Tọa đàm trực tuyến: Giải pháp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư

Ngày 26/11/2019, Báo điện tử Dân trí đã tổ chức chương trình Tọa đàm giao lưu trực tuyến “Giải pháp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư”.

Buổi Tọa đàm trực tuyến trên báo Dân trí có sự tham gia của các chuyên gia:

PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược.

TS.BS. Vũ Hải, Nguyên trưởng Phòng khám, Bệnh viện K trung ương.

PGS. BS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia.

Cùng hai khách mời là anh Trần Xuân Chín (xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) bệnh nhân ung thư phổi đã hơn 5 năm và chị Nguyễn Thị Hoài (Lục Nam, Bắc Giang) có con trai bị ung thư máu hơn 2 năm nay.

Các Chuyên gia và Khách mời trờ chuyện trong buổi tọa đàm
Các Chuyên gia và Khách mời trờ chuyện trong buổi tọa đàm

Các chuyên gia, bác sĩ đã nhận hàng trăm câu hỏi của độc giả, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là các phương pháp làm giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị trong quá trình điều trị, trong đó bao gồm vấn đề về tinh thần, chế độ dinh dưỡng, sản phẩm sử dụng nhằm nâng cao thể trạng cho các bệnh nhân ung thư.

Thực trạng ung thư hiện nay

Đánh giá về thực trạng bệnh ung thư hiện nay, TS. BS. Vũ Hải, Nguyên trưởng Phòng khám, Bệnh viện K trung ương cho biết: “Ung thư là bệnh lý hiện nay rất phổ biến, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2018, Việt Nam có 165.000 người mắc và 115.000 tử vong vì ung thư, tỷ lệ tử vong của ung thư gấp 9 lần tử vong do tai nạn giao thông. Việt Nam đứng thứ 95/185 quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh nhưng đứng thứ 56/185 về tỷ lệ tử vong. Có thể nói đây là vấn nạn lớn của Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay”

Tiến sĩ còn chia sẻ: “Ung thư là bệnh ác tính nhưng các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoặc có thể phòng ngừa kéo dài sự sống”.

PGS. BS. Lê Bạch Mai chia sẻ tại tọa đàm
PGS. BS. Lê Bạch Mai chia sẻ tại tọa đàm

Bên cạnh đó, PGS. BS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng chia sẻ một thực trạng sai lầm phổ biến hiện nay: “Các bệnh nhân ung thư thường nghĩ rằng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt đường, thịt, sữa là tập trung nuôi dưỡng các tế bào ung thư, từ đó các tế bào đó phát triển mạnh hơn. Điều này dẫn đến nhiều bệnh nhân sai lầm chọn chế độ kiêng khem chỉ ăn gạo lứt, muối mè… hay chỉ ăn rau củ mà không ăn thịt, nhóm thức ăn bột đường, nhưng thực tế chúng ta đang chọn phương pháp hóa, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư vì vậy bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng chiến đấu với bệnh tật”.

Phương pháp hỗ trợ hiệu quả để giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư

Hiện nay, có rất nhiều nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư nhưng 3 phương pháp điều trị chính vẫn là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Điều trị bệnh ung thư là điều trị đa mô thức, nghĩa là cần phối hợp các phương pháp điều trị với nhau, tuy nhiên các phương pháp điều trị này nhằm vào mục đích tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đều mang lại những tác dụng phụ gây đau đớn, khó chịu và suy giảm sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.

Trong buổi tọa đàm lần này, đọc giả đã được chứng kiến câu chuyện cảm động của hai bệnh nhân ung thư – những nhân chứng sống, những tấm gương sáng đầy lạc quan và niềm tin vào cuộc sống, tiếp thêm sức mạnh cho những bệnh nhân ung thư trên cuộc hành trình dài đầy gian nan chiến đấu với bệnh tật.

Là một người sống khỏe cùng ung thư phổi đã 5 năm nay, anh Trần Xuân Chín (làng Mấu, xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Theo quan điểm của tôi chữa bệnh phải tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ và không nên kiêng khem, ăn uống đầy đủ, đúng khoa học, đặc biệt là không dùng thuốc nam”.

