[Ý kiến của chuyên gia] Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh là gì và cách xử lý ra sao?

Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh là gì? Cha mẹ hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn qua nội dung dưới đây.

1. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Bình thường sau khi trẻ bú, sữa từ miệng khi trẻ bú sẽ xuống thực quản và vào dạ dày sau khi đi qua tâm vị. Một cơ vòng  thực quản dưới ở ngay tâm vị có tác dụng ngăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, cơ van tâm vị ở trẻ sơ sinh còn xốp và yếu nên nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ làm không khí cùng lượng sữa trong dạ dày đẩy lên trên, đi qua tâm vị. Từ đó, trào ngược lên thực quản và ra ngoài, khiến trẻ bị nôn trớ.

trao-nguoc-thuc-quan-o-tre-so-sinh
Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Tương tư như vậy, thức ăn từ dạ dày cũng sẽ đi qua một van gọi là môn vị xuống ruột. Trong khi đó, cơ môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phát triển nên thức ăn thường có xu hướng đọng lâu trong dạ dày. Điều này tạo cơ hội thuận lợi gây ra tình trạng trào ngược thực quản trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, nguy cơ trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh cũng dễ xảy ra do dạ dày của trẻ nằm ngang. Trẻ sẽ nuốt hơn trong khi bú và sau khi bú xong, nếu cha mẹ đặt trẻ nằm nghiêng bên phải hoặc nằm trên mặt phẳng ngang cũng khiến trẻ dễ nôn trớ sữa ra ngoài.

2. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh kéo dài trong bao lâu?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ sẽ cải thiện dần theo thời gian. Trong nhiều trường hợp khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi thì tình trạng trào ngược thực quản sẽ giảm dần và biến mất. Lý do là ở độ tuổi này trẻ có thể ngồi và ăn được những thức ăn đặc hơn. Tình trạng trào ngược nặng cũng hầu như ở mọi trẻ đều biến mất khi trẻ biết đi được vài tháng.

3. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân do đâu?

Khi biết trẻ bị trào ngược thực quản, cha mẹ không nên quá lo lắng bởi không phải trào ngược axit ở mọi trẻ đều là do bệnh lý mà cũng có thể là do sinh lý. Cụ thể từng nguyên nhân này như sau:

3.1. Trẻ bị trào ngược thực quản do bệnh lý

Đối với nguyên nhân này thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Các bệnh lý do dị tật bẩm sinh ở trẻ gây ra trào ngược thực quản như sa dạ dày, thoát vị cơ hoành. Những bệnh lý này khiến cơ thắt thực quản dưới của trẻ bị yếu nên lượng thức ăn dễ bị trào lên thực quản.

Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xảy ra ở một số trẻ bị hở van tâm vị bẩm sinh, nhiễm trùng toàn thân, bại não,…

3.2. Trào ngược thực quản trẻ sơ sinh do sinh lý

Đối với nguyên nhân do sinh lý thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

  • Trẻ ăn quá no dễ bị nôn trớ thức ăn và sữa ra bên ngoài.
  • Khi có một loại thực phẩm nào đó không phù hợp, cơ thể trẻ có thể phản ứng lại.
  • Khả năng lọt thức ăn qua khe hở nhỏ ở cơ vòng của trẻ cao do lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ chủ yếu ở dạng lỏng hoặc mềm.
  • Sữa công thức hoặc sữa bò khiến trẻ chậm tiêu hóa và làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và ổn định. Cùng với đó là tình trạng đóng mở cơ thắt thực quản dưới chưa đều nên dễ bị trào ngược thức ăn.
  • Trẻ bú sai tư thế: Dạ dày của trẻ nằm ngang nên nếu mẹ vừa nằm vừa cho bé bú dễ khiến sữa bị trào ngược từ dạ dày lên miệng, gây nôn trớ ở trẻ.

4. Phân biệt trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh do bệnh lý và sinh lý

Trào ngược thực quản do bệnh lý và sinh lý ở trẻ sơ sinh cần phân biệt như thế nào thì các cha mẹ hãy cùng khám phá dưới đây.

4.1. Trào ngược thực quản do sinh lý

Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh do sinh lý không đáng lo ngại vì chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít. Đối với nguyên nhân là sinh lý, bệnh không gây ra triệu chứng nào và chỉ xảy ra khi trẻ bú. Nếu trẻ được ợ hơi thường xuyên sau bữa ăn thì tình trạng trào ngược sẽ được cải thiện.

