[Góc Tư Vấn] Trào ngược thực quản nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

Trào ngược thực quản nên ăn gì, kiêng gì là tốt và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh đang là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ rất có ích để làm lành các tổn thương, phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Nếu chưa biết trào ngược thực quản nên ăn gì, kiêng gì thì hãy theo dõi nội dung bài viết của Genk STF dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh trào ngược thực quản

Trào ngược thực quản là tình trạng dịch vị, thức ăn thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản. 

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ một trong những yếu tố sau:

  • Nguyên nhân do bệnh lý: Béo phì, suy cơ thắt thực quản dưới, thoát vị cơ hoành, viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị…
  • Nguyên nhân không phải do bệnh lý: Tác dụng phụ của thuốc Tây, chế độ ăn uống thiếu khoa học, stress kéo dài…
trao-nguoc-thuc-quan-nen-an-gi
Trào ngược thực quản nên ăn gì?

Trào ngược thực quản ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, cuộc sống của người bệnh

1.2. Triệu chứng của bệnh

Trào ngược thực quản gây ra một số triệu chứng điển hình cho người bệnh dưới đây:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất khi đầy bụng, ăn no, lúc đói, nằm nghỉ, ban đêm, lúc gập người về phía trước…
  • Buồn nôn và nôn. Tình trạng này sẽ gia tăng ở phụ nữ ốm nghén, say tàu xe, sử dụng một số loại thuốc…
  • Đau tức ngực và cơn đau có thể lan ra lưng, họng, thậm chí xuống vùng thượng vị.
  • Khó nuốt, cảm giác nuốt nghẹn và bị vướng ở cổ.
  • Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn.
  • Ho nhiều và khàn giọng.
  • Miệng hôi và đắng.

2. Thức ăn có tác động như thế nào đến trào ngược thực quản

Đối với người bị trào ngược thực quản muốn điều trị đạt hiệu quả tốt thì người bệnh cần lựa chọn các thực phẩm tốt, có lợi cho dạ dày và đảm bảo lành mạnh. Đồng thời, tránh các thức ăn khiến các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất sau:

  • Protein: Protein có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, tăng khả năng tạo hệ miễn dịch để sản xuất kháng thể nhằm đẩy lùi, chống lại những vi khuẩn gây hại, nhất là khuẩn Hp – nguyên nhân gây trào ngược thực quản.
  • Chất xơ: Để quá trình tiêu hóa được thúc đẩy, chống táo bón thì thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho người bị trào ngược thực quản. Đồng thời, giảm các triệu chứng do trào ngược gây ra như ợ chua, đầy hơi.
  • Vitamin: Đây là những chất không thể thiếu đối với cơ thể, thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Các khoáng chất: Người bị trào ngược thực quản nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu các khoáng chất như natri, kali, sắt…

3. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày thực quản

Người bệnh trào ngược dạ dày luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng, mất ngủ do các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… gây ra. Do đó, để giảm các triệu chứng và giúp phục hồi sức khỏe, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể.

Để làm giảm triệu chứng của bệnh và bồi bổ cơ thể, trong mỗi bữa ăn cần phải đảm bảo các nhóm chất là tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể như sau:

  • Đối với chất xơ: Nên chú ý sử dụng các loại rau quả giàu chất xơ nhưng không có vị chua để tránh làm dạ dày bị tổn thương. Đồng thời, tránh các loại rau củ muối chua…
  • Chất béo (lipip): Nên lựa chọn các chất béo từ thực vật thay cho chất béo từ động vật. Bên cạnh đó, nên chú ý sử dụng các thực phẩm ít dầu mỡ. Người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ sẽ dễ gây béo phì, khó tiêu.
  • Uống mỗi ngày đủ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng trào ngược axit.
  • Để trung hòa axit dịch vị dạ dày, người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm có tính bazo.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các thức ăn, đồ uống không tốt cho dạ dày để bệnh không trầm trọng thêm.

4. Trào ngược thực quản nên ăn gì?

Quan tâm đến trào ngược thực quản dạ dày nên ăn gì sẽ rất tốt cho người bệnh trong việc cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị. Theo đó, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi sau đây:

4.1. Bột yến mạch

Thành phần trong bột yến mạch có chứa lượng chất xơ, tinh bột lớn có tác dụng kiểm soát lượng axit dạ dày dư thừa. Vì thế, kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản được giảm đáng kể, tình trạng trào ngược dạ dày cũng được cải thiện. Bên cạnh đó, bổ sung yến mạch còn có tác dụng giảm triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, ợ chua do trào ngược thực quản gây ra.

