Bật mí: Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?
Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không là lo lắng của nhiều ba mẹ khi mùa hè sắp đến. Vì nhiều ba mẹ lo sợ nằm điều hòa sẽ làm bệnh tình của trẻ lâu khỏi hơn. Chúng ta cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không.
Xem thêm:
- Giải đáp: Trẻ bị viêm phế quản có nên thở khí dung không?
- Viêm phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
- Ho viêm phế quản biểu hiện thế nào? Làm sao để khắc phục?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, do các ống phế quản bị viêm nhiễm, sưng phù nề. Bệnh lý này nếu không được chăm sóc và điều trị ổn định sẽ nhanh chóng gây ảnh hưởng đến các nhu mô phổi và dẫn đến viêm phổi. Đặc biệt những trẻ có thể trạng gầy yếu, sinh non bị viêm phế quản còn có thể biến chứng dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng sớm của viêm phế quản rất giống với triệu chứng viêm long đường hô hấp trên thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi,… Các triệu chứng cảnh báo bệnh đang diễn biến nặng ba mẹ cần chú ý khi trẻ bị viêm phế quản bao gồm sốt cao, thở khò khè, thở nhanh, da xanh, tím tái, gọi trẻ phản ứng chậm, ngủ li bì,…
Khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu, ba mẹ không nên chủ quan cần theo dõi sát sức khỏe trẻ, đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Quan trọng hơn, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách chăm sóc, tránh nguy cơ tái phát cho con sau này.
Các nguyên nhân phổi biến gây viêm phế quản ở trẻ bao gồm:
- Virus chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt nên virus dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ hô hấp của trẻ hơn. Một số loại virus thường gặp tấn công hệ hô hấp của trẻ bao gồm Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B, virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus,…
- Vi khuẩn cũng là tác nhân thường gặp gây bệnh viêm phế quản, tỷ lệ gặp ít hơn so với virus. Thường gặp khi trẻ đang bị kèm tình trạng viêm tai, viêm Amidan, viêm họng cấp. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp bao gồm S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species,…
- Yếu tố môi trường: Hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu vì thế khả năng thích nghi với thời tiết, môi trường cũng kém hơn so với người lớn. Vì thế, thời tiết thay đổi đột ngột, khói bụi, khói thuốc lá, sống ở môi trường hay bị ô nhiễm cũng là những tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ.
- Chăm sóc trẻ sai cách: Đôi khi cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ của ba mẹ không phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản ở trẻ. Một số hành động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cha mẹ cần chú ý như tắm nước quá lạnh, tắm thời gian quá lâu, ra ngoài trời lạnh nhưng không giữ ấm cho trẻ,…
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại ở trẻ bao gồm: trào ngược dạ dày thực quản, bệnh xơ nang, suy giảm miễn dịch,…
2. Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?
Theo những thông tin ở phần trên, cách chăm sóc không đúng để trẻ bị nhiễm lạnh cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Vì thế, vấn đề trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không đang được nhiều ba mẹ quan tâm. Nhiều người lo lắng nằm điều hòa làm trẻ lâu khỏi và ho nhiều hơn.
Thực tế, các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu ba mẹ biết sử dụng điều hòa đúng cách trẻ bị viêm phế quản vẫn có thể nằm được điều hòa. Vì mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao có thể làm cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi hơn. Trẻ bị viêm phế quản lại thường bị sốt, ra nhiều mồ hôi làm trẻ mất nước nhiều, càng khiến trẻ mệt mỏi, li bì hơn.
Hơn nữa, điều hòa có thể điều chỉnh được nhiệt độ làm mát và sử dụng điều hòa làm cho không khí được luân chuyển, bụi bẩn đỡ hơn. Như vậy, không khí phòng sẽ sạch sẽ, thoáng mát, cơ thể trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa không đúng cách cũng có thể làm cho tình trạng viêm phế quản ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì hệ hô hấp của trẻ còn chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với khí lạnh ở điều hòa. Nếu ba mẹ muốn dùng điều hòa cho trẻ bị viêm phế quản cần theo dõi những thông tin quan trọng ở phần dưới đây.
3. Lưu ý khi cho trẻ viêm phế quản nằm điều hòa
Để không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của trẻ, ba mẹ cần nhớ rõ những nguyên tắc khi cho trẻ viêm phế quản nằm điều hòa như sau:
3.1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị hạn chế hơn về khả năng thích ứng với nhiệt độ môi trường so với người lớn. Vì thế, việc điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh sao cho phù hợp cũng rất quan trọng để đảm bảo an tâm cho sức khỏe trẻ. Tùy vào nhiệt độ thực tế bên ngoài môi trường, ba mẹ điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp để bé không bị nóng quá hay lạnh quá.
Mức nhiệt độ lý tưởng để điều chỉnh cho bé nằm trong khoảng 24-27 độ. Tuy nhiên, khí lạnh từ điều hòa có thể làm cho da trẻ và niêm mạc đường hô hấp bị khô hơn. Vì thế, ba mẹ cần chú ý nhỏ thêm nước muối sinh lý để trẻ đỡ bị khô mũi và hầu họng. Nếu có điều kiện, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm máy tạo độ ẩm để bé dễ chịu hơn khi nằm điều hoà.
