnh là khó thở, đau họng, sốt cao, ớn lạnh…
  • Chảy máu kéo dài: Tình trạng chảy máu kéo dài có thể xảy ra sau phẫu thuật. Lúc này, thuốc đông máu sẽ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy nhiều, việc phẫu thuật lần 2 có thể sẽ được áp dụng để cầm máu.

Không chỉ gây nhiều biến chứng mà khả năng tái phát u nang dây thanh quản sau phẫu thuật cũng rất cao. Vì thế, chỉ thực sự cần thiết bác sĩ mới chỉ định mổ u nang thanh quản nhằm giảm triệu chứng và giúp chức năng hô hấp được cải thiện.

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng u nang tái phát trở lại sau phẫu thuật, các bạn cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

  • Hạn chế và tốt nhất không la hét, không nói chuyện quá nhiều, nói quá nhanh…
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách.
  • Dùng nước muối loãng hơi ấm một chút để súc miệng đều đặn và thường xuyên mỗi ngày.
  • Từ bỏ các thói quen gây hại cho dây thanh quản bằng cách nói không với rượu bia, thuốc lá.
  • Không ăn khi thức ăn còn quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Nếu mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp thì cần điều trị sớm và triệt để.

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu chi tiết u nang dây thanh quản khi nào cần phẫu thuật. Cùng với đó là những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sau mổ u nang để đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát. Hy vọng bạn sẽ tuân thủ đúng lời khuyên để có một sức khỏe tốt cho thanh quản.

Thông tin liên hệ