4.2. Khoai lang, khoai tây

Khoai lang, khoai tây chứa lượng chất xơ lớn cùng rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin, protein, các khoáng chất… Những thành phần này hệ tiêu hóa được cải thiện tốt hơn. Đặc biệt, chất xơ không hòa tan trong khoai lang giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit, chống táo bón và tốt cho đường ruột. Vì thế, các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua, ợ nóng… do trào ngược thực quản gây ra được giảm đáng kể.

khoai-lang
Khoai lang giúp cải thiện triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra

4.3. Bắp cải

Quá trình làm lành vết thương do dịch vị axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ nhanh hơn khi sử dụng bắp cải. Tác dụng này có được là nhờ hàm lượng vitamin A, chất xơ, vitamin B3, protein, axit folic trong bắp cải. Những thành phần này cũng giúp giảm các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra như buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, ăn uống khó tiêu…

Một lưu ý nhỏ khi chế biến bắp cải là chỉ nên nấu vừa chín tới. Không nên nấu quá chín sẽ làm cho nhiều chất trong thực phẩm này bị phân hủy và giảm tác dụng đối với cơ thể.

4.4. Cải bó xôi

Nếu đang thắc mắc trào ngược thực quản nên ăn gì là tốt thì không thể không nhắc đến cải bó xôi. Lượng glyceroglycolipid trong cải bó xôi có tác dụng chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa loét dạ dày. Bên cạnh đó, lượng chất xơ, protein, canxi, chất sắt, carbohydrate, kali… cũng giúp dạ dày và ruột hoạt động ổn định hơn, chống táo bón hiệu quả.

4.5. Bánh mì

Bánh mì là lựa chọn lý tưởng cho những người bị trào ngược thực quản dạ dày khi đói. Đây là thực phẩm lý tưởng có khả năng hút bớt lượng axit dưa thừa trong dạ dày. Vì thế, các triệu chứng như đau rát, ợ nóng, buồn nôn… do trào ngược thực quản gây ra sẽ được cải thiện đáng kể.

4.6. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh có chứa lượng chất xơ lớn, mang lại tác dụng chống táo bón, làm sạch đường ruột và giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng. Đồng thời, còn cải thiện tình trạng khó chịu, buồn nôn do trào ngược thực quản gây ra.

4.7. Một số loại đậu

Theo các chuyên gia, trong danh sách trào ngược thực quản dạ dày nên ăn gì thì không thể thiếu một số loại đậu là đậu xanh, đậu xanh, đậu đỏ… Những loại đậu này có lượng chất xơ lớn, khoáng chất, vitamin và amino acid nên giúp dạ dày, đường ruột hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị lên thực quản.

Ngoài ra, một số loại đậu kể trên còn có khả năng trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, phòng ngừa táo bón vì lượng chất xơ dồi dào. Vì thế, cải thiện một số triệu chứng do bệnh gây ra như buồn nôn, viêm nhiễm,…

4.8. Trào ngược thực quản nên ăn gì – Sữa chua

Thành phần trong sữa chua có chứa lượng Probiotic lớn có khả năng giúp hệ vi sinh trong đường ruột được cân bằng, giúp hoạt động của dạ dày được cải thiện. Mặt khác, việc sử dụng mỗi ngày 1 hũ sữa chua còn giúp hạn chế viêm dạ dày, tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản dạ dày.

Các thành phần quan trọng khác trong sữa chua như chất béo lành mạnh, carbohydrate, vitam, khoáng chất…cũng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và dạ dày, nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe của người bệnh nhằm sớm phục hồi toàn diện.

4.9. Măng tây

Măng tây có khả năng trung hòa nồng độ axit trong dạ dày vì nồng độ pH của măng tây dao động trong khoảng từ 7.0 – 7.5. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp khả năng kiềm hóa được nâng cao nên chống trào ngược thực quản hiệu quả, góp phần hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày thực quản.

Thành phần trong măng tây còn có chất xơ, Inulin giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, đường tiêu hóa được cải thiện chức năng. Mặt khác, phòng ngừa viêm, chống táo bón, giảm nguy cơ đau dạ dày.

4.10. Thực phẩm giàu axit béo omega 3

Axit omega 3 từ trước đến nay luôn được đánh giá cao trong việc chống viêm, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và thúc đẩy cơ thể trao đổi chất. Do đó, bổ sung các thực phẩm này sẽ cải thiện triệu chứng của trào ngược thực quản cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Một số thực phẩm giàu axit omega 3 mà người bệnh nên tích cực sử dụng là cá hồi, cá thu, trứng cá muối, hàu, cá mòi, dầu gan cá tuyết, cá trích, cá cơm, hạnh nhân, quả bơ…

4.11. Dưa gang, dưa hấu

Dưa gang, dưa hấu là một trong những lời giải đáp cho thắc mắc trào ngược thực quản nên ăn gì. Loại trái cây này có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày dư thừa nên rất hữu ích để cải thiện các triệu chứng do trào ngược thực quản gây ra. 