Anh Trần Xuân Chín chia sẻ trong tọa đàm
Anh Trần Xuân Chín chia sẻ trong tọa đàm

Với một tinh thần tràn đầy năng lượng, trong buổi Tọa đàm, anh tâm sự rằng: “Đã có những lúc muốn bỏ cuộc, tình cờ xem được một sản phẩm hỗ trợ giảm tác dụng phụ trong quá trình hóa xạ trị trên tivi, anh gọi điện nhờ con rể tìm mua thì biết được đó là sản phẩm GHV KSol. Khi đó anh luôn nghĩ rằng mình như là “con bạch tuộc” để cho các nhà khoa học thử nghiệm, thật may mắn là đã hơn 5 năm Chín vẫn khỏe mạnh cho đến bây giờ và đi xét nghiệm chưa có dấu hiệu phát triển của ung thư”.

Chị Hoài chia sẻ trong tọa đàm
Chị Hoài chia sẻ trong tọa đàm

Một người mẹ chứng kiến những đau đớn, mệt mỏi của con trai hơn 2 năm qua, chị Nguyễn Thị Hoài (xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang) cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Trong quá trình điều trị hóa chất, cháu rất mệt mỏi, nằm li bì, không ăn uống được. Lúc đó, có gì đó thôi thúc một người mẹ đi tìm kiếm giải pháp khác hỗ trợ cho con, có hôm vào mạng tìm vô tình gặp trường hợp của cô Duệ có sử dụng sản phẩm GenK Liquid, đọc thấy có tác dụng hỗ trợ trong khi điều trị hóa chất thì tôi cũng bạo dạn mua về cho con uống. Kết hợp ăn uống khoa học và uống GenK Liquid, mặc dù phải truyền hóa chất loại rất mạnh và rất độc là Mentho 24h, tôi thấy cháu vẫn tỉnh táo và không có hiện tượng rụng tóc, lở miệng. Vì vậy, tôi đã tin tưởng dùng 2 năm nay”.

Nghiên cứu đột phá của các nhà khoa học

Từ những chia sẻ của hai khách mời trong buổi Tọa đàm, PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược nhận định rằng GenK STF, GHV KSol là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và cũng là 2 sản phẩm duy nhất có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao.

Tiến sĩ cho biết: “Việc chế tạo ra Fucoidan sulfate hóa cao là thành tựu nổi bật của Viện khoa học Việt Nam, đã chứng minh được Fucoidan sulfate hóa cao này có tác dụng vượt trội so với Fucoidan thông thường. Nó có tác dụng hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm tác dụng phụ trong quá trình hóa xạ trị và tăng sức đề kháng rất tốt”.

PGS.TS Vũ Huy Oánh chia sẻ trong tọa đàm
PGS.TS Vũ Huy Oánh chia sẻ trong tọa đàm

Ngoài ra, Tiến sĩ còn chia sẻ về phức hệ Nano XFGC trong sản phẩm GHV KSol gồm 4 thành phần là Xáo tam phân, Fucoidan sulfate hóa cao, Panax NotoGinseng có trong củ tam thất và Curcumin từ củ nghệ vàng. Đây đều là các dược liệu quý có tác dụng rất tốt trong dự phòng, hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của háo xạ trị, đồng thời góp phần nâng cao thể trạng cho người mắc bệnh ung thư.

PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh còn nhấn mạnh: “Việc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nghiên cứu ra phức hệ Nano Extra XFGC sau đó chuyển giao công nghệ cho công ty CP Dược phẩm GoldHealth Việt Nam sản phẩm GHV KSol thực sự là một bước tiến đột phá trong ngành khoa học”.

Đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa mà Báo điện tử Dân trí tổ chức, với sự tư vấn của các chuyên gia, sự chia sẻ của các khách mời, đã cung cấp các thông tin và giải pháp cụ thể, hữu ích giúp các bệnh nhân và cộng đồng nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư đồng thời củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình điều trị.

