Trào ngược thực quản là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược thực quản là bệnh lý thường gặp, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy trào ngược thực quản là gì? Các nhận biết qua những triệu chứng nào và điều trị ra sao? Những thông tin của Genk STF dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi này một cách chi tiết, mời bạn đọc cùng khám phá.

1. Trào ngược thực quản là gì?

Trào ngược thực quản còn có tên gọi là trào ngược dạ dày thực quản, là bệnh lý về đường tiêu hóa. Đây là tình trạng các chất dịch như HCl, Pepsin, thức ăn dư thừa từ dạ dày trào lên vùng thực quản. Bệnh làm cho người mắc phải đối mặt với sự khó chịu, ảnh rất lớn đến việc ăn uống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

trao-nguoc-thuc-quan
Trào ngược thực quản là bệnh gì?

2. Đối tượng mắc trào ngược thực quản

Tại Việt Nam đã thống kê được thì có đến 6/10 người mắc trào ngược thực quản gặp những biến chứng nguy hiểm do không phát hiện và điều trị kịp thời.

Trào ngược thực quản không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc căn bệnh về đường tiêu hóa này. Theo thống kê, số lượng trẻ 4 tháng tuổi có dấu hiệu trào ngược axit chiếm đến khoảng 2/3. Trong khi đó, trẻ 1 tuổi có triệu chứng của bệnh chiếm khoảng 10%.

Ở trẻ nhỏ, tình trạng nôn trớ là bình thường. Thế nhưng, nếu mức độ nôn trớ, ói mửa diễn ra thường xuyên thì khả năng cao trẻ mắc trào ngược axit.

Đối với trẻ em, dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản như sau:

  • Trẻ biếng ăn, chán ăn, không muốn ăn.
  • Trẻ gặp khó khăn khi nuốt, khó chịu trong hoặc sau khi ăn.
  •  Tình trạng nấc cụt, phun thức ăn diễn ra thường xuyên.
  • Trẻ khó thở, khó ngủ.
  • Trẻ chậm tăng trưởng hoặc sụt cân.
  • Ho nhiều hoặc viêm phổi tái phát thường xuyên.

Trào ngược thực quản ở bé ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, khi thấy dấu hiệu trên, cha mẹ nên sớm đưa con đi thăm khám để được điều trị tích cực, hiệu quả.

3. Nguyên nhân gây trào ngược thực quản là gì?

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản có rất nhiều. Phổ biến là các nhóm nguyên nhân dưới đây:

3.1. Nguyên nhân do bệnh lý

Một số bệnh lý về dạ dày hoặc thực quản hay béo phì… cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược thực quản. Cụ thể như sau:

Vấn đề ở thực quản

  • Suy cơ thắt dưới thực quản

Vai trò của cơ thắt dưới thực quản là giãn mở khi con người nuốt thức ăn. Sau đó, sẽ đóng kín lại nhằm đảm bảo không để xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản. Thế nhưng, khi cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tuân theo quy luật do bị suy thoái hoặc gặp vấn đề gì đó sẽ đóng mở không đúng lúc. Vì vậy, có thể dẫn đến trào ngược thực quản.

  • Thoát vị cơ hoành

Cơ hoành đóng vai trò làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản mỗi khi cơ này co. Vì thế, ngăn cản sự trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, khi cơ hoành bị thoát vị, áp lực lên cơ hoành bởi một phần dạ dày sẽ tăng lên. Điều này làm cho cơ hoàng và cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức nên dễ dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản.

Bệnh lý về dạ dày

Một số bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,… sẽ làm cho quá trình lưu thông các chất trong dạ dày xuống ruột bị chậm lại. Điều này gây ứ đọng các chất và khiến áp lực trong dạ dày tăng lên, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Béo phì

Béo phì khiến trọng lượng cơ thể tăng lên và làm cho vùng bụng có dạ dày và cơ thắt thực quản dưới chịu nhiều áp lực hơn. Điều này làm yếu đi trương lực, dẫn đến axit dạ dày và những chất từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.

Một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý hiếm gặp cũng có thể gây trào ngược thực quản như nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, yếu cơ vòng thực quản. Ngoài ra, khi bị chấn thương hay mắc bệnh lý về di truyền cũng có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.

3.2. Nguyên nhân không thuộc bệnh lý

Trào ngược thực quản dạ dày có thể xuất phát từ các nguyên nhân không thuộc bệnh lý. Bao gồm:

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh và duy trì trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ bị trào ngược thực quản. Có thể kể đến như:

  • Lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều đồ chiên rán.
  • Thói quen ăn đêm, ăn quá no. Khi đói dung nạp nhiều thực phẩm chứa lượng axit lớn.
  • Sử dụng đồ uống chứa kích thích thường xuyên và liên tục như cà phê, rượu bia, soda, nước có gas.