4.12. Một số thực phẩm khác

Ngoài các thực phẩm trên, người bệnh trào ngược thực quản nên tích cực bổ sung một số thực phẩm cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh dưới đây:

  • Một số loại gia vị: Gừng, nghệ.
  • Một số loại trái cây: Đu đủ chín, thanh long, mận khô, táo, chuối.
  • Một số thực phẩm giàu protein: Lòng trắng trứng, thịt nạc…

5. Trào ngược thực quản kiêng ăn gì?

Bên cạnh tìm hiểu trào ngược thực quản nên ăn gì, người bệnh cũng cần nắm được các thực phẩm nên kiêng để quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên tránh:

5.1. Thực phẩm chứa nhiều axit

Những thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, cam, mận, viết quất, bưởi, lựu… sẽ làm tăng thêm lượng dịch vị axit do dạ dày tiết ra. Điều này khiến các triệu chứng và tình trạng trào ngược thực quản ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu axit còn khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dễ dẫn đến đau dạ dày và viêm loét đường tiêu hóa.

5.2. Trào ngược thực quản không nên ăn gì – Thực phẩm cay nóng

Tình trạng trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như sa tế, ớt, hạt tiêu, mù tạt… Đây cũng là nhóm thực phẩm làm cơ thực quản dưới tăng khả năng co thắt. Điều này làm cho các triệu chứng do trào ngược thực quản gây ra như buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi, nóng rát thượng vị… gia tăng nghiêm trọng hơn. Đồng thời, khiến quá trình điều trị bệnh bị cản trở.

do-an-cay-nong
Người bị trào ngược thực quản nên tránh thực phẩm cay nóng

5.3. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến đường tiêu hóa bị kích thích, làm lượng axit dịch vị tăng lên. Điều này khiến bệnh trào ngược thực quản ngày càng trầm trọng hơn, gây mất sự ổn định trong dạ dày.

5.4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như thức ăn nhanh, mỡ động vật, đồ chiên rán, sữa nguyên chất… sẽ gây khó tiêu. Đồng thời, lượng dịch vị axit do dạ dày tiết ra để tiêu thụ các thực phẩm này cũng nhiều hơn. Kết quả là các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng và khó chịu ở thượng vị ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều này khiến quá trình điều trị trào ngược thực quản bị cản trở.

5.5. Một số loại đậu

Một số loại đậu chứa nhiều carbohydrate như đậu đen, đậu tương, đậu Hà Lan… dễ làm cho người bị trào ngược dạ dày bị chướng bụng, đầy hơi khi sử dụng. Vì thế, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đậu này để tránh làm cản trở quá trình điều trị.

5.6. Thực phẩm chứa chất kích thích

Những loại đồ uống có caffeine, chứa cồn, hóa chất… như cà phê, rượu bia, soda, nước ngọt đóng chai… sẽ làm cơ vòng dưới thực quản tăng khả năng giãn mở. Đồng thời, lượng axit do dạ dày tiết ra cũng nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, các đồ uống kể trên dễ gây chướng bụng nên cơ thắt dạ dày thực quản bị tác động xấu. Điều này khiến bệnh diễn biến nặng hơn và việc điều trị cần nhiều thời gian hơn.

6. Một số nguyên tắc ăn uống cho người bị trào ngược thực quản

Bên cạnh việc nắm được trào ngược thực quản nên ăn gì, kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau để tốt cho sức khỏe:

  • Người bệnh nên ưu tiên chế biến thực phẩm ở dạng hấp, luộc, hầm. Hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo…
  • Để tránh áp lực lên dạ dày nhằm giảm lượng axit tiết ra, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính như trước kia. 
  • Mọi người không nên ăn quá no. Sau khi ăn, không nên vận động mạnh, không nên nằm ngay sẽ làm cho triệu chứng trào ngược thực quản nhiều hơn. Thay vào đó, nên đi lại nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi khoảng 10 phút để việc tiêu hóa tốt hơn.
  • Uống nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần chia đều và uống làm nhiều lần trong ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng một số loại trà tốt cho sức khỏe và tình trạng trào ngược thực quản như trà hoa cúc, trà gừng…
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Cần nhai kỹ trước khi nuốt để việc tiêu hóa dễ dàng hơn và giảm lượng axit từ dạ dày tiết ra.
  • Nên ăn bữa tối trước 19h và ăn cách giấc ngủ ít nhất khoảng 3 tiếng để việc tiêu hóa hết thức ăn, tránh bị trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ.

Kết luận

Trào ngược thực quản nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị đã được giải đáp trên đây. Ngoài quan tâm đến chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp sinh hoạt hợp lý để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI BỊ UNG THƯ MẮT (GHV)


Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7