U nang bã nhờn là gì? – Những thông tin bạn cần biết

Có lẽ chúng ta đã từng nghe đến u nang bã nhờn. Đây là tình trạng phổ biến xảy ra ở da nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Vì thế, nếu chưa nắm được những kiến thức cơ bản về loại u nang này thì các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây.

1. U nang bã nhờn là gì? 

U nang bã nhờn là một dạng của u nang biểu bì, hay được gọi với tên khác là Keratin. Đặc điểm nhận diện là xuất hiện dưới da những cục u nhỏ nhưng cứng. Mặc dù là u nang nhưng gần như chúng không tiến triển thành ung thư.

u-nang-ba-nhon-1
U nang bã nhờn không hiếm gặp và phát triển chậm

Các u nang này không hiếm gặp nhưng chúng phát triển chậm và hầu như không gây ra triệu chứng. Vị trí của loại u nang này thường thấy là ở lưng, mặt, cổ, đầu, bộ phận sinh dục. Kích thước của các khối u đa dạng, từ 0,6cm – 5cm, có màu vàng hoặc nâu nhạt, giống như vết sưng nhỏ. Khi trích ra sẽ chứa chất đặc có mùi.

2. Nguyên nhân u nang bã nhờn

Nguyên nhân chính gây ra u nang bã nhờn là sự tích tụ một loại protein có trong tế bào da với tên gọi là keratin. Khi da và nang lông bị phá vỡ vì nguyên nhân nào đó có thể sẽ làm cho các keratin bị mắc kẹt bên dưới da.

Những u nang này thường phát triển nhiều và mạnh hơn ở những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nhiễm trùng HPV, mụn trứng cá, chấn thương da.

Ngoài nguyên nhân chính kể trên thì u nang còn gia tăng nguy cơ ở những đối trường hợp sau:

  • Những người mới bước qua tuổi dậy thì.
  • Những người có tiền sử và thường xuyên bị mụn trứng cá.
  • Những người gặp chấn thương về da.
  • Người mắc một số rối loạn di truyền hiếm gặp.

3. Triệu chứng

U nang bã nhờn rất dễ nhận biết nếu như chúng ta chú ý kỹ đến những dấu hiệu dù là nhỏ nhất trên cơ thể.

3.1. Dấu hiệu điển hình

Sự tích tụ Keratin gây ra u nang sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:

  • Dưới da xuất hiện một vết sưng nhỏ tròn. Vị trí phổ biến là ở thân, cổ hoặc trên mặt.
  • Trung tâm u nang là một mụn đầu đen nhỏ xíu.
  • Thi thoảng chảy từ u nang ra một chất đặc, màu vàng và kèm theo mùi hôi.
  • Trường hợp u nang bị nhiễm trùng hay viêm thì khu vực u nang sẽ bị đau, sưng và đỏ.
u-nang-ba-nhon-2
U nang bị nhiễm trùng gây sưng đỏ, khó chịu

3.2. Khi cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Nếu u nang xuất hiện một hoặc vài những đặc điểm sau thì bạn nên nhanh chóng đến thăm khác bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời:

  • U nang có tốc độ phát triển nhanh và to.
  • U nang bị nhiễm trùng, bị viêm hay vỡ ra, gây đau đớn khó chịu.
  • Ở một vị trí bị kích thích liên tục và dẫn đến sự xuất hiện của u nang.
  • U nang xuất hiện ở vị trí khiến bạn cảm thấy khó chịu vì lý do thẩm mỹ.

4. Chẩn đoán và điều trị u nang bã nhờn

U nang bã nhờn nếu không gây đau đớn, khó chịu thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, để yên tâm thì việc chẩn đoán vẫn rất cần thiết. Nếu u nang gây nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ thì có thể được xử lý kịp thời, nhằm tránh những biến chứng.

4.1. Chẩn đoán u nang bằng kỹ thuật nào?

Trước hết bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng u nang bằng mắt thường. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sưng, u nang cũng như vùng da xung quanh. Hỏi rõ bệnh nhân về tình trạng bệnh sử như thời gian xuất hiện. Khi xuất hiện đến thời điểm hiện tại, u nang có sự thay đổi nào không.

Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ cần làm thêm khám cận lâm sàng bằng các xét nghiệm phổ biến sau:

  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định được bên trong u nang có chứa những gì.
  • Chụp CT: Hình ảnh rõ nét của chụp CT là cơ sở để bác sĩ phát hiện có bất thường gì ở u nang hay không. Từ đó, đưa ra giải pháp phẫu thuật tốt nhất.
  • Sinh thiết: Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết một lượng nhỏ mô từ u nang.

4.2. Phương pháp điều trị

Với u nang bã nhờn không gây ra bất cứ triệu chứng, sự khó chịu nào hay tính thẩm mỹ thì không cần phải điều trị. Trường hợp muốn điều trị hoặc bắt buộc phải điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc về tình trạng u nang để đưa ra lựa chọn phù hợp, bao gồm:

  • Bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm sưng và viêm vào u nang nếu tình trạng khối u bị viêm nhiễm hay nhiễm trùng.
u-nang-ba-nhon-3
Tiêm thuốc giảm viêm và sưng vào vị trí u nang bã nhờn
  • Rạch và thoát nước: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt trên u nang một vết nhỏ. Sau đó, ép ra chất bã bên trong. Cách này thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Thế nhưng, sau một thời gian hầu như các u nang đều sẽ tái phát.
  • Tiểu phẫu: Với cách này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn phần u nang. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn, hiệu quả. Phương pháp này sẽ ngăn ngừa u tái phát với tỷ lệ rất cao. Trường hợp u nang bị viêm thì sẽ không áp dụng được phẫu thuật mà phải điều trị hết viêm mới tiến hành tiểu phẫu.
  • Laser với cắt bỏ sinh thiết đục lỗ: Phương pháp này sẽ dùng tia laser tạo trên u nang bã nhờn một lỗ nhỏ. Mục đích là để dẫn lưu nang của nó từ bên trong ra ngoài.

Bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc mỡ kháng sinh sau khi u nang được loại bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Hoặc trường hợp phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại kem trị sẹo nhằm hạn chế vết sẹo sau khi tiểu phẫu. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi việc chữa bệnh được hoàn tất.

4.3. Những lưu ý quan trọng khi điều trị u nang

Khi điều trị u nang bã nhờn để đạt thành công và tránh nhiễm trùng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự thực hiện nặn ép u nang để tránh bị nhiễm trùng, tổn thương.
  • Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. 
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, những đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều gia vị như muối, đường.
  • Nên uống nhiều nước để thanh lọc, giải độc tốt hơn.

U nang bã nhờn không gây nguy hiểm nên mọi người không cần lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần đi thăm khám sớm nếu u nang xuất hiện tình trạng đau nhức, nhiễm trùng… để được xử lý hiệu quả, an toàn.

Thông tin liên hệ