Mặc dù bị trớ sữa trong lần nhiều ngày nhưng trẻ vẫn bú đều, vui đùa và tăng trưởng, phát triển bình thường. Theo thời gian, hiện tượng này sẽ giảm dần và hết hẳn khi các cơ quan của trẻ được hoàn thiện, thường là từ 12 – 18 tháng tuổi. 

4.2. Trào ngược thực quản do bệnh lý

Trong khi đó, trào ngược thực quản ở trẻ em do bệnh lý sẽ có thời gian kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn. Tùy từng bệnh lý mà bệnh còn kèm theo một số triệu chứng lâm sàng với các mức độ khác nhau. 

bien-chung-trao-nguoc-thuc-quan-o-tre-so-sinh
Trào ngược thực quản ở trẻ do bệnh lý cần được xử lý sớm để tránh biến chứng

Các triệu chứng điển hình ở trẻ khi bị trào ngược dạ dày thực quản là hay ọc sữa, biếng ăn, chậm lên cân, gầy gò, viêm phổi tái phát nhiều lần… Lúc này, để điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được chẩn đoán chính xác mức độ trào ngược.

5. Triệu chứng trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đó là:

  • Trẻ thường xuyên nôn mửa.
  • Trẻ thường xuyên bị ho hoặc thở khò khè.
  • Trẻ chán ăn, không muốn ăn, có biểu hiện khó nuốt.
  • Sau khi ăn, trẻ thường có biểu hiện bị đau bụng.
  • Trong miệng của trẻ, có mùi dịch chua, nhất là vào buổi sáng.

6. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh khi nào cần gặp bác sĩ

Những trường hợp trào ngược thực quản do bệnh lý ở trẻ nếu thấy một trong các dấu hiệu sau, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa:

  • Trẻ không tăng cân, chậm phát triển.
  • Trẻ bị nhiễm trùng phổi lâu dài và thường xuyên tái phát.
  • Trẻ bị ho nhiều, ho kéo dài.
  • Tình trạng viêm họng ở trẻ kéo dài.
  • Trẻ nôn trớ thức ăn, thậm chí kèm theo cả máu.
  • Trẻ ngưng thở hoặc cơ thể tím tái.

7. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trào ngược thực quản bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Một số biến chứng có thể kể đến như:

  • Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: Trẻ dễ bị ho nhiều, kèm theo đó là tình trạng khò khè kéo dài, thậm chí là khàn tiếng hoặc hen suyễn. Việc điều trị các triệu chứng này rất khó thuyên giảm bằng các biện pháp phông thường.
  • Bệnh lý về thực quản: Trào ngược thực quản kéo dài còn gia tăng biến chứng viêm thực quản. Trong trường hợp nặng có thể chuyển thành barrett thực quản và nguy cơ dẫn đến ung thư là rất cao.
  • Những vấn đề về tai mũi họng: Trào ngược thực quản ở trẻ còn có thể gây viêm tai, viêm xoang hay mòn răng.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ thường có xu hướng chậm lớn, suy dinh dưỡng hay sụt cân so với trẻ cùng trang lứa.

8. Chẩn đoán trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 3 tuổi, trẻ sơ sinh ngoài việc dựa vào triệu chứng, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn. Một số xét nghiệm thường dùng là:

  • Siêu âm: Đây là phương pháp giúp bác sĩ đánh giá trẻ có bị hẹp môn vị hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu, máu: Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây trào ngược thực quản ở trẻ. Từ đó, có phương hướng điều trị phù hợp.
  • Đo pH thực quản: Bác sĩ sẽ đặt qua mũi hoặc miệng của trẻ một ống nhỏ và đưa vào thực quản để đo mức độ axit ở thực quản. Đối với kỹ thuật này, trẻ có thể cần phải nhập viện mới thực hiện được.
  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh trên phim chụp, bác sĩ có thể phát hiện trong ống tiêu hóa có gì bất thường hay không. Để cho kết quả chính xác, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc cản quang trước khi thực hiện chụp.
  • Nội soi đường tiêu hóa: Thông qua phương pháp này sẽ cho bác sĩ biết được đường tiêu hóa có tổn thương, bất thường nào không. Trẻ sẽ được gây mê khi thực hiện phương pháp này.

