Trả lời câu hỏi: U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp phổ biến để loại bỏ các khối u, trong đó có u tuyến giáp. Thế nhưng, bất cứ cuộc phẫu thuật nào đều có nguy cơ rủi ro và những biến chứng nhất định. Do đó, nhiều người thắc mắc u tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

1. U tuyến giáp lành tính là gì?

Những khối u hình thành và phát triển một cách bất thường tại lớp lót mặt trong của tuyến giáp được gọi là u tuyến giáp. U tuyến giáp được chia thành u lành tính và u ác tính. Hầu hết các khối u tuyến giáp đều là lành tính nên khó phát triển thành ung thư.

u-tuyen-giap-lanh-tinh-co-nen-mo-khong-1
U tuyến giáp lành tính thường có kích thước nhỏ, tiến triển chậm

U tuyến giáp lành tính thường có kích thước nhỏ, ở thể rắn hoặc lỏng, tiến triển chậm và ít gây những triệu chứng bất thường đối với cơ thể. Chỉ một số trường hợp khối u phát triển lớn chèn ép lên thực quản, khí quản khiến việc hô hấp của người bệnh gặp khó khăn. Ngoài ra, còn khiến cho việc nuốt thức ăn bị ảnh hưởng.

Một số ít trường hợp, u tuyến giáp lành tính sản sinh lượng hormone Thyroxine nhiều hơn so với nhu cầu cần thiết. Kết quả là dẫn đến bệnh cường giáp với những triệu chứng điển hình là loạn nhịp tim, tim đập nhanh, mồ hôi tiết nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân…

2. U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

U tuyến giáp lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc. Vì thế, u tuyến giáp lành tính có nên mổ không là băn khoăn của rất nhiều người. Trên thực tế, để quyết định có nên mổ đối với khối u lành tính hay không, bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố. Bao gồm: Vị trí, kích thước khối u, độ tuổi, sức khỏe của người bệnh… 

u-tuyen-giap-lanh-tinh-co-nen-mo-khong-2
Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán để xác định có cần mổ u tuyến giáp lành tính hay không

Mổ u tuyến giáp lành tính sẽ được bác sĩ chỉ định khi thực sự cần thiết. Bởi phẫu thuật dù đạt hiệu quả cao vẫn ẩn chứa những rủi ro nhất định. Thậm chí, nguy cơ khối u tái phát lại hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định có nên mổ hay không.

2.1. Trường hợp u tuyến giáp không cần mổ

Hầu hết u tuyến giáp lành tính đều không cần mổ. Những khối u có kích thước nhỏ từ 1 – 2 cm và không gây triệu chứng bất thường thì chỉ cần theo dõi, thăm khám định kỳ. Ngoài thăm khám, bác sĩ có thể sẽ làm thêm phương pháp chọc xét nghiệm tế bào để hẹn người bệnh thời gian tái khám ở lần tiếp theo.

2.2. Trường hợp u tuyến giáp lành tính cần phải phẫu thuật

Trong những trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với bệnh nhân u tuyến giáp:

2.2.1. U tuyến giáp có kích thước 2 – 3cm

Đối với trường hợp này, ban đầu bác sĩ sẽ thực hiện điều trị ít nhất 6 tháng bằng liệu pháp hormone tuyến giáp L-T4. Sau đó, sẽ đánh giá và kiểm tra lại theo những trường hợp sau:

  • Nếu khối u đã giảm kích thước, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị bằng liệu pháp hormone L-T4.
  • Nếu khối u không nhỏ đi, thậm chí kích thước lớn hơn thì phẫu thuật (mổ) sẽ được chỉ định.

2.2.2. Khối u có kích thước lớn trên 4 cm

Nếu khối u tuyến giáp lành tính có kích thước lớn hơn 4cm và gây ra những triệu chứng thì sẽ chỉ định mổ. Theo đó, khối u lớn khiến vùng cổ bị sưng, thanh quản, khí quản bị chèn ép gây khó nói, khó nuốt và khó thở.

3. Mổ u tuyến giáp có biến chứng gì?

Phẫu thuật u tuyến giáp mặc dù cho hiệu quả cao nhưng những rủi ro là hoàn toàn có thể xảy ra. Phổ biến nhất là các biến chứng sau:

  • Tạm thời bị khàn tiếng. Nhưng cũng có những trường hợp bị khàn tiếng vĩnh viễn.
  • Phẫu thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh thanh quản, dẫn đến mất tiếng.
  • Vĩnh viễn bị suy giáp: Biến chứng này là hay gặp nhất. Đặc biệt, tình trạng suy giáp là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi nếu người bệnh bị cắt gần như hoàn toàn hoặc hoàn toàn tuyến giáp.
  • Tuyến giáp bị cắt bỏ hoàn toàn thì cả đời người bệnh sẽ phải dùng thuốc bổ sung tuyến giáp.
  • Vết mổ có thể bị nhiễm trùng hoặc chảy máu. Tình trạng chảy máu quá mức có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông.
  • Có thể xuất hiện các bướu ở những vị trí khác như u xơ tử cung, u vú.
  • Phụ nữ có thể đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết hoặc mất kinh vĩnh viễn.
  • Người bệnh có thể bị sụp mí mắt, co đồng tử.
  • Biến chứng suy tuyến cận giáp sẽ dẫn đến nồng độ canxi máu giảm. Từ đó, gây ra các triệu chứng như tê mặt, liệt tứ chi, co thắt cơ bắp, tay chân tê cứng, ngứa ở các đầu ngón tay chân…

4. Có phương pháp nào không cẩn mổ u tuyến giáp không?

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại nên u tuyến giáp lành tính có thể điều trị mà không cần mổ nhằm giảm các biến chứng sau phẫu thuật. Theo đó, phương pháp sóng cao tần để đốt khối u đang được đánh giá cao và sử dụng nhiều tại các bệnh viện lớn.

u-tuyen-giap-lanh-tinh-co-nen-mo-khong-3
Đốt sóng cao tần – phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính ngày càng được ứng dụng rộng rãi

Đốt khối u bằng sóng cao tần sẽ tiêu diệt các tế bào và mạch máu trong khối u bằng cách sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao. Dòng điện này sẽ thông qua sự ma sát các ion trong mô để tạo nhiệt. Lượng nhiệt sẽ khiến các tế bào của khối u bị tê liệt và tiêu diệt.

Phương pháp này không cần mổ, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật, bao gồm:

  • Bác sĩ chỉ cần dùng kim siêu nhỏ kích thước 3mm chọc vào vùng cổ người bệnh. Nhờ vậy, giảm đau đớn, giảm chảy máu mà vẫn giúp loại bỏ được khối u, đảm bảo tính thẩm mỹ. Đặc biệt, chức năng tuyến giáp được giữ nguyên.
  • Điều trị chỉ tác động đến mô bệnh nên không gây suy giảm. Phần tuyến giáp lành tính được bảo tồn và tránh không phải sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày.
  • Điều trị cho mỗi lần nhanh chóng chỉ khoảng 30 – 45 phút. Sau điều trị, người bệnh có thể về nhà mà không cần nằm viện.
  • Tỷ lệ tái phát thấp và hầu như không có biến chứng.

Kết luận

Như vậy, các bạn vừa tìm được lời giải đáp cho câu hỏi u tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Để biết chính xác phương pháp điều trị, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có kết luận chính xác.

Thông tin liên hệ