Triệu chứng ung thư cổ tử thường gặp

Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tư cung. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ung thư cổ tử cung không rõ ràng.  Đến khi ung thư đã lan đến các mô và các cơ quan khác, các dấu hiệu mới cụ thể hơn. Chính vì thế việc nhận biết những dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng sớm của bệnh ung thư cổ tử cung rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ người bệnh.

1. Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Ung thử cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở chị em phụ nữ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong các loại ung thư gây ra ở hệ sinh sản của giới tính có thiên chức làm mẹ. Theo thống kê, căn bệnh này đứng thứ ba sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đây là căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung (bộ phận nối tử cung và âm đạo phụ nữ).

Một số triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung thường gặp như sau:

1.1. Đau vùng chậu

Bỗng nhiên cảm nhận được vùng chậu xảy ra những cơn đau bất thường. Cơn đau này có thể đến vào ngày kinh nguyệt nhưng nếu như ngày bình thường cũng xảy ra, cộng thêm dấu hiệu nhức thì cần phải chú ý tới bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao.

1.2. Dịch âm đạo có màu bất thường

Chảy dịch âm đạo, dịch âm đạo có màu khác lạ như màu vàng, xanh, cảm giác dính như mủ, đôi khi màu hồng và gây ra mùi khó chịu.. Đây có thể bệnh lý về buồng trứng hoặc viêm, nhưng cũng rất có thể là yếu tố cảnh báo ung thư cổ tử cung.

1.3. Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu âm đạo bị chảy máu một cách bất thường thì bạn nên cảnh giác. Lưu ý, mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, có người chảy nhiều, có người chảy ít. Tuy nhiên đều không xác định rõ được nguyên nhân tại sao chảy máu thì nên đi khám ngay để xem có phải do ung thư cổ tử cung gây ra không.

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung điển hình
Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung điển hình

1.4. Chu kì kinh nguyệt bất thường

Nếu khi tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung thì sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng theo chu kyì bình thường của cơ thể phụ nữ khiến cho sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi.

1.5. Rắc rối khi tiểu tiện

Hắt hơi bị són tiểu, đi tiểu có máu, đau, đi tiểu nhiều lần cũng là dấu hiệu tiêu biểu cho bệnh ung thư cổ tử cung.

1.6. Thiếu máu

Cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng không rõ nguyên nhân, mất cảm giác ngon miệng là biểu hiện của việc thiếu máu. Thiếu máu có thể xảy ra với ung bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và bị thay thế bởi các bạch cầu.

Khi mà ung thư cổ tử cung bắt đầu di căn đến các cơ quan khác như phổi, gan, xương, bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể thấy: ho, khó thở, vàng mắt, vàng da, xương dễ gãy…

Nếu gặp một trong các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần tìm ngay đên cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Thiếu máu có thể xảy ra với ung bệnh ung thư cổ tử cung

2. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

2.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư cổ tử cung

Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị ung thư cổ tử cung. Phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, giải quyết triệt để vấn đề cho bệnh nhân.

Phẫu thuật cổ tử cung có 3 loại tùy theo tình trạng bệnh:

  • Cắt bỏ một phần: Nếu bệnh được chẩn đoán giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chưa xâm lấn, các bác sỹ thường sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần trên âm đạo, giữ nguyên tử cung, thường được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ muốn bảo toàn khả năng sinh sản.
  • Cắt bỏ tử cung: Nếu bệnh trở nặng hơn có thể cần phải loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng.
  • Phẫu thuật vùng chậu: Thường sử dụng khi bệnh đi vào giai đoạn cuối, tế bào ung thư di căn đến nhiều nơi trong cơ thể. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.

Một số kỹ thuật/dạng phẫu thuật ung thư cổ tử cung:

  • Phương pháp phẫu thuật laser: sử dụng một chùm tia laser ánh sáng cường độ cao để loại bỏ tế bào ung thư.
  • Phương pháp sinh thiết Cone: Sử dụng dao mổ loại bỏ 1 phần mô tử cung bất thường.
  • Phương pháp phẫu thuật điện: sử dụng một vòng dây dẫn điện thay thế dao phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư từ miệng cổ tử cung.
  • Phương pháp cắt lạnh: Là một kỹ thuật quan trọng nhằm cắt bỏ các khối u bằng cách phá hủy chúng bằng phương pháp đông lạnh.

2.2. Xạ trị

Phương pháp này sử dụng chìm tia có năng lượng cao để tiêt diệt trực tiếp các tế bào ung thư. Tùy theo hiệu quả và cường độ, bệnh nhân có thể điều trị nhiều lần.

Xạ trị thường dùng để tiêu diệt các tế bào nếu như được chẩn đoán từ rất sớm, nhưng thông thường dùng để thu nhỏ khối u phục vụ cho việc phẫu thuật hoặc hậu phẫu thuật.

Một số tác dụng phụ của xạ trị như đau vùng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, kích thích bàng quang và thu hẹp âm đạo.

2.3. Hóa trị

Sử dụng hóa chất gây độc nằm tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể ở dạng uống như viên nang hoặc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch (phổ biến nhất) và đi khắp cơ thể để diệt những tế bào phát triển nhanh (bản chất của tế bào ung thư) và không loại trừ các tế bào lành có cùng bản chất phát triển nhanh như tế bào máu, tế bào lông, tóc và các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.

Tác dụng phụ của thuốc trị ung thư thường là tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rụng tóc, gây vô sinh và mãn kinh sớm ở nữ.

Thông thường, việc điều trị ung thư cổ tử cung khiến người bệnh rất mệt mỏi, cộng thêm tác dụng phụ của từng loại phương pháp điều trị khiến cho thời gian này cực kỳ khó khan. Người bệnh trong giai đoạn này phải sử dụng những liệu pháp từ thiên nhiên nhằm thư giãn cơ thể, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, chất đề kháng để có sức khỏe, tiếp tục quá trình chống chọi căn bệnh.

Nhìn chung, nhận biết triệu chứng ung thư cổ tử cung khi nó ở giai đoạn đầu. Vì thế điều quan trọng vẫn phải có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn ung thư phát triển.

Thông tin liên hệ