Hàng trăm câu hỏi của độc giả quan tâm gửi về cho các Chuyên gia và Khách mời trong buổi tọa đàm:

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai, xin PGS. chia sẻ về chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân ung thư nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ hóa trị xạ trị được không ạ? (Thanh Huyền – Hà Nội)

PGS. BS. Lê Bạch Mai: 

Người bệnh ung thư điều trị hóa xạ trị, trước trong và sau thời gian điều trị đều cần được cung cấp đầy đủ năng lượng. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị đối với người bệnh có thể trạng bình thường là 25-30 kcal/kg/ngày theo khuyến cáo của ESPEN và 30-35 Kcal/kg/ngày theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, đối với người bệnh ung thư thừa cân, béo phì nhu cầu năng lượng khuyến nghị cần tính theo cân nặng lý tưởng, người bệnh suy kiệt nặng thì nên tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng thường có, sau đó nên tăng từ từ cho đến khi đạt được nhu cầu khuyến nghị theo cân nặng lý tưởng.

– Nếu gặp phải tình trạng buồn nôn sau hóa xạ trị thì cần chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa chứ không phải 3 bữa một ngày. Nếu tình trạng dạ dày không tốt, thử chế độ ăn lỏng như cháo loãng hoặc nước hoa quả hoặc thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì.

– Nếu bị tiêu chảy sau hóa xạ trị: bổ sung các thực phẩm giàu natri và kali như: chuối, cam, đào, nước ép mơ, khoai tây luộc, tránh các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…

– Uống nhiều nước, uống từ từ từng ngụm nhỏ giúp hạn chế tình trạng khô miệng sau hóa xạ trị.

– Kết hợp ăn uống đầy đủ với đi lại vận động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa và trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Thưa TS. BS Vũ Hải, vợ tôi bị ung thư buồng trứng đã cắt tử cung, buồng trứng vàđã điều trị bằng phương pháp hóa trị hết 6 đợt để theo dõi bệnh nhân đã khỏi hẳn chưa dựa vào cơ sở nào để xác định, còn theo dõi bệnh tái phát hay không thì triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên? còn xét nghiệm thì cần xét nghiệm nào? (Hồ Văn Tý – Nam Định)

Thưa TS. BS Vũ Hải:

Theo định nghĩa ung thư chữa khỏi là trong vòng 5 năm không tái phát lại và các chất chỉ điểm khối u trong máu trở về mức bình thường (nếu trước đó tăng cao).

Sau mổ cắt tử cung người nhà bạn vẫn cần khám định kỳ, 3-4 tháng trong năm đầu, mỗi 6 tháng trong 3 năm kế tiếp, sau đó là mỗi năm. Khi đó người nhà bạn sẽ được khám vùng chậu, phết tế bào và soi mỏm cắt, siêu âm vùng bụng, CT hay tốt hơn nữa là chụp MRI vùng chậu, chụp X-quang phổi. Tuy nhiên, ngoài việc lưu ý các phương pháp phòng tránh ung thư tái phát về cả tinh thần, tập luyện, chế độ ăn…, vợ bạn nên sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao như GENK hoặc KSol là phương pháp hiệu quả, an toàn, hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư trước, trong và sau khi điều trị.

Thưa PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, Tôi bị K phổi đang sử dụng thuốc đích được 16 tháng. Xin tư vấn tôi nên dùng Genk hay Ksol cho phù hợp? (Phan Xuân Thắng – Hà Nam)

Thưa PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh:

Trên khía cạnh hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư thì tác dụng của GenK và KSol là như nhau, nên liều dùng như nhau, tùy từng tình trạng bệnh nhân có thể phối hợp cả 2 sản phẩm càng tốt.

– Đối với trường hợp bệnh nhân đang bị suy kiệt, chịu tác dụng phụ nặng của hóa xạ trị thì nên dùng KSol vì KSol là phức hệ Nano gồm 4 loại hoạt chất, có thêm tinh chất từ củ nghệ vàng, xáo tam phân và tam thất giúp bệnh nhân giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị đa chiều hơn.

– Bệnh nhân sau hóa xạ trị, điều trị ổn định, trong giai đoạn chống tái phát, chống di căn thì có thể dùng GenK để giảm chi phí do giá thành GenK thấp hơn KSol khoảng 10%.

PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Có nhiều loại ung thư khác nhau, vì vậy để có thể xây dựng được chế độ ăn cơ bản cho người bệnh ung thư nói chung như câu hỏi của bạn, thì tôi có thể tư vấn như sau:

Duy trì cân nặng lý tưởng: Đối với nhiều người bệnh, nên tránh giảm cân bằng cách dung nạp đủ lượng calo mỗi ngày. Đối với những người bệnh thừa cân – béo phì, cần giảm cân.

Sử dụng chất dinh dưỡng thiết yếu: gồm protein, carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng chất và nước.

Tập luyện tích cực khi có thể: như đi bộ hằng ngày; bởi vì hạn chế vận động (ngồi hoặc ngủ quá nhiều) có thể gây giảm khối lượng cơ và tăng lượng mỡ cơ thể, ngay cả khi không có ý định giảm cân.

Một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau và trái cây, một lượng vừa phải ngũ cốc và các nguồn protein thực vật như các loại hạt, đậu nành, cùng các loại thịt như cá, thịt gia cầm, thịt nạc hoặc sản phẩm từ sữa ít béo.

Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết: chất đạm, tinh bột, vitamin…trong bữa ăn hàng ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa cho người bệnh.

Không kiêng khem quá nhiều, vẫn ăn uống bình thường, 1 số loại thực phẩm như xúc xích, đồ nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… thì cần hạn chế.

Tập luyện, vận động nhẹ nhàng sau khi cơ thể đã ổn định hơn.

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Thưa PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, Ba cháu bị ung thư vòm họng đang trong quá trình hóa trị. Cứ sau mỗi lần hóa trị ba cháu lại không ăn uống gì được và phải truyền nước biển. Mong PGS. TS hướng dẫn cháu cách chăm sóc trong quá trình này chế độ ăn uống để khỏe hơn. (Huy Tuấn – Thái Bình)

Nội dung bài viết

PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh:

Khi xây dựng chế độ ăn cho bố bị ung thư vòm họng và đang điều trị, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
  • Rau củ quả non: chế biến (xay, nghiền) thành dạng lỏng, súp để người bệnh dễ dàng sử dụng, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng.
  • Các thực phẩm giàu protein mà các bạn có thể lựa chọn đó là cá, thịt, trứng, sữa…, hàm lượng protein có trong những loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất, giúp cải thiện thể trạng, phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị, mang đến cho bệnh nhân một sức khỏe tốt nhất để tiếp chống chọi với bệnh tật, cũng nấu nhừ hoặc xay để dễ nuốt, dễ hấp thu hơn.
  • Nước ép hoa quả: có chứa các loại vitamin, chất khoáng… cần thiết dễ uống rất phù hợp cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng họng, không thể ăn các loại thực phẩm cứng.
  • Bột ngũ cốc: dễ sử dụng, dễ nuốt và tiêu hóa, phù hợp với người bệnh K vòm họng.

PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Nhiều người có lối suy nghĩ là bỏ đói tế bào ung thư bằng các chế độ ăn thực dưỡng, ngồi thiền, truyền năng lượng,… thì sẽ giúp cho bệnh tiến triển tốt, nhưng thực tế lại mang tới kết quả trái ngược. Vì vậy tôi xin nhắc nhở với mọi người rằng quan niệm trên hoàn toàn là quan niệm sai lầm.

Người bệnh ung thư vú nên lưu ý cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa. Sử dụng thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, món lên men, thực phẩm ướp nhiều muối và đồ uống có cồn. Chú ý ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít. Người bệnh ung thư vú sử dụng sữa đậu nành sẽ rất tốt do đó bạn không cần phải kiêng thịt và sữa theo lời mọi người truyền miệng.

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai, mẹ của cháu được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư dạ dày và đã được phẫu thuật cắt bỏ dạ dày toàn phần. Hiện tại đang chờ hoá trị, vậy xin bác sĩ tư vấn giúp cháu về chế độ dinh dưỡng cho mẹ cháu trong giai đoạn hoá trị nên ăn và không nên dùng những thực phẩm nào để đảm bảo cho thể trạng được tốt ạ? Và trong suốt thời gian điều trị bằng hoá chất thì sinh hoạt như thế nào ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ! (Lê Hữu Thọ – Bắc Ninh)

PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Với người bệnh ung thư dạ dày đã cắt 2/3 dạ dày thì cần tránh những thực phẩm sau đây:

•  Đồ uống có cồn như bia, rượu… và các chất kích thích.

