Trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không?

Việc tiêm phòng vacxin là một biện pháp chủ động giúp phòng ngừa lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm phòng vacxin rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, vậy người bệnh trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về vacxin phòng bệnh

Vacxin là gì?

Trước khi tìm hiểu về đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không, chúng ta cần nắm rõ về các thông tin cơ bản của vacxin. Vacxin là một loại chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Thành phần của vacxin là virus đã bị suy yếu hoặc phiên bản gần giống như virus. Khi được đưa vào cơ thể, chúng không hề gây hại đến sức khỏe mà giúp kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại chúng, tạo ra trí nhớ miễn dịch. Khi virus thực sự xâm nhập cơ thể thì đã có kháng thể được tạo ra và giúp cơ thể được bảo vệ khỏi sự tấn công của virus.

Các loại vacxin phòng bệnh

Vacxin giải độc tố:

Là loại vacxin được sản xuất bằng cách làm mất độc tính của vi sinh vật nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Khi tiêm vacxin giải độc tố, hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ làm quen với độc tố và kích thích sản sinh ra các kháng nguyên để trung hòa lại độc tố. Một số loại vacxin giải độc tố thường gặp như vacxin uốn ván, vacxin bạch hầu,…

Vacxin bất hoạt:

Là loại vacxin được sản xuất từ các vi sinh vật đã chết. Về độ an toàn và ổn định thì vacxin bất hoạt tốt hơn so với các loại vacxin sống, vì các vi sinh vật đã chết không lo chúng đột biến trở lại. Còn về đáp ứng miễn dịch thì vacxin bất hoạt yếu hơn so với các loại vacxin sống nên thường phải tiêm nhiều liều nhắc lại để đạt được hiệu quả miễn dịch. 

Đây là một mặt hạn chế của vacxin bất hoạt vì nhiều người sống ở những vùng kinh tế khó khăn, không có điều kiện chăm sóc y tế thường xuyên, sẽ không thể tiêm nhắc lại đủ và đúng thời điểm được.

Một số loại vacxin bất hoạt thường gặp như vacxin ho gà, vacxin thương hàn, vacxin tả, vacxin Salk (phòng bại liệt), vacxin viêm não Nhật Bản…

Vacxin sống giảm độc lực:

Là loại vacxin được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật khác gần giống với loại gây bệnh, đã được giảm độc lực, không còn khả năng gây bệnh khi đưa vào cơ thể. Đây là một loại vacxin sống nên hiệu quả sản sinh kháng thể mạnh, tạo ra miễn dịch lâu dài và các mũi tiêm nhắc lại ít. Một số loại vacxin sống giảm độc lực thường gặp như vacxin BCG sống, vacxin thương hàn, vacxin Sabin (phòng bại liệt), vacxin sởi…

Vacxin tách chiết:

Đây là loại vacxin được sản xuất bằng công nghệ cao chỉ tách chiết lấy một phần vỏ để lấy thành phần kháng nguyên đặc thù Polysaccharide của vi khuẩn hoặc virus. Loại vacxin này được sản xuất bằng công nghệ cao nên giá thành thường đắt, tiềm ẩn nguy cơ mẫn cảm, lịch tiêm phòng được lặp lại nhiều lần. 

Một số loại vacxin tách chiết thường gặp bao gồm vacxin não mô cầu, vacxin phế cầu, vacxin viêm gan B,…

Vacxin tái tổ hợp:

Đây cũng là một loại vacxin được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại, mã hóa gen cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vacxin được tách và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào thích hợp. Một số loại vacxin tái tổ hợp thường gặp như vacxin tả, vacxin thương hàn…

Trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý có sự suy yếu của cơ thắt dưới thực quản và lượng axit dịch vị dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu mệt mỏi cho nhiều người bệnh. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức thượng vị, bỏng rát vùng xương ức thực quản, chán ăn, thậm trào ngược dạ dày ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và có thể dẫn đến sụt cân.

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gây nhiều mệt mỏi vì thế nhiều người bệnh thường thắc mắc không biết trào ngược dạ dày có tiêm được vacxin không. Theo các chuyên gia khuyến cáo, tất cả những người chưa có miễn dịch với các bệnh lý truyền nhiễm đều có thể tiêm phòng được vacxin. Vì thế, người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn tiêm được vacxin nếu chưa có miễn dịch trước đó.

