[Góc Tư Vấn] Trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa hay không?
Trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa hay không là câu hỏi mà nhiều muốn tìm được câu trả lời. Người bị trào ngược dạ dày cần có chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Vậy trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa hay không thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu lời giải đáp qua nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của sữa
Sữa là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều nhóm chất thiết yếu mà cơ thể cần như protein, đường, vitamin, lipip, các khoáng chất. Protein trong sữa được đánh giá cao vì có thành phần axit amin có khả năng đồng hóa cao casein, lactalbumin, lactoglobulin. Đồng thời, chất béo trong sữa là axit béo chưa no có độ tan chảy thấp, độ phân tán cao, dễ đồng hóa nên có giá trị sinh học cao. Ngoài ra, trong sữa còn nhiều khoáng chất như canxi, kali, photpho…
Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời kể trên, sữa mang đến nhiều công dụng cho con người, bao gồm:
- Các khoáng chất và vitamin dồi dào, cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Tạo một lớp màng hỗ trợ nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế các vết loét hình thành ở dạ dày. Mặt khác, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý về dạ dày nhờ khả năng tạo môi trường trung tính.
- Axit lactic, các lợi khuẩn trong sữa giúp hạn chế vi khuẩn HP hoạt động, đảm bảo quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
- Các hạt protein dễ tiêu hóa cùng axit béo bão hóa, giàu khoáng chất và vitamin nên giúp dạ dày giảm gánh nặng, đảm bảo sức khỏe cho người dùng tốt hơn.
2. Trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa không?
Sữa mang đến rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Vậy người bị trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa không? Câu trả lời là Có nhưng phải sử dụng loại sữa phù hợp và dùng đúng cách.
2.1. Dùng sữa đúng cách tốt cho người bị trào ngược thực quản
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần trong sữa có nhiều lơi ích tốt cho sức khỏe người bị trào ngược thực quản. Bên cạnh đó, bổ sung sữa đúng cách còn giúp người bệnh ăn ngon hơn, giảm tình trạng mệt mỏi, khắc phục được tình trạng trào ngược. Mặt khác, người bị trào ngược dạ dày thực quản khi sử dụng sữa còn mang đến một số tác dụng tuyệt vời sau:
- Sữa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, hệ miễn dịch được nâng cao nhờ được bổ sung thêm các dưỡng chất và vitamin cần thiết. Vì thế, khả năng chống chọi với bệnh tật cũng sẽ tốt hơn.
- Lớp niêm mạc dạ dày được hỗ trợ bảo vệ tốt hơn trước các tác nhân gây hại. Đồng thời, môi trường trong dạ dày cũng được cân bằng ở mức trung tính nên hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Các lợi khuẩn và axit lactic trong sữa giúp quá trình tiêu hóa được tốt, thuận lợi hơn. Nhờ đó, giảm áp lực cho dạ dày.
2.2. Tác hại khi người bị trào ngược dạ dày dùng sữa sai cách
Sữa tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản khi dùng đúng cách. Trường hợp dùng sai cách sẽ phản tác dụng và gây ra một số tác hại sau:
- Tác dụng của sữa sẽ bị mất đi.
- Dùng sữa không đúng cách sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa và nhiều hoạt động khác trong cơ thể.
- Lớp niêm mạc dạ dày và thực quản bị tổn thương. Điều này sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Sẽ gia tăng tình trạng đầy hơi, ăn không tiêu, khó chịu, chướng bụng.
3. Trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa? Loại sữa nào tốt?
Sữa mặc dù tốt nhưng không phải loại sữa nào người bị trào ngược dạ dày thực quản đều có thể uống. Vậy loại sữa nào tốt cho người bị trào ngược thực quản thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây.
3.1. Sữa hạt
Sữa hạt luôn được đánh giá về tính thân thiện, an toàn cho nhiều loại bệnh, trong đó có trào ngược thực quản. Sữa hạt được chế biến từ các loại hạt nên có mùi thơm đặc trưng, giàu omega 3 vừa tốt vừa thơm ngon dễ uống. Sữa hạt hầu như vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của hạt trong quá trình chế biến thành sữa.
Sữa hạt so với sữa động vật mặc dù không giàu dinh dưỡng bằng nhưng lại an toàn với dạ dày, hệ tiêu hóa cũng như tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một số loại sữa hạt có thể dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, đó là:
- Sữa bí ngô.
- Sữa hạnh nhân.
- Sữa ngô.
- Sữa yến mạch.
- Sữa hạt sen.
- Sữa hạt điều.
- Sữa gạo.
Lời khuyên: Nếu có thời gian, bạn nên tự chế biến sữa hạt tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm và cách sử dụng cũng tương tự như sữa tươi. Nếu mua ở ngoài cần chọn được địa chỉ và thương hiệu uy tín, rõ ràng về xuất xứ.
3.2. Sữa tươi
Sữa tươi là loại sữa phổ biến hiện nay mà hầu hết mọi đối tượng đều có thể sử dụng. Và người bị trào ngược dạ dày cũng có thể sử dụng được loại sữa thơm ngon, bổ dưỡng này.
