Làm sao để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu?

Trào ngược dạ dày ở bà bầu là tình trạng phổ biến khi mang thai và rất dễ nhầm lẫn với tình trạng nghén. Vậy trào ngược dạ dày ở bà bầu có triệu chứng như thế nào? làm sao để khắc phục tình trạng trào ngược này một cách hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của GenK STF.

XEM THÊM:

Nội dung bài viết

1. Trào ngược dạ dày khi mang bầu là gì?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua… Những cơn trào ngược thường xuyên xảy ra sau bữa ăn trong một thời gian ngắn. Nếu trào ngược dạ dày diễn ra trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho thực quản của người bệnh.

Phần lớn mọi người đều có thể bị trào ngược dạ dày, tuy nhiên, những người béo phì, hút nhiều thuốc và phụ nữ mang thai là những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn cả. 

Triệu chứng của trào ngược dạ dày bà bầu có thể kéo dài trong cả thai kỳ và tình trạng sẽ nặng hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm nhẹ dần và hết hẳn ngay sau khi em bé ra đời.

trao-nguoc-da-day-o-ba-bau-1
Triệu chứng của trào ngược dạ dày ở bà bầu có thể kéo dài trong cả thai kỳ

2. Phân biệt trào ngược ở phụ nữ mang thai với nôn nghén

Bà bầu có thể phân biệt hội chứng trào ngược dạ dày với tình trạng nôn nghén bằng các biểu hiện khác nhau.

Nôn nghén là tình trạng ốm nghén nặng, biểu hiện là cảm giác đầy hơi, khó chịu ở bụng, cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều gây mất nước và sút cân. Chứng nôn nghén có thể bắt đầu sớm nhất ở khoảng tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ, còn đa phần sẽ rơi vào tuần 8 – 12.

Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu hoặc kéo dài đến hết thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nghén là do thay đổi hormon người mẹ. Bên cạnh đó, hormone thai kỳ tăng lên cũng sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó gây khó tiêu và gây trào ngược dạ dày thực quản.

3. Triệu chứng của trào ngược dạ dày ở bà bầu

Các triệu chứng trào ngược của bà bầu cũng gần giống với những người bình thường như: 

  • Đầy hơi, ợ chua, nóng rát ở vùng thượng vị rồi lan tỏa đến phần cổ họng do axit trào ngược lên.
  • Buồn nôn, ói mửa, nhất là khi ngủ. Do các dây thần kinh hoạt động mạnh và khi nằm sẽ làm cho dạ dày với thực quản bằng nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch axit đẩy lên cổ họng. 
  • Khó nuốt thức ăn: Tình trạng phù nề ở lớp niêm mạc ở thực quản làm cho lối đi xuống của thức ăn bị hẹp lại khiến bà bầu cảm thấy đau cổ họng và nuốt thức ăn rất khó khăn.
  • Đau thượng vị, tức ngực do tình trạng trào ngược dạ dày khiến các đầu mút ở phần thực quản phải chịu kích động mạnh. 
  • Khàn tiếng và ho: Pepsin và axit trong dịch vị làm cho dây thanh quản bị sưng, gây ho, khàn tiếng và mất tiếng.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Tình trạng thức ăn vẫn còn tồn đọng lại ở dạ dày chưa kịp tiêu hóa sẽ sản sinh ra chất độc gây hại cho dạ dày và dẫn đến tình trạng chướng, bụng khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu cho bà bầu
  • Ngoài ra bà bầu còn gặp phải các triệu chứng khác như là: sụt cân nhanh, chán ăn, thiếu máu hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết đường tiêu hóa.

4. Một số nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở bà bầu

Trào ngược dạ dày ở bà bầu là tình trạng không còn quá xa lạ. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do:

Sự phát triển của thai nhi

Khi thai nhi phát triển kích thích và cân nặng của thai nhi sẽ làm cho cổ tử cung giãn nở. Từ đó, tạo ra áp lực lên các vòng cơ thắt thực quản và dạ dày, àm tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản, gây trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu. Tình trạng trào ngược này sẽ thường xuất hiện nhiều và thấy nhiều hơn ở chu kỳ cuối của thai kỳ.

Stress kéo dài và lo lắng

Căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến lượng cortisol sản sinh ra nhiều hơn, dẫn đến giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới và kích thích tiết dịch vị axit nhiều hơn.

Nhiễm vi khuẩn Hp

Phụ nữ mang bầu có thể nhiều thay đổi và có hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tiếp tục phát triển và gây nhiều tình trạng bệnh về dạ dày, tiêu hóa.

Thay đổi hormone dẫn trào ngược dạ dày ở bà bầu

Lượng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai của bà bầu được sản xuất ra nhiều hơn bình thường. Làm cho vòng cơ thắt thực quản mềm, giãn ra và xuất hiện các kẽ hở. Do đó, dịch axit trong dạ dày cùng thức ăn dễ bị trào ngược lên thông qua các kẽ hở này.

Do hay mặc quần áo chật

Mặc quần áo quá chật khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, bụng bị bó hẹp và chèn ép lên dạ dày nên dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày hơn.

Thừa cân, béo phì

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường có xu hướng ăn nhiều các loại thực phẩm giúp con tăng cân. Tuy nhiên, nếu ăn với mức độ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì. Đây cũng chính là thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, cũng có thể mẹ bầu bị trào ngược dạ dày do: có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay thoát vị hiatal hoặc có tiền sử mắc bệnh về dạ dày…

5. Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên đi khám khi nào?

Ngoài ra, bên cạnh chứng trào ngược dạ dày, nếu phụ nữ mang bầu có một số triệu chứng đi kèm sau thì cần đi khám ngay:

  • Chóng mặt, buồn nôn, bị nôn ói nhiều.
  • Cảm thấy ngực bị đau tức trong thời gian dài.
  • Bị sốt cao và ho nhiều.
  • Sụt cân nhanh, mất kiểm soát.
  • Cảm giác chán ăn, đắng miệng, khó thở.

6. Tác hại của mẹ bầu bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề không hiếm gặp trong quá trình mang bầu. Bệnh trào ngược dạ dày tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu nếu được phát hiện sớm và chú ý chăm sóc để tránh xảy ra những biến chứng sau:

  • Tình trạng trào ngược kéo dài không hết có thể dẫn đến tâm lý buồn chán, mệt mỏi, thiếu ngủ, chán ăn, sụt cân, thiếu dinh dưỡng để nuôi thai nhi,…
  • Viêm loét dạ dày, thực quản: dịch axit trong dạ dày nhiều gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, thực quản và gây tình trạng viêm loét, sưng tấy. Từ đó có thể làm co rút thực quản, gây ra hiện tượng hẹp thực quản, thực quản có sẹo.
  • Tiền ung thư thực quản: Nguy cơ xảy này có thể xảy ra nếu bà bầu bị trào ngược dạ dày ở tất cả các lần mang thai. Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit trong dạ dày sẽ làm tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị đổi màu, lâu ngày phát triển thành ung thư thực quản. 

7. Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu tại nhà

Trong thời gian mang bầu thì việc sử dụng thuốc cho bà bầu thường không được khuyến khích. Bởi vậy, khi gặp các triệu chứng trào ngược dạ dày, mẹ bầu nên sớm phát hiện và điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn là vấn đề cần thiết để hỗ trợ khắc phục triệu chứng trào ngược dạ dày. Thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học mà bà bầu cần áp dụng đó là:

  • Uống nhiều nước, ngoài nước lọc ra bạn có thể bổ sung thêm các loại sữa hạt hay nước ép rau củ và các loại trái cây tươi.
  • Thay vì ăn một ngày 3 bữa chính thì bà bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn ra thành nhiều bữa cũng như giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa
  • Loại bỏ những loại thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày trong chế độ ăn như các đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn, chocolate…
  • Bà bầu nên ăn chậm, nhai kỹ và nuốt từ từ, không nên ăn quá no mà cũng không nên để bụng quá đói.
  • Không nên vừa ăn vừa uống, nếu trộn chung cơm và canh rồi ăn nhanh.
  • Tránh tình trạng sử dụng rượu bia hay các thức uống có chứa cồn, cafein hoặc nước uống có gas.
  • Nên bổ sung thêm các loại rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của bà bầu để hạn chế tình trạng khó tiêu hay táo bón.
  • Không nên uống quá nhiều nước trước khi ăn và tuyệt đối không ăn no trước khi đi ngủ. Nếu trước lúc ngủ nếu cảm thấy đói thì có thể lót dạ với 1 ly sữa ấm để có thể giúp ngủ ngon hơn.
trao-nguoc-da-day-o-ba-bau
Điều chỉnh chế độ ăn là vấn đề cần thiết giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu

Kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng

Tâm trạng lo lắng, stress cũng là một trong những lý do khiến cho các triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang bầu trở nên tồi tệ thêm.

Có thể cải thiện tâm trạng bằng các phương pháp như:

  • Xem phim, nghe nhạc
  • Tập luyện bộ môn thiền định.
  • Tập các bài tập yoga phù hợp với thai kỳ.
  • Đọc sách cho phụ nữ mang thai, tìm hiểu về các cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ.
  • Thường xuyên nói chuyện và chia sẻ tâm trạng, cảm xúc với người thân.

Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh là giải pháp không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động các cơ quan tiêu hóa. Đồng thời giúp các các bà bầu có được 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu cần thực hiện tốt các chế độ sau:

  • Nên đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ từ 7-8 tiếng đồng hồ 1 ngày.
  • Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh thức khuya hoặc làm việc quá nhiều vào buổi tối.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể của mẹ và bé.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục mỗi ngày với các bài tập có cường độ nhẹ, phù hợp khi mang bầu

Dùng gối kê cao đầu khi nằm ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày đôi khi có thể kích hoạt và làm phiền giấc ngủ của bà bầu. Để ngăn chặn nguy cơ bị trào ngược khi ngủ, bà bầu có thể áp dụng cách gối kê cao đầu.

Thảo mộc tự nhiên chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu

Đây là giải pháp rất an toàn và rất hiếm khi phát sinh các tình huống rủi ro. Bà bầu có thể dùng gừng, nghệ, trà hoa cúc hay nha đam đều rất tốt.

Để điều trị chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu hiệu quả bạn nên kết hợp dùng sữa chua với nghệ, nha đam, trái cây hàng ngày đem lại hiệu quả cao nhất.

Trang phục rộng rãi

Mặc quần áo quá chật sẽ tạo thêm áp lực lên vùng bụng vốn đã rất căng tức của bà bầu và làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu nên ưu tiên những bộ đồ bầu thoải mái với chất liệu thoáng mát để dễ dàng vận động trong ngày.

Không ăn trước khi ngủ

Việc ăn no và đi ngủ ngay sau đó là một điều kiện lý tưởng để chứng trào ngược dạ dày có cơ hội xuất hiện. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên, bà bầu nên cố gắng không ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ và hạn chế uống quá nhiều nước.

Vận động nhẹ sau khi ăn

Bà bầu nên đi bộ hoặc vận động một chút như làm việc nhà, đứng thẳng sau mỗi lần dùng bữa thay vì nằm xuống sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện. Thêm vào đó, bạn không nên thực hiện những động tác phải cúi người bởi điều đó sẽ tạo điều kiện cho axit trong dạ dày có cơ hội trào ngược lên thực quản.

8. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu

Điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng thuốc Tây

Tác dụng phụ của thuốc Tây y có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Vì vậy, việc sử dụng thuốc Tây thường không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nặng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì bác sĩ mới đưa ra phương án sử dụng thuốc Tây y điều trị.

Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng để chữa các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu là:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ở dạ dày.
  • Thuốc kháng axit.
  • Thuốc ức chế bơm Proton
  • Thuốc anti H2.

Trong số các nhóm thuốc này, bác sĩ thường sẽ ưu tiên kê đơn nhóm thuốc kháng axit. Vì nhóm thuốc này được đánh giá là khá an toàn và gần như không chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các thành phần như Trisilicate, Magnesium và Sodium Bicarbonate có trong nhóm kháng axit bắt buộc bà bầu không nên sử dụng.

Thuốc Tây y ít nhiều đều có hại đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày thường sử dụng hoàn toàn các dược liệu thiên nhiên nên tương đối an toàn đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Phụ nữ mang bầu có thể sử dụng một số bài thuốc chữa trào ngược dạ dày sau:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị: Kẹo mạch nha, thục tiêu, nhân sâm và can khương.
  • Cách dùng: Mang tất cả dược liệu đã chuẩn bị đem đi sắc cùng 700ml nước, sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cô đặc chỉ còn 300ml. Chia nước thuốc thành 4 phần bằng nhau, mỗi ngày mẹ bầu uống 2 phần và sử dụng thuốc trong 2 ngày/thang. Nên kiên trì sử dụng trong 1 đến 2 tuần, bà bầu sẽ không còn cảm giác buồn nôn, ợ hơi do trào ngược dạ dày gây ra.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: Bối mẫu, thanh bì, đan bì, trần bì, trạch tả và thược dược.
  • Cách dùng: Cho tất cả các dược liệu đã chuẩn bị vào nồi và đổ ngập nước, sắc thuốc cô đặc lại cho đến khi còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 5 phần để uống, mỗi ngày uống 1 thang. Mẹ bầu nên kiên trì sử dụng sau 10 – 20 ngày để cảm nhận được các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: Thược dược, đan bì, thanh bì, chi tử, trần bì, bối mẫu, thủy tả.
  • Cách dùng: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi và đổ ngập nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn lại khoảng hơn bát nước. Chia nước thuốc thành 4 phần và uống trong 2 ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần sau bữa ăn và kiên trì sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ trị dứt điểm triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu.

Điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu bằng nguyên liệu tại nhà

Một số cách trị trào ngược dạ dày cho bà bầu bằng nguyên liệu đơn giản tại nhà là:

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng nghệ và sữa chua

Trong củ nghệ có chứa các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm, đặc biệt là chất cucumin có trong tinh bột nghệ rất tốt cho dạ dày. Cùng với đó, sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và tốt cho đường ruột. Khi kết hợp sử dụng nghệ với sữa chua trở thành bài thuốc chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua rất hiệu quả.

Cách dùng nghệ và sữa chua đơn giản như sau:

  • Lấy một cốc sữa chua trộn đều cùng 1 – 2 thìa tinh bột nghệ.
  • Dùng sữa chua nghệ trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
trao-nguoc-da-day-o-ba-bau-2
Trong củ nghệ có chứa ucumin và các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm rất tốt cho dạ dày

Nước gừng – Cách giảm trào ngược dạ dày cho bà bầu hiệu quả

Gừng có tác dụng chống viêm, chống buồn nôn, làm giảm tiêu chảy và đau bụng hiệu quả. Các hoạt chất có trong củ gừng còn có tác dụng ức chế sự hình thành prostaglana làm trung hòa axit vì vậy dùng trong điều trị trào ngược dạ dày rất tốt.

Cách dùng:

  • Lấy một củ gừng tươi, cạo vỏ và rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Cho gừng mới thái lát vào đun sôi cùng một ít nước và đường.
  • Để nước nguội và uống hằng ngày, nên kiên trì uống nước gừng để làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Trên đây là các mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nguyên liệu tại nhà tương đối hiệu quả, tuy nhiên bà bầu không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là thông tin về bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Trào ngược dạ dày ở bà bầu mang lại cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu như ợ hơi, đầy bụng bà bầu nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra phương án cải thiện tình trạng bệnh này.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Lời nhắn gửi – Cùng GENK STF trao gửi lời yêu thương

Thông tin liên hệ