Trào ngược dạ dày vẫn có thể tiêm được vacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cấp tính

Hiện nay các loại vacxin đều có tính an toàn cao. Các loại vacxin được cấp phép sử dụng đều phải trải qua các khâu kiểm định nghiêm ngặt từ giai đoạn thử nghiệm, khi được cấp phép sử dụng và được đánh giá lại về độ an toàn hiệu quả thường xuyên khi được sử dụng trên thị trường.

Các phản ứng sau tiêm vacxin đa phần là các phản ứng nhẹ và tạm thời, có thể tự hết sau một vài ngày mà không cần can thiệp nhiều. Một số phản ứng thường gặp sau tiêm vacxin như sốt nhẹ, sưng đỏ tại chỗ tiêm, đau cánh tay, đau vết tiêm,… Phản ứng nặng sau tiêm như sốc phản vệ gây tử vong cũng có nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.

Lợi ích của việc tiêm phòng vacxin vượt xa những rủi ro về phản ứng phụ nên người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn nên tiêm vacxin để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, là người có bệnh nền càng nên tiêm phòng để tránh các nguy cơ biến chứng khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm như Covid-19, viêm gan B, các bệnh lý do HPV,… 

Đặc biệt, trẻ em càng nên được tiêm chủng từ sớm để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm màng não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bại liệt, uốn ván, lao,…

Trường hợp nào người bệnh trào ngược dạ dày không nên tiêm vacxin?

Người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn tiêm được vacxin, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng tiêm được vacxin. Mỗi một loại vacxin sẽ có chống chỉ định khác nhau, vì thế bạn cần thăm khám lâm sàng trước tiêm kỹ lưỡng, kể rõ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang dùng và nghe lời khuyên tư vấn từ bác sĩ để biết mình có nằm trong trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin không.

Một số trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin nói chung bao gồm:

  • Những người đang bị sốt cao
  • Những người có tiền sử phản ứng nặng với vacxin trước đó.
  • Người bệnh trào ngược dạ dày kèm theo các bệnh lý khác đang tiến triển cấp tính như viêm gan B, viêm gan C, hen phế quản,…
  • Các chống chỉ định khác tùy theo loại vacxin người bệnh đang muốn tiêm như vacxin sống giảm độc lực chống chỉ định cho những người đang bị suy giảm miễn dịch, những người đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch,… Hoặc một số loại vacxin sẽ có chống chỉ định cho phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh lý ác tính, người đang chạy thận nhân tạo,…
  • Một số loại vacxin sẽ có chống chỉ định với những người đang có bệnh lý rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.

Lưu ý cho người bệnh trào ngược dạ dày sau tiêm vacxin

Dù tiêm phòng loại vacxin nào người bệnh trào ngược dạ dày cũng cần lưu ý một số thông tin sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân như:

Ở lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút, nếu thấy các triệu chứng bất thường phải báo ngay cho nhân viên y tế để có hướng xử lý kịp thời.

Sau khi về nhà, người bệnh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe thêm 2-3 ngày sau tiêm, có người thân bên cạnh để gặp tình huống nguy hiểm có thể xử trí kịp thời.

Nếu người bệnh gặp hiện tượng sốt sau tiêm phòng cần dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Các trường hợp sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì không cần uống thuốc hạ sốt, người bệnh chỉ cần uống nhiều nước, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thông thoáng.

Không tự ý bôi thuốc, sát chanh hay các loại dược liệu khác vào vết tiêm để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng.

Lưu lại số của nhân viên y tế để được hướng dẫn khi gặp những dấu hiệu, phản ứng bất thường sau tiêm.

Nếu gặp các triệu chứng nặng như sốt cao liên tục không hạ; nổi ban đỏ, mề đay; tê môi, đầu lưỡi; tinh thần vật vã, kích thích; đau bụng, buồn nôn thì nên đến bệnh viện ngay để được theo dõi, xử trí kịp thời.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không. Người bệnh hoàn toàn tiêm được vacxin để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