Sữa tươi cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào là vitamin, protein, khoáng chất cùng độ ngọt nhe, mùi thơm nên dễ thưởng thức. Người bệnh có thể sử dụng sữa tươi cùng bánh mì cho bữa phụ hay ăn kèm với ngũ cốc đều rất lý tưởng.
Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng loại sữa tươi không đường hoặc ít đường để tránh tình trạng trào ngược và tốt cho sức khỏe người bệnh.
3.3. Sữa chua
Sữa chua là một loại sữa thơm ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Trong sữa chua có axit lactic nên tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa chứ không hề gây kích thích dạ dày như nhiều loại axit khác. Bên cạnh đó, một số thành phần khác trong loại sữa này còn hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Đồng thời, giúp môi trường axit trong dạ dày được cân bằng.
Tuy nhiên, khi đang đói, người bệnh không nên dùng sữa chua và cũng không dùng sữa quá lạnh. Bởi khi đang đói mà dùng sữa chua sẽ làm trầm trọng hơn cơn đau do niêm mạc dạ dày bị kích thích và dễ tiêu diệt các lợi khuẩn trong dạ dày. Ngoài ra, khi uống rượu cũng không nên dùng sữa chua vì sẽ dễ làm tình trạng nôn mửa, đầy bụng gia tăng.
Thay vào đó, bạn nên dùng sữa sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ và nên dùng sữa ở nhiệt độ mát.
4. Trào ngược dạ dày thực quản không nên uống sữa gì?
Bên cạnh những loại sữa tốt cho người bệnh thì một số loại sữa dưới đây được các chuyên gia khuyên không nên dùng cho người bị trào ngược dạ dày:
4.1. Sữa đặc
Sữa đặc mặc dù khá thơm ngon nhưng lại không chứa nhiều dinh dưỡng và thành phần dinh dưỡng cũng không cao. Vì thế, loại sữa này chủ yếu được xem như một loại gia vị ăn kèm cùng nhiều món ăn khác.
Bên cạnh đó, lượng đường trong sữa đặc rất lớn. Nếu người bệnh dùng quá nhiều sẽ làm gia tăng các triệu chứng của trào ngược thực quản là khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi và tần suất trào ngược cũng tăng lên.
Nếu muốn sử dụng người bệnh phải dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành vốn được đánh giá cao vì mang đến rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người như ngăn ngừa lão hóa, bổ sung nguồn năng lượng lớn, tốt cho xương.
Thế nhưng, loại sữa này lại không được khuyến khích cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là một số thành phần trong sữa sẽ khiến dạ dày bị kích thích và tăng lượng dịch vị axit do dạ dày tiết ra. Từ đó, các triệu chứng do trào ngược như đầy hơi, ợ hơi diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
5. Bị trào ngược dạ dày có nên dùng các chế phẩm từ sữa không?
Các chế phẩm từ sữa hiện có rất nhiều và đều sở hữu hương vị thơm ngon, bổ dưỡng như phô mai, sữa bột, váng sữa, kem, bơ… Thế nhưng, với người bị trào ngược dạ dày thực quản có nên dùng các chế phẩm từ sữa hay không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, tần suất sử dụng các chế phẩm này chỉ từ 2 – 3 ngày/1 lần nhằm giúp cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Người bệnh không nên sử dụng liên tục vì sẽ gây ra những triệu chứng không tốt cho cơ thể là rối loạn đại tiện, đầy bụng, khó tiêu.
6. Một số nguyên tắc uống sữa cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài chọn và sử dụng loại sữa tốt, người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc uống sữa sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Nên lựa chọn loại sữa ít đường hoặc không đường để sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng chọn loại sữa ít béo nhằm giúp việc hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột được tốt hơn.
- Khi thấy sữa có dấu hiệu hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì không nên dùng. Mọi người nên kiểm tra kỹ chất lượng và tình trạng của sữa trước khi sử dụng.
- Để tránh đau bụng và khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, mọi người không nên uống sữa đã bị thiu, sữa để qua đêm.
- Để tránh làm lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc gây khó tiêu, khiến dạ dày chịu nhiều áp lực thì người bệnh không nên uống sữa khi vừa ngủ dậy hay khi bụng đói. Người bệnh nên ăn lót dạ trước khi uống sữa.
- Vào ban đêm không nên uống sữa. Lý tưởng nhất là nên uống sữa khi ăn được 2 giờ đồng hồ.
- Lượng sữa mà người bệnh nên uống mỗi ngày là khoảng 400ml. Tuy nhiên, nên chia uống trong ngày 2 – 3 lần.
- Nên uống sữa ấm khoảng 30 – 35 độ C, không nên uống sữa quá lạnh hoặc quá nóng.
- Chỉ nên lựa chọn sữa trắng, không nên dùng sữa có màu để giúp việc dung nạp các dưỡng chất được tốt hơn.
Kết luận
Trào ngược dạ dày thực quản có nên uống sữa không đã được giải đáp trên đây. Ngoài chọn loại sữa phù hợp, uống đúng cách, người bệnh cần kết hợp tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Cùng với đó là thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh nhanh, tốt hơn.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI BỊ UNG THƯ MẮT (GHV)