3.2. Vệ sinh phòng và điều hòa thường xuyên
Nếu điều hòa lâu ngày không được vệ sinh thường xuyên, ống dẫn khí, bộ lọc không khí có thể bị tắc do bụi bẩn tích tụ. Từ đó, hoạt động lưu chuyển không khí khi mở điều hòa cũng kém hơn, vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong phòng lâu ngày làm cho tình trạng viêm phế quản của trẻ lâu đỡ hơn.
Ngoài ra, lâu ngày không vệ sinh điều hòa có thể làm cho các bào tử nấm mốc, lông tơ, bụi tích tụ trong các bộ phận, gây kích ứng làm trẻ ho nhiều hơn. Vì thế, bạn cần lưu ý vệ sinh phòng ốc sạch sẽ và vệ sinh điều hòa thường xuyên. Nếu không biết cách vệ sinh các bộ phận bên trong điều hòa, bạn có thể thuê dịch vụ vệ sinh điều hòa bên ngoài định kỳ thường xuyên để yên tâm hơn cho sức khỏe của bé.
3.3. Không để gió lạnh chiếu trực tiếp vào người bé
Nguyên tắc quan trọng tiếp theo bạn cần lưu ý là không được để luồng khí lạnh điều hòa chiếu trực tiếp và trẻ. Bạn có thể chỉnh hướng gió hất lên trần nhà hoặc để trẻ nằm góc khuất. Đồng thời ba mẹ cần mặc cho trẻ trang phục dài tay, có độ mỏng vừa phải, chất liệu thoáng mát để luồng khí lạnh không tác động xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Với trẻ sơ sinh, bạn có thể đeo thêm tất chân và đội mũ che thóp cho trẻ. Khi bé ngủ, ba mẹ có thể dùng chăn mỏng đắp ngang phần ngực bụng để bé không bị lạnh quá.
3.4. Không đưa trẻ ra ngoài phòng điều hòa đột ngột
Nhiệt độ ở trong phòng điều hòa và môi trường bên ngoài thường chênh lệch rất nhiều, trẻ dễ bị sốc nhiệt khi bạn cho bé ra ngoài đột ngột. Khi muốn cho trẻ ra ngoài, bạn cần tắt điều hòa trước đó khoảng 10 đến 15 phút để giảm sự chênh lệch nhiệt độ so với ngoài trời, giúp trẻ dễ thích nghi hơn khi ra ngoài.
3.5. Không quá lạm dụng vào điều hòa
Với những trẻ đang bị viêm phế quản, ba mẹ không nên quá lạm dụng điều hòa. Chỉ sử dụng điều hòa khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng. Nếu thời tiết không quá khó chịu, bạn có thể bật điều hòa trong khoảng 4-5 tiếng rồi tắt đi, điều này vẫn giúp đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ để trẻ ngủ ngon hơn.
Không nên bật điều hòa 24/24 điều này sẽ làm vi khuẩn, virus tích tụ trong phòng nhiều hơn. Thi thoảng bạn nên tắt điều hòa mở hết cửa để giúp không khí lưu thông, có ánh sáng mặt trời chiếu vào giúp vi khuẩn, virus được loại bỏ nhanh chóng hơn.
4. Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản
Ngoài quan tâm đến vấn đề trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không, ba mẹ cần ghi nhớ thêm một số thông tin về cách chăm sóc trẻ tại nhà, giúp căn bệnh viêm phế quản nhanh chóng được đẩy lùi như sau:
- Chúng ta đã biết khí lạnh xâm nhập có thể làm cho bệnh viêm phế quản nặng hơn, vì thế nguyên tắc quan trọng giúp bệnh nhanh khỏi là phải giữ ấm cơ thể cho bé. Đặc biệt, các vùng cổ, ngực, chân, tay trẻ ba mẹ cần chú ý giữ ấm khi trẻ ra ngoài vào mùa đông. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm, trẻ sơ sinh cần cho bé bú nhiều sữa mẹ hơn. Không cho trẻ ăn kem hay uống nước lạnh. Và khi tắm cho trẻ, ba mẹ cần sử dụng nước ấm và tắm nhanh cho trẻ.
- Khi trẻ bị viêm phế quản thường bị sốt, bạn cần chú ý theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên. Khi bé sốt dưới 38,5 độ C ba mẹ có thể sử dụng khăn ấm, chườm các vị trí cổ, nách bẹn để hạ nhiệt. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, bạn cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nhiều người thường kiêng tắm gội khi trẻ bị ốm sốt, viêm phế quản, đây là quan niệm sai lầm. Việc kiêng tắm gội làm bé khó chịu, vi khuẩn tồn tại trên cơ thể lâu ngày sẽ làm bệnh lâu khỏi hơn. Vì thế, bé vẫn cần được tắm rửa thường xuyên. Ba mẹ chỉ cần lưu ý tắm nhanh và tắm bằng nước ấm.
- Những trẻ lớn cần vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày, trẻ sơ sinh có thể nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập thêm vào hệ hô hấp.
- Khi trẻ bị viêm phế quản, bạn cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để sức khỏe bé nhanh hồi phục hơn. Ba mẹ nên nấu các món ăn bé yêu thích để kích thích vị giác, cho trẻ uống thêm các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin để tăng cường miễn dịch.
- Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như bỏ ăn, bỏ bú, ngủ li bì khó đánh thức, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, tím tái ba mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ ba mẹ đã tìm được đáp án cho câu hỏi trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không. Việc sử dụng điều hòa không hẳn gây hại đến tình trạng viêm phế quản ở trẻ nếu bạn nắm rõ những nguyên tắc sử dụng điều hòa đúng cách.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang