Giải mã: Trào ngược dạ dày thực quản có gây ho không?

Nhiều người bị trào ngược dạ dày thường gặp triệu chứng ho. Vậy ho là do trào ngược dạ dày gây ra hay do bệnh lý nào khác. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản có gây ho không trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Đáp án: Trào ngược dạ dày thực quản có gây ho không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD là bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới. Theo sinh lý bình thường, cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò mở ra để thức ăn đi xuống dưới dạ dày để tiêu hóa và đóng lại khi thức ăn đã đi xuống dưới nhằm ngăn chặn thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên trên.

Ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt yếu bị suy yếu hoặc gặp điều kiện thư giãn không thích hợp, đóng mở không đúng lúc làm cho dịch vị dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản. Chính vì thế, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khó chịu từ dạ dày lên đến cổ họng như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát dọc xương ức lên đến cổ họng, khó nuốt, tức ngực, các triệu chứng nặng hơn về ban đêm nên có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ cho người bệnh.

Có thể thấy ho không phải là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày thực quản, nhưng bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ho theo các cơ chế sau:

  • Cơ chế thần kinh cơ: axit dạ dày trào ngược lên thực quản và có thể tràn vào phổi. Khi có dịch lại vào phổi. Đường hô hấp dưới sẽ có phản ứng kích thích để ngăn chặn axit trào ngược thêm vào phổi gây ra phản ứng ho.
  • Cơ chế loại bỏ kích thích đường hô hấp: Khi axit dịch vị trào ngược lên phổi và cổ họng, cơ thể sẽ có phản ứng ho để kích thích đẩy dị vật ra ngoài.
  • Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể gây ra tình trạng viêm amidan, viêm họng mãn tính và dẫn đến gây ho.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản có gây ho không là có bạn nhé.

Cách nhận biết trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Triệu chứng ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là các bệnh lý thuộc đường hô hấp. Vậy để phân biệt được đâu là ho do trào ngược dạ dày thực quản bạn cần lưu ý một số triệu chứng sau:

  • Ho do trào ngược dạ dày thường kèm theo có đờm, thời gian thường kéo dài trên 8 tuần.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ho có đờm kéo dài mãn tính
  • Ho thường xảy ra vào ban đêm khi nằm ngủ hoặc khởi phát ngay sau khi ăn.
  • Triệu chứng ho thường xảy ra đơn độc, không đi kèm các triệu chứng viêm long đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau mỏi cơ… hoặc không đi kèm các triệu chứng khác của hen suyễn.
  • Phim chụp X Quang không thấy dấu hiệu tổn thương ở phế quản phổi.

Bên cạnh đó, ho do trào ngược dạ dày thực quản thường đi kèm theo các triệu chứng của trào ngược, bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua thường xảy ra nhiều sau khi ăn no hoặc xảy ra khi nằm ngủ về đêm.
  • Axit dạ dày trào ngược lên cổ họng sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và nôn, triệu chứng tăng dần khi về đêm hoặc sau khi ăn no, vì thời điểm này hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh hơn.
  • Đau tức thượng vị hoặc đau tức vùng ngực dọc theo vị trí xương ức. Đôi khi triệu chứng đau tức thượng vị còn lan ra vùng cánh tay.
  • Khi axit dịch vị trào ngược lên cổ họng, cơ thể sẽ kích thích tiết nước bọt nhiều hơn để trung hòa lượng axit trào ngược lên.

Xem thêm >>> Hóa trị ung thư dạ dày: Chi phí và các tác dụng phụ sau hóa trị như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho có thể gây ra biến chứng gì?

Trào ngược dạ dày gây ho kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:

  • Ho mãn tính: Ho do trào ngược dạ dày thường kéo dài mãn tính trên 8 tuần. Người bệnh ho khạc đờm nhiều, lâu ngày cổ họng sẽ bị tổn thương nhiều hơn dẫn đến đau rát họng, khàn giọng, thay đổi giọng nói.
  • Ho mãn tính kéo dài kèm theo axit dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc vùng cổ họng sẽ dẫn đến viêm họng gây ra các triệu chứng đau họng, nuốt vướng, khó chịu. Nhiều trường hợp biến chứng nặng hơn có thể gây loét thực quản.
  • Nếu không được điều trị, kiểm soát tốt, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây ra các tổn thương viêm loét trong lòng thực quản, dần dần sẽ hình thành sẹo làm lòng thực quản chít hẹp lại. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác khó thở và nuốt vướng ngày càng tăng cho người bệnh.
  • Bên cạnh đó, biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng biến đổi tính chất tế bào ở vùng niêm mạc thực quản gọi là Barrett thực quản. Lâu dần, tình trạng Barrett thực quản có thể tiến triển thành ung thư thực quản.
  • Ngoài ra, một biến chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản gây ho là có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do một phần thức ăn đang bị tiêu hóa dở trào ngược lên thực quản sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây ra hôi miệng.

Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây ho

Thay đổi lối sống

Việc cần làm đầu tiên để giúp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây ho là xây dựng lại về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để khắc phục tình trạng này được ổn định lâu dài. Một số thông tin bạn cần lưu ý như sau:

  • Hạn chế sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn và các đồ chiên nhiều dầu mỡ như xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên, gà chiên,…
  • Tránh xa các thức ăn, đồ uống gây kích ứng dạ dày như đồ chua, cay, đồ uống có gas, bia, rượu, cafe,…
  • Ăn chậm nhai kỹ để giảm gánh nặng lên dạ dày, giúp dạ dày tiết axit vừa đủ, hạn chế ăn các đồ ăn thô cứng.
  • Không mặc quần áo quá chật và giảm cân nếu đang bị thừa cân để tránh việc dạ dày bị chèn ép quá mức.
  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, hạn chế thức khuya và ăn uống không đúng bữa.
  • Rèn luyện các hoạt động thể chất thường xuyên để duy trì cân nặng ổn định và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Để giải quyết tình trạng ho mãn tính do trào ngược dạ dày, người bệnh cần điều trị triệt để vấn đề trào ngược dạ dày bằng các thuốc sau:

  • Thuốc trung hòa axit dạ dày hay còn gọi là thuốc kháng axit antacid giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dịch vị dạ dày, giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc giảm tiết axit bao gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc ức chế thụ thể histamin H2 nhằm làm kiểm soát lượng axit dạ dày tiết ra, giúp giảm tình trạng dư thừa axit và giảm đỡ các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
  • Thuốc tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản.
  • Thuốc bọc lót niêm mạc dạ dày thực quản nếu người bệnh có hiện tượng viêm loét.
  • Bên cạnh các thuốc trên, người bệnh có thể cần dùng thêm các thuốc để giải quyết triệu chứng ho như thuốc tiêu đờm, long đờm, giảm ho.

Người bệnh cần lưu ý, những loại thuốc để điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua, không tự ý sử dụng vì nếu sử dụng sai liều, sai cách dùng có thể không mang lại hiệu quả mà còn gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm >>> [Tư vấn] Bị ung thư dạ dày có nên mổ không?

Sử dụng các mẹo dân gian

Ngoài sử dụng thuốc điều trị và thay đổi về lối sống sinh hoạt, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau đây để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây ho.

Sử dụng trà gừng:

Trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất Gingerol, có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm, kháng khuẩn và có tác dụng rất tốt trong việc giảm đờm, giảm ho. Vì thế, việc sử dụng trà gừng có tác dụng rất tốt với những người trào ngược dạ dày thực quản gây ho.

Cách thực hiện như sau: Gừng tươi bạn rửa sạch sau đó nướng trên lửa đến khi gừng cháy xém. Sau đó, bạn bóc bỏ phần cháy đen rồi đem giã gừng và pha thêm nước đun sôi để khoảng 10 phút là có thể sử dụng. Phần bã gừng bạn có thể dùng để ngậm thêm sẽ giúp làm dịu các cơn ho rất hiệu quả.

Lá hẹ hấp mật ong:

Thành phần Saponin có trong lá hẹ giúp giảm ho long đờm rất hiệu quả. Hơn nữa, lá hẹ cũng có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa vì thế người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có ho có thể áp dụng cách sử dụng lá hẹ để hỗ trợ cải thiện bệnh.

Cách thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị một nắm lá hẹ sau đó rửa sạch, cắt khúc nhỏ khoảng 2-3cm. Tiết đến, bạn cho lá hẹ đã cắt khúc vào bát cùng với mật ong để hấp cách thủy trong vòng 10-15 phút để nguội bớt là bạn có thể sử dụng. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng lá hẹ hấp mật ong 1-2 lần để các triệu chứng ho nhanh cải thiện.

Sử dụng nước muối:

Nước muối thường được sử dụng để sát khuẩn rất tốt. Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên để làm dịu bớt các cơn ho. Mỗi ngày, bạn có thể pha muối cùng với nước ấm rồi sử dụng để súc họng thường xuyên ngày 2 lần.

Hy vọng, với những thông tin trên bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản có gây ho không. Người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt hợp lý và điều trị thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày gây ho.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