9. Cách chữa trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Chữa trào ngược thực quản trẻ sơ sinh cần căn cứ vào từng nguyên nhân để có phương án xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:

9.1. Xử lý trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh do sinh lý

Trẻ bị trào ngược do sinh lý không đáng lo ngại bởi tình trạng này sẽ tự khỏi sau khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên, để giúp bé dễ chịu hơn và giảm các triệu chứng, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo những nguyên tắc sau:

Đối với trẻ bú trực tiếp

Mỗi khi cho bé bú hãy bú ở vú bên trái trước. Lý do là lượng sữa trong dạ dày của trẻ khi mới bú còn ít nên trẻ hoàn toàn có thể nằm nghiêng bên phải. 

cho-be-bu-dung-cach
Cho trẻ bú đúng cách để hạn chế trào ngược dạ dày thực quản

Khi đã bú được một lúc, mẹ hãy chuyển cho bé sang bú ở vú bên phải. Bởi lượng sữa trong dạ dày của bé lúc này đã nhiều nên để sữa dễ dàng đi xuống thì nằm nghiêng bên trái là hợp lý. Như vậy sẽ không gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Đối với bé bú bình

Cha mẹ cần chú ý đặt bình khi cho trẻ bú sao cho đầu núm vú luôn luôn đầy sữa. Lúc trẻ đang quấy khóc thì không nên cho bú vì lượng hơi trẻ nuốt phải có thể nhiều, khiến dạ dày bị căng, dễ bị trào ngược thực quản.

Hãy bế trẻ theo tư thế thẳng đứng trong khoảng thời gian 15 – 20 phút khi trẻ bú xong. Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ lưng của bé sau khi đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, còn mặt bé kê lên vai mẹ. Tiếp đến, đặt bé nằm nhẹ nhàng nghiêng về bên trái, kê gối hơi cao một chút.

C:UsersHMPictures20190603_104658_830413_vo-lung-cho-be-o-ho.max-1800x1800.jpg

Hãy giúp bé ợ hơi sau khi bú để giảm nôn trớ, trào ngược dạ dày

Lưu ý trong quá trình cho trẻ bú

  • Cha mẹ nên cho trẻ bú thành nhiều lần và mỗi lần chỉ bú một lượng sữa vừa đủ. Không nên cho trẻ bú quá no.
  • Thời gian giữa 2 lần bú của trẻ tối thiểu là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ. Cha mẹ hãy cố gắng đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng sữa, thức ăn trong ngày.
  • Sau khi bú, cha mẹ không nên đưa bé lên xuống. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt trẻ nằm ngay khi vừa bú no dễ làm trẻ bị sặc, trớ sữa.

9.2. Điều trị trẻ bị trào ngược thực quản do bệnh lý

Đối với trường hợp trào ngược thực quản do bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở này, sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc

Trước hết, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc nếu cần thiết. Hầu hết bác sĩ chỉ dùng thuốc khi trào ngược gây ra biến chứng. Bởi đối với trẻ sơ sinh, dùng thuốc thường gây nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Phẫu thuật

Nếu đã dùng thuốc mà các triệu chứng trào ngược thực quản không giảm bớt hoặc trẻ gặp biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật rất hiếm khi xảy ra đối với trẻ sơ sinh.

10. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để tốt cho sức khỏe của con:

  • Không tự ý mua thuốc chữa trào ngược dạ dày cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi các tác dụng phụ khi dùng thuốc không đúng với trẻ có rất nhiều nhiều chán ăn, mệt mỏi, xương bị xốp, mòn niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, còn ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như gan, thận… và cả sự phát triển của trẻ sau này.
  • Trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản thì cha mẹ nên chú ý thực đơn ăn uống nên tránh các loại quả có tính ăn axit. Hạn chế những đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ… Tránh các loại nước đóng chai, nước có ga.
  • Trường hợp trẻ bị sặc sữa do trào ngược thực quản với biểu hiện tím tái, ngưng thở cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Lúc này, hãy cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ lưng để sữa chảy ra để kích thích trẻ thở. Sau đó, đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý.
  • Nếu đang cho con bú, mẹ hãy loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi thực đơn là thịt bò, trứng, sữa để xem con có bị dị ứng hay không.

Kết luận

Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh do bệnh lý cần được phát hiện và xử lý sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Từ đó, giúp trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh. Genk STF hy vọng các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích từ bài viết trên trong việc xử lý trào ngược thực quản ở trẻ.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI BỊ UNG THƯ MẮT (GHV)


Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7