•  Các loại thực phẩm lên men như dưa chua, hành muối, kể cả hoa quả chua.

•  Các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.

•  Các loại đồ ăn cứng, món ăn nhiều dầu mỡ như chiên xào, đồ ăn nhanh.

•   Không nên sử dụng sữa chưa tách béo.

•   Không nên ăn các món chưa được chế biến chín.

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai, tôi biết có bệnh nhân ung thư chỉ bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất… còn sau đó về nhà họ chỉ ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần, bác sĩ cho biết điều này có đúng không? (Hiền Thục – Hà Tĩnh)

PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Quan điểm bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất… còn sau đó về nhà chỉ ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần là hoàn toàn sai lầm.

Sau điều trị thể trạng của người bệnh đã suy yếu nhiều nếu chỉ ăn gạo lứt, muối vừng cơ thể sẽ không thể cung cấp đầy đủ năng lượng để phục hồi những tổn thương, những tác dụng phụ của hóa, xạ trị còn ảnh hưởng sau điều trị, làm sức khỏe càng suy yếu làm cho các tế bào dễ bị đột biến gây tái phát ung thư. Người bệnh vẫn cần ăn uống đầy đủ đảm bảo dinh dưỡng kể cả trước, trong, hay sau quá trình điều trị.

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai, Bệnh nhân ung thư có nên uống các loại multivitamin không? Vitamin nào thừa thì bất lợi cho bệnh nhân ung thư? (Duy Tiến – Hải Phòng)

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Việc bổ sung multivitamin đối với những bệnh nhân ung thư ăn uống kém hay bị suy dinh dưỡng nặng đôi khi là cần thiết. Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B như B1, B6, B9, B12,… Vitamin C) và vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Nhóm vitamin tan trong nước khi thừa sẽ được thải trừ ra ngoài qua nước tiểu còn nhóm vitamin tan trong dầu khi thừa sẽ tích tụ trong mô nên dễ gây ngộ độc. Vì vậy liều lượng của các vitamin có trong chế độ ăn và thuốc hay thực phẩm bổ sung không nên vượt quá nhu cầu khuyến nghị hàng ngày và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai, Bệnh nhân ung thư sau đợt điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) một thời gian nay đã ổn định (ăn uống ngon trở lại, hết bị nôn và khó chịu), vậy có còn bị yếu tố sụt cân trong ung thư ảnh hưởng nữa không? Cần tiếp tục chú ý gì trong chế độ ăn uống? (Minh Quân – Quảng Bình)

PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Bệnh nhân đã ổn định sau điều trị và không còn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của hóa, xạ trị sẽ không gặp triệu chứng sụt cân nữa nếu bệnh không tái phát.

Người bệnh vẫn cần tuân thủ lịch khám định kì của bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng đa dạng, phù hợp. Người bệnh nên ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất đạm, đường, béo, chất khoáng và vitamin. Cần chú ý giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần, nên bổ sung đạm từ cá, trứng, thịt gia cầm. Bên cạnh đó nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, café hay thuốc lá thì nên tránh tuyệt đối.

Quan điểm khi bị ung thư nếu ăn uống đầy đủ làm cho khối u càng phát triển nhanh là hoàn toàn sai lầm. Vì khi mắc bệnh ung thư, quá trình điều trị xạ trị, hóa chất sẽ khiến thể trạng người bệnh suy kiệt rất nhanh nếu không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người bệnh sẽ không có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị được, dẫn đến thời gian sống sẽ bị rút ngắn, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và tử vong.

Về chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư thì nên ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Nguồn bổ sung protein người bệnh hạn chế nguồn từ thịt đỏ tuy nhiên không nên khắt khe quá, chỉ cần giảm so với thông thường, nên bổ sung nhiều từ cá, trứng, thịt gia cầm. Người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, café hay thuốc lá nên tránh tuyệt đối.

PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh:

Bạn có thể cho mẹ bạn chuyển sang dùng GENK liquid là sản phẩm dạng nước (như hiện nay chị Hoài đang sử dụng cho con) hoặc nếu vấn muốn dùng KSOL thì mở nang ra trộn vào nước, sữa, hoặc cháo cho mẹ uống/ ăn cùng. GENK và KSOL không tương tác với thức ăn nên bạn có thể cho mẹ bạn uống bất cứ lúc nào, trước, trong hoặc sau ăn.

PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Cơ thể được nuôi bằng thực phẩm, kể cả người bình thường lẫn người bị ung thư. Ko có thực phẩm nào tốt nhất, chỉ có bữa ăn tốt, tức là bữa ăn đảm bảo nhiều loại, đa dạng kết hợp nhiều loại thực phẩm thì mới đem lại cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đầy đủ đáp ứng được nhu cầu. Do đó, nếu kiêng khem quá mức hoặc chế độ ăn không cân đối đa dạng, thì sẽ không đủ nguồn dinh cần thiết cho cơ thể, khi đó cơ thể sẽ trở nên không bình thường với cả một người bình thường chứ không chỉ với ung thư. Do đó, không nên kiêng khem mà cần đáp ứng đủ dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể.

Về việc khán giả đề cập đến việc kiêng thịt đỏ, tôi xin chia sẻ như sau:

Thịt đỏ cung cấp nhiều sắt thì chúng ta chỉ nên ăn đủ, không nên ăn quá thừa. Nhưng cơ thể chúng ta rất cần sắt. Chúng ta nên ăn thịt đỏ ở mức 50-80g/ngày với người trưởng thành. Thay đó chúng ta có thể thay bằng các loại protein đến từ các thực phẩm khác như lòng trắng trứng, cá, ức gà, sữa… ít sắt hơn thịt đỏ mà bổ sung protein rất tốt.

Thưa PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, tôi bị ung thư phổi, đến nay đã trải qua 3 lần hóa trị. Sau mỗi đợt hóa trị tôi thường cảm thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, không ăn uống được, hiện còn đang bị tụt cả bạch cầu và hồng cầu. Tôi có nghe một người quen mách sử dụng một sản phẩm bao gồm rất nhiều các loại dược liệu, cả Fucoidan, curcumin, bột tam thất, cao bán chi liên, cao xạ đen… Tôi thấy mua gói 3 tháng được giảm giá nên tôi đã cố gắng mua cả gói này. Tuy nhiên tôi đã dùng hơn 1 tháng nay nhưng cũng không thấy sức khỏe cải thiện. Xin hỏi thày Oánh, xin thày cho biết là sản phẩm KSol khác gì với sản phẩm như tôi đang sử dụng, bản thân tôi thấy sản phẩm tôi đang sử dụng còn nhiều thành phần hơn? (Bệnh nhân nam 48 tuổi, Tuyên Quang)

PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh:

Sản phẩm KSol khác hẳn so với các sản phẩm mà bạn đang sử dụng trên hai phương diện. Thứ nhất là thành phần hóa chất Ksol có Fucoidan sulfate hóa cao hiệu quả gấp hàng ngàn lần so với Fucoidan thông thường. Về mặt bào chế, các sản phẩm mà bạn đang sử dụng chỉ ở dạng thô nên tác dụng rất hạn chế. Trong khi đó, các thành phần trong KSol đã bào chế dưới dạng Phức hệ Nano kết hợp của tất cả các thành phần, có kích thước phân tử nano rất nhỏ, có thể dễ dàng hấp thu và thẩm thấu vào từng tế bào của bệnh nhân. Như vậy là khác hẳn với một sản phẩm không sử dụng công nghệ bào chế này mà trộn hoàn toàn vật lý vào với nhau.

Thưa TS. BS. Vũ Hải, tôi là bệnh nhân ung thư phổi, giai đoạn 3B, đã điều trị hóa chất được 2 lần, tôi thấy đau nhức toàn thân, ăn vào là nôn, người rất mệt. Nếu cứ tình trạng này tôi sợ mình không đủ sức theo truyền hóa chất. Xin bác sỹ tư vấn giúp là có nên xin về nhà nghỉ một thời gian cho khỏe rồi mới tiếp trục quay lại bệnh viện điều trị hay không, giải pháp nào cho tình trạng của tôi hiện tại không ạ? (Bùi Anh Tuấn, Hải Dương)

Thưa TS. BS. Vũ Hải:

Ung thư phổi giai đoạn 3 thường điều trị xạ trị, hóa chất. Hóa chất gây mệt mỏi, nhất là xạ trị vùng phổi gây triệu chứng như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở… Đấy là tác dụng phụ của việc điều trị.