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Sử dụng một số loại thuốc Tây trong thời gian dài như thuốc huyết áp hoặc thuốc Aspirin, Glucagon, Cholecystokinine… thường gây tác dụng phụ là trào ngược thực quản.

Stress kéo dài

Stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm cho lượng Cortisol tăng lên. Khi lượng Cortisol tăng sẽ làm trương lực co bóp của dạ dày tăng, lượng axit cũng tăng. Kèm theo đó, nhu động thực quản cũng bị rối loạn do hiện tượng stress. Hệ lụy của những vấn đề này là làm tăng tình trạng trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

4. Trào ngược thực quản dạ dày có triệu chứng gì?

Trào ngược thực quản gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.

4.1. Những triệu chứng ở giai đoạn sớm

Trào ngược thực quản ở giai đoạn sớm sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi

Nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản là rất cao nếu như bạn thường xuyên ợ hơi vào lúc đói.

Tình trạng ợ nóng xảy ra sẽ gây cảm giác nóng rát ở vùng ngực dưới hoặc từ dạ dày rồi lan lên cổ.

Ợ chua do trào ngược thực quản xảy ra chủ yếu vào buổi sáng khi đánh răng. Thông thường, ợ chua và ợ nóng hay đi kèm. Theo đó, khi người bệnh ợ nóng lên sẽ kèm theo vị chua trong miệng.

Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua có thể sẽ gia tăng khi bạn uống nước, đầy bụng khó tiêu, ăn no hay ngủ vào ban đêm, nằm nghỉ, cúi gập người về phía trước.

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng của trào ngược thực quản. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh nằm ngay sau khi ăn hoặc lúc ăn no. Tình trạng buồn nôn gây cảm giác thức ăn mắc nghẹn ở cổ. Đặc biệt, khi bị say xe, ốm nghén hay dùng một số loại thuốc thì người bệnh cũng dễ nôn hơn.

Vùng thượng vị bị đau

Trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh có cảm giác đau thắt ở ngực, ngực như bị đè ép, cơn đau lan ra hai cánh tay và ra lưng. Khi axit trào ngược lên khiến các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích, khiến người bệnh đau vùng thượng vị.

Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn

Nước bọt có tính kiềm, trong khi đó dịch vị dạ dày có tính axit. Khi lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản thì để trung hòa axit, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn.

Đắng miệng và hôi miệng

Người bị trào ngược thực quản sẽ có cảm giác miệng bị đắng vì lượng dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị thêm hiện tượng đắng miệng do van môn mở quá mức nên lượng dịch mật trào ra nhiều hơn.

hoi-mieng
Trào ngược dạ dày lên thực quản gây hôi miệng, đắng miệng

Nuốt khó

Lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ nhiều và tần suất lớn khi bệnh trở nặng. Hệ lụy là niêm mạc thực quản bị phù nề, sưng tấy, làm cho người bệnh nuốt nghẹn, khó nuốt và thức ăn bị vướng lại ở cổ.

4.2. Triệu chứng khi bệnh chuyển nặng

Nếu trào ngược thực quản trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ chuyển nặng với các dấu hiệu sau:

Ho và khàn giọng

Dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với axit từ dạ dày tràn lên. Vì thế, người bệnh có triệu chứng ho, ho nhiều và liên tục. Tình trạng ho kéo dài cùng sự tổn thương ở dây thanh quản còn làm cho người bệnh bị khàn giọng, khó nói.

Hen suyễn

Những người bị trào ngược dạ dày thực quản nặng sẽ có triệu chứng là hen suyễn. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Sụt cân nghiêm trọng

Trào ngược thực quản khiến người bệnh thường xuyên buồn nôn và nôn, ăn không ngon miệng,… Kèm theo đó là chức năng của dạ dày cũng kém hơn nên việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân nghiêm trọng và đột ngột.

