Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu và cách chẩn đoán bệnh

Ung thư vòm họng là tình trạng xuất hiện các tế bào ung thư từ các mô trong mũi, khu vực phía sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Nên để ý các triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu để có phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Triệu chứng ban đầu của ung thư vòm họng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về tai, mũi họng nên thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Các triệu chứng thường gặp là:

Ho ra đờm có máu kéo dài cảnh báo ung thư vòm họng
Ho ra đờm có máu kéo dài cảnh báo ung thư vòm họng
  • Chảy máu mũi hoặc tắc nghẽn mũi.
  • Ho ra đờm có máu.
  • Đau đầu, sưng hạch ở cổ.
  • Tê 1 bên mặt.

2. Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng có thể gây ra một loạt các triệu chứng, dựa trên vị trí chính xác của ung thư. Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu có thể không đặc hiệu, và dễ nhầm lẫn với các điều kiện bệnh lý khác.

Một số người không có triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu, trong khi một số người có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Khối u ở cổ

Có khối u, sưng ở cổ có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng. Cục u này chính là những hạch bạch huyết mở rộng do phản ứng lại với nhiễm trùng. Khi dứt bệnh, các hạch bạch huyết sẽ trở lại kích thước bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn sờ thấy có khối u ở cổ mà không phải do nhiễm trùng, và tồn tại khá lâu mặc dù bệnh đã khỏi thì có thể không phải là sưng hạch bạch huyết đơn giản, mà có thể là triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu.

  • Khàn tiếng

Khàn tiếng là một triệu chứng tiềm năng của ung thư vòm họng, nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân khác như nhiễm virus. Tuy nhiên, với những điều kiện không phải ung thư thì tình trạng này sẽ biến mất sớm. Vì vậy, nếu bị khàn tiếng trong thời gian dài, một vài tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.

  • Khó nuốt và đau họng

 

Các triệu chứng khác có thể bao gồm như khàn tiếng, khó nuốt, đau họng.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm như khàn tiếng, khó nuốt, đau họng.

Khó nuốt và đau họng cũng có thể là triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu nếu chúng ta chú ý.

  • Các triệu chứng ung thư xâm lấn

Tùy thuộc vào vị trí chính xác của ung thư cổ họng, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: khi ung thư xâm lấn vào khí quản, người bệnh có thể bị khó thở và thở khò khè, ho ra đờm lẫn máu. Nếu ung thư nằm trong hộp thoại, người bệnh có thể bị đau tai và thở rít. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị giảm cân không rõ nguyên nhân.

Đa số người bệnh không biết mình mắc ung thư vòm họng do các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau bắt đầu xuất hiện và ở nhiều vị trí khác nhau:

  • Đau bên trong tai: Khi các tế bào ung thư lây lan rộng ra, gây ra hiện tượng ù tai như có vật gì chèn ép đút nút ở bên trong tai. Một số người bệnh còn có thể bị cắn giật ở bên trong tai gây đau, khó chịu.
  • Đau ở họng: Khối u xuất hiện ở vòm họng khiến người bệnh cảm thấy ăn uống rất khó khăn đặc biệt là trong khi nuốt. Người bệnh còn có cảm giác đau đớn, chảy máu bên trong họng.
  • Đau ở não: Khối u khi phát triển mạnh sẽ xâm lấn ra nhiều vị trí bên trong cơ thể, phá hủy nền sọ và bắt đầu di căn lên não. Người bệnh lúc này có cảm giác đau đầu dữ dội hoặc cắn nhức bên trong từng cơn. Ngoài đau đầu, người bệnh còn có thể bị co giật, giảm thị lực…
  • Đau nhức cơ thể: Khi khối u di căn tới các bộ phận như gan phổi, xương và nguy hiểm nhất ở phổi và xương làm cho người bệnh đau khi di chuyển, bệnh nhân có cảm giác đau xuyên ngực như có một vật gì đè nặng.

3. Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12% số người mắc ung thư, 70% trong số đó phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra tương đối cao.

Ung thư vòm họng có nguy hiểm không? Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính đặc biệt nguy hiểm bởi tính chất âm thầm nhưng tiến triển nhanh của nó. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh có tiên lượng tốt, với 72% cơ hội sống. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn cuối, tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 15%. Lúc này, khối u sẽ lan đến vùng miệng, phá hủy các hạch bạch huyết, xuất hiện các khối u lớn.

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng

Theo các chuyên gia y tế, khi có bất cứ dấu hiệu không ổn về sức khỏe người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

  • Thăm khám lâm sàng: Tới bệnh viện, bác sẽ sẽ trực tiếp thăm khám bằng cách sờ vùng cổ để tìm hạch cổ. Sau đó hỏi tiền sử bản thân và gia đình nhằm chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe.
  • Nội soi vòm họng: Đây là phương pháp thường dùng để kiểm tra ung thư vòm họng. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát toàn bộ bên trong vòm họng, phát hiện những tổn thương, sự xâm lấn của khối u, kích thước và vị trí của chúng.
Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Nội soi vòm họng là một trong những phương pháp thăm khám hiệu quả giúp phát hiện bất thường trong cổ họng

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định siêu âm, chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI để đánh giá mức độ và tình trạng bệnh, xác định giai đoạn bệnh cụ thể.

5. Điều trị ung thư vòm họng theo từng giai đoạn bệnh 

Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Tùy vào giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Ung thư vòm họng có chữa khỏi được không cần phải phụ thuộc vào giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn đầu (1 và 2) có thể điều trị bằng xạ trị. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu tia X vào vùng có khối u nhằm tiêu diệt chúng. Ở giai đoạn này, khối u phát triển tại chỗ, khối u chưa chèn lên các hạch bạch huyết vẫn có thể tiến hành xạ trị đơn thuần. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn I là 72%, giai đoạn II là 64%.
  • Ở giai đoạn III và IV, tỷ lệ sống sau 5 năm lần lượt là 62% và 38%. Ở giai đoạn này, người bệnh cần áp dụng các phương pháp sau: Xạ trị vào khối u và các hạch bạch huyết ở cổ; hóa trị và xạ trị đồng thời.

Để tăng hiệu quả điều trị ung thư vòm họng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Đồng thời chú ý ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để tăng cường sức khỏe, kiểm soát triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu để có thể phát hiện sớm bệnh.

Thông tin liên hệ