U lành tính là gì? U lành tính có cần xạ trị không?

U lành tính là những khối u không lan sang những bộ phận khác và cũng không xâm lấn đến các mô lân cận. U lành tính hầu hết không chuyển biến thành ung thư, do đó người bệnh có thể yên tâm. Vậy u lành tính là gì? U lành tính có cần xạ trị không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tìm hiểu chung về u lành tính

U lành tính không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại khối u này. Dưới đây là một số thông tin về u lành tính để các bạn tham khảo.

1.1. U lành tính là gì?

U lành tính có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở bất cứ đâu trên cơ thể. Đây là tình trạng các tế bào tăng trưởng mất kiểm soát tại cơ qua nào đó của cơ thể nhưng không phải là ung thư.

u-lanh-tinh-co-can-xa-tri-khong-1
Hình ảnh u lành tính không lây lan, xâm lấn đến những cơ quan khác

U lành tính không di căn và không lây lan đến những bộ phận, cơ quan hay các mô lân cận của cơ thể. Vì thế, khi cơ thể xuất hiện một khối u từ bên ngoài bạn cần bình tĩnh bởi đa phần các khối u đều là lành tính.

1.2. U lành tính có những dạng nào?

U lành tính có rất nhiều loại phát triển trong cơ thể. Căn cứ vào nơi chúng phát triển, người ta phân chia u lành tính thành những loại sau đây:

  • U tuyến (Adenoma): Loại u này xuất phát từ trong lớp mô mỏng của các tuyến, cấu trúc bên trong hay ở một số cơ quan. Có thể kể đến như polyp hình thành trong ruột kết.
  • Lipoma: Khối u này hình thành và phát triển từ tế bào mỡ. Đây là dạng khối u lành tính phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện chủ yếu ở vị trí cổ hoặc sau cánh tay. Đặc điểm khối u Lipoma là thường mềm, tròn, khi chạm vào có thể di chuyển nhẹ dưới da.
  • U cơ: Dạng khối u này hình thành và phát triển từ trong thành mạch máu hoặc từ cơ, nhất là các cơ trơn.
  • U sắc tố lành tính: Những khối u này có sự tăng trưởng từ chính các nốt ruồi nhưng không phải là ung thư da.
  • U xơ: Loại u này có thể phát triển ở bất cứ cơ quan nào từ mô xơ. Chẳng hạn như u xơ tử cung.

U lành tính hầu như có kích thước nhỏ và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mắc. Thế nhưng, trong một số trường hợp khối u lớn sẽ gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Lúc này, bác sĩ yêu cầu người bệnh theo dõi, tái khám định kỳ để có hướng xử lý khi cần thiết.

2. U lành tính có cần điều trị không?

Như đã nói ở trên hầu hết các khối u lành tính đều không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, rất nhiều trường hợp u lành tính không cần phải điều trị. 

2.1. U lành tính không cần điều trị khi nào?

Những khối u lành tính có kích thước nhỏ, không gây triệu chứng đối với cơ thể thì không cần điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đến thăm khám, theo dõi định kỳ để xem có gì bất thường hay khong. Nếu khối u không tiến triển và không tác động xấu đến sức khỏe thì bạn có thể sống cả đời với khối u mà không cần điều trị.

u-lanh-tinh-co-can-xa-tri-khong-2
Hầu hết u lành tính không cần điều trị mà chỉ cần thăm khám, theo dõi định kỳ

2.2. U lành tính khi nào cần điều trị?

Trong một vài trường hợp khối u lành tính cần phải điều trị để đảm bảo tính thẩm mỹ và khắc phục những triệu chứng mà khối u gây ra. Cụ thể như sau:

  • Những khối u xuất hiện ở mặt hoặc cổ gây mất thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ khuyến khích loại bỏ.
  • Trường hợp khối u tiến triển với kích thước lớn, chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến mạch máu, cơ quan khác thì bác sĩ cũng cân nhắc điều trị. Việc điều trị trong trường hợp này để ngăn ngừa khối u tác động đến nhiều vấn đề khác. Đồng thời, giảm các triệu chứng khó chịu mà người bệnh phải đối mặt.

3. U lành tính có cần xạ trị không? Điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả?

U lành tính trong một số trường hợp vẫn phải tiến hành điều trị. Vì thế, nhiều người thắc mắc u lành tính có cần xạ trị không? Phương pháp nào được áp dụng phổ biến để chữa u lành tính. Câu trả lời sẽ có dưới đây, mời các bạn cùng khám phá.

3.1. Phẫu thuật u lành tính

Trên thực tế, phẫu thuật là phương pháp phổ biến và là đầu tiên được chỉ định để điều trị u lành tính. Đối với các khối u lành tính có kích thước nhỏ, phẫu thuật nội soi sẽ được áp dụng. Bởi mổ nội soi sở hữu nhiều ưu điểm như vết rạch nhỏ nên ít chảy máu, giảm đau đớn, tính thẩm mỹ cao. Nhờ đó, thời gian phục hồi của người bệnh sau mổ cũng sẽ nhanh hơn.

Trong trường hợp khối u ở vị trí khó quan sát, khó thực hiện mổ nội soi thì bác sĩ sẽ cân nhắc mổ mở. Đây là phương pháp mổ truyền thống với nhiều nhược điểm như vết mổ lớn, mất máu nhiều, gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân. Đặc biệt, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Chảy máu sau mổ dẫn đến hình thành cục máu đông. 
  • Có thể gây ảnh hưởng, tác động đến cơ quan có khối u hoặc những cơ quan liên quan.
  • Người bệnh phải nằm lại ở bệnh viện để theo dõi sau mổ trong vài ngày. 
  • Thời gian người bệnh phục hồi cũng sẽ lâu hơn.

3.2. U lành tính có cần xạ trị không?

Trong trường hợp phương pháp phẫu thuật không thể tiếp cận và loại bỏ một cách an toàn đối với khối u thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị. Mục đích của xạ trị là sử dụng tia năng lượng lớn tác động vào khối u để giảm kích thước hoặc kìm hãm sự phát triển của khối u.

u-lanh-tinh-co-can-xa-tri-khong-3
Xạ trị u lành tính trong trường hợp hợp phẫu thuật không thể loại bỏ khối u một cách an toàn

Xạ trị nếu không thể loại bỏ hoàn toàn khối u thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hoặc định kỳ làm các xét nghiệm hình ảnh. Trên cở thăm khám, làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá khối u có phát triển lớn hơn hay không. Từ đó, có hướng điều trị, xử lý kịp thời.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin cơ bản về u lành tính và giải đáp cho thắc mắc u lành tính có cần xạ trị không? Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để sớm phát hiện và đi thăm khám khi cơ thể xuất hiện những khối u bất thường.

Thông tin liên hệ