5. Trào ngược thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa cần được thăm khám và điều trị kịp thời một cách tích cực. Bởi nếu để bệnh diễn biến nặng thì sẽ rất nguy hiểm vì gây ra một số biến chứng đáng lo ngại sau:

  • Bệnh lý viêm đường hô hấp: Dịch từ dạ dày trào lên thực quản sẽ khiến hệ hô hấp bị tổn thương, viêm nhiễm. Lâu dài sẽ kéo theo nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi…
  • Hẹp thực quản: Trong một thời gian dài, lượng axit dạ dày và Pepsin từ dạ dày trào ngược và tiếp xúc với thực quản sẽ khiến thực quản tổn thương. Kết quả là dẫn đến hiện tượng viêm loét, xơ hóa thực quản và nguy hiểm hơn sẽ là biến chứng hẹp thực quản.
  • Ung thư thực quản: Nguy cơ mắc ung thư thực quản là rất cao nếu như tình trạng trào ngược thực quản dạ dày diễn biến trong thời gian dài mà không được xử lý. Ung thư thực quản với những dấu hiệu sớm như nuốt nghẹn ở họng, đau vùng xương ức, đau cổ, xuất hiện hạch to ở hố thượng đòn, khạc ra máu, sụt cân trầm trọng, khàn tiếng.

6. Chẩn đoán trào ngược thực quản bằng phương pháp nào?

Chẩn đoán trào ngược thực quản bằng thăm khám lâm sàng dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu dưới đây:

  • Siêu âm trào ngược dạ dày thực quản: Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, không gây đau và cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, siêu âm chỉ giúp bác sĩ xem được hình ảnh bên ngoài chứ không thể đánh giá chính xác được vết loét ở thực quản hoặc dạ dày nông hay sâu, độ rộng bao nhiêu.
  • Nội soi thực quản – dạ dày: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ đánh giá và theo dõi được niêm mạc có những tổn thương nào. Đồng thời, chẩn đoán được tình trạng bệnh một cách chính xác như nhiễm trùng gây viêm thực quản, bệnh lý đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày…
noi-soi
Nội soi thực quản – dạ dày giúp đánh giá tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang kết hợp với nội soi sẽ giúp bác sĩ đánh giá bệnh trạng một cách hiệu quả, chính xác hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn xác định được hẹp thực quản xảy ra ở vị trí nào.
  • Theo dõi độ pH thực quản trong 24h: Với cách này, bác sĩ sẽ đánh giá tốt những triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đã có kết quả chính xác từ việc nội soi, chụp chiếu thì không cần phải theo dõi pH.

7. Bị trào ngược thực quản điều trị thế nào?

Trào ngược thực quản có rất nhiều phương pháp điều trị. Tùy từng mức độ bệnh, độ tuổi mà có thể cân nhắc lựa chọn cách chữa phù hợp. Dưới đây là một số cách phổ biến được nhiều người tin dùng:

7.1. Điều trị bằng Y học hiện đại

Đối với Y học hiện đại, trào ngược thực quản được điều trị bằng nội khoa hoặc phẫu thuật. Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây có tác dụng nhanh, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Một số loại thuốc thường được chỉ định đó là:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tác dụng của loại thuốc này là tạo lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, thực quản và trung hòa lượng axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Tác dụng của thuốc là nhằm ức chế dạ dày tiết dịch vị. Một số loại thuốc thường dùng là Esomeprazole, Lansoprazole,… 
  • Thuốc làm rỗng dạ dày: Thuốc có tác dụng giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn nhằm đẩy thức ăn xuống đường ruột hiệu quả.
  • Thuốc hỗ trợ tăng cơ thực quản dưới: Thuốc đảm bảo cơ thực quản dưới hoạt động hiệu quả nhằm ngăn chặn trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Lưu ý: Thuốc Tây mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng tác dụng phụ cũng rất nhiều. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ cả về liều lượng, liều trình để tránh gây ảnh hưởng đến gan, thận, hệ tiêu hóa.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc tác dụng không như mong muốn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng đó là:

  • Phẫu thuật mổ hở: Đối với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện mổ hở và tiến hành khâu phần trên của dạ dày ở vị trí quanh thực quản. Với cách này, áp lực cho phần dưới của thực quản sẽ tăng lên, góp phần giảm trào ngược hiệu quả.
  • Thủ tục nội soi: Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi, sau đó thắt chặt cơ vòng dưới thực quản bằng cách khâu bớt lại. Để làm chặt cơ vòng, bác sĩ sẽ sử dụng nhiệt để tạo các vết hàn nhỏ hoặc dùng tần số vô tuyến đến phần dưới của thực quản ở vị trí ngay phía trên cơ vòng.

7.2. Điều trị theo Y học cổ truyền

Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là lành tính, an toàn vì sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Thuốc mặc dù cho hiệu quả chậm nhưng tác động vào sâu căn nguyên gây bệnh nên ngăn ngừa bệnh tái phát rất tốt. Đặc biệt, các vị thuốc sẽ được gia giảm liều lượng theo từng độ tuổi, thể trạng của người bệnh nên không gây hại đên chính khí của người bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa trào ngược thực quản dạ dày hay được tin dùng:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • Cam thảo.
  • Ngưu tất.
  • Trần bì.
  • Bạch truật.
  • Cát căn.

Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sơ chế sạch, sau đó cho vào ấm sắc với nước thật kỹ. Chia lượng nước thuốc làm 4 lần và uống làm 2 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • Cam thảo đất.
  • Đương quy.
  • Bông mã đề.
  • Hoài sơn.
  • Bạch truật.
  • Trần bì.
  • Cây rau má.
  • Bạch thược.
  • Chi tử.

Cách thực hiện: Tương tự như bài thuốc số 1 là rửa sạch nguyên liệu rồi đem vào sắc lấy nước uống. Gạn lấy phần nước thuốc chia làm 4 lần uống trong 2 ngày.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • Củ nhân sâm.
  • Vị thục tiêu.
  • Can khương.
  • Di đường.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm, chế nược ngập các nguyên liệu. Đun đến cho lượng nước còn 300ml nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 4 phần và uống trong 2 ngày liên tiếp.

Lưu ý: Tùy vào từng bệnh nhân mà liều lượng các vị thuốc sẽ khác nhau hoặc có thể thêm hoặc bớt một vài dược liệu. Vì thế, người bệnh cần đi thăm khám tại các phòng khám, trung tâm Đông y hay Y học cổ truyền uy tín để được các bác sĩ bốc thuốc sao cho phù hợp.

7.3. Sử dụng một số bài thuốc dân gian

bai-thuoc-dan-gian-chua-trao-nguoc-thuc-quan
Bài thuốc dân gian chữa trao ngược thực quản

Một số bài thuốc dân gian cũng cải thiện đáng kể triệu chứng của trào ngược thực quản. Do đó, những người mới bị bệnh có thể sử tham khảo một số bài thuốc sau:

  • Uống mật ong và tinh bột nghệ: Pha vào cốc nước ấm 1 – 2 muỗng tinh bột nghệ. Sau đó, khuấy đều cùng với 1 thìa mật ong. Trước mỗi bữa ăn uống 1 cốc trà mật ong tinh bột nghệ đều đặn ngày 3 lần.
  • Uống nước lá mơ lông: Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông rồi ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn. Đem giã mơ lông rồi chắt lấy nước để uống.
  • Gừng và mật ong: Rửa sạch 1 – 2 củ gừng tươi. Tiếp đến, thái thành các lát mỏng và ngâm vào mật ong, đảm bảo lượng mật ong ngập gừng. Sau mỗi bữa ăn, bạn lấy khoảng 2 lát gừng để sử dụng.

Lưu ý: Các phương pháp trên vì có dược tính không cao nên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng là chính. Nếu sau một thời gian áp dụng mà bệnh tình không thuyên giảm, bạn nên dừng lại và đi thăm khám chuyên khoa để được điều trị tốt, hiệu quả hơn.

8. Một số biện pháp phòng ngừa trào ngược thực quản

Bạn có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trào ngược thực quản bằng một số biện pháp hữu ích sau:

8.1. Chú ý chế độ ăn uống

Việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được tốt hơn. Cụ thể như sau:

  • Nên thực hiện chế độ ăn Low – carb (chế độ ăn ít đường và tinh bột): Chế độ ăn này sẽ giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược và không khiến người bệnh rơi vào trạng thái quá no.
  • Bữa tối, người bệnh chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
  • Thay vì ăn ba bữa chính như trước đây, người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích như cà phê, soda, nước ngọt đóng chai.

8.2. Thay đổi tư thế ngủ

Điều chỉnh lại tư thế ngủ vừa giúp phòng ngừa bệnh vừa hạn chế các triệu chứng trào ngược dạ dày. Do đó, người bệnh nên tuân thủ tư thế ngủ theo nguyên tắc sau:

  • Để tránh trào ngược, bạn hãy kê cao đầu một chút khi ngủ.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế và nên nằm nghiêng sang bên trái.

8.3. Hình thành thói quen tốt

  • Mọi người cần tránh thức khuya, ngủ đúng giờ cũng là cách phòng ngừa trào ngược thực quản rất tốt.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít sẽ rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất.
  • Nên kiểm soát cân nặng ổn định, tránh để béo phì, thừa cân. Nếu đang béo phì, bạn cần có kế hoạch giảm cân khoa học, hiệu quả.

Kết luận

Trào ngược thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa, tác động lớn đến việc ăn uống cũng như cuộc sống của người mắc. Do đó, mọi người cần sớm phát hiện và điều trị ngay từ khi còn sớm nhằm đảm bảo hiệu quả cao cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI BỊ UNG THƯ MẮT (GHV)


Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7