Vì thế, không phải là khi thấy mệt, không chịu được nổi là ngưng điều trị. Bất kỳ bệnh nhân nào trước mỗi đợt điều trị đều làm xét nghiệm máu thử hồng cầu, các chỉ số sinh hóa như men gan… xem có đủ điều kiện tiếp tục điều trị. Nếu các chỉ số cho phép thì vẫn nên tiếp tục điều trị.

Thông thường điều trị hóa chất khoảng 6 đợt, xạ trị cũng cần đủ liều thì mới có tác dụng diệt u. Điều trị hóa chất và tia xạ vừa diệt tế bào ung thư vừa diệt tế bào lành nên có khoảng nghỉ. Hoá chất nghỉ 20 ngày đến một tháng sau đó điều trị đợt tiếp theo. Hóa chất xạ trị vừa tiêu diệt tế bào ung thư, vừa tiêu diệt tế bào lành. Song với tế bào ung thư, mức độ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn nên hấp thụ hóa chất nhiều hơn. Do vậy sẽ diệt tế bào ung thư.

Vì thế, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục quá trình điều trị, tùy  theo thể trạng bệnh nhân có thể kéo dài khoảng nghỉ. Về dinh dưỡng song song với quá trình điều trị cũng cần bổ sung dinh dưỡng đủ chất, đủ thành phần đạm, các yếu tố vi lượng, vitamin… như bác sĩ đã nói.

TS. BS. Vũ Hải:

Hóa chất tác dụng đến tận các ADN, các phần tử nhỏ nhất của tế bào ung thư. Xạ trị cũng vậy dùng các chùm tia có năng lượng, các hạt năng lượng, các proton tác động đến u, tác động đến phần nhỏ nhất, các phân tử ADN, các gene và gây chết tế bào. Vì gây chết tế bào, diệt khối u, có thể làm giảm thể tích khối u song chính vì tác dụng này nó vô tình ảnh hưởng đến tế bào lành, gây hư hại không chỉ tế bào ung thư mà diệt cả tế bào lành. Chính vì thế nó gây biến chứng của hóa và xạ trị với cơ thể.

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai, làm thế nào để bệnh nhân ung thư biết nên ăn uống dinh dưỡng bao nhiêu là đúng và đủ? (Minh Hằng – Bắc Giang)

Thưa PGS. BS. Lê Bạch Mai:

Ung thư tàn phá cả tế bào cũng như chức năng của các cơ quan trong cơ thể, nhưng bệnh nhân chủ yếu lo nghĩ về vấn đề bệnh tật của mình thôi, lo nếu mình ăn vào thì chỉ bổ tế bào ung thư, làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh hơn, do đó dẫn đến tình trạng ăn uống kiêng khem, kiêng thịt, sữa, theo đuổi chế độ thực dưỡng… nhằm bỏ đói, tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, thực tế đúng là tế bào ung thư cần dinh dưỡng để phát triển, nhưng tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần được nuôi dưỡng. Chính vì vậy, chúng ta điều trị hoá trị hay xạ trị là hướng tới tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng chúng tôi rất muốn bệnh nhân nghĩ đến bản thân, một mặt tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời chú ý đến việc tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng để cơ thể có thể chống trả bệnh ung thư.

Chế độ ăn cho những người điều trị ung thư trước hết là không nên quá kiêng khem. Kiêng khem ở đây là một số chọn chế độ thực dưỡng, không ăn gì ngoài gạo lứt muối mè, hoặc ăn rất đơn điệu để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên thực tế là 30% bệnh nhân tử vong do suy kiệt cơ thể trước khi tử vong do ung thư. Trường hợp anh Chín là một ví dụ, anh đã giảm mất 10kg khi mắc bệnh ung thư, nhưng sau đó lấy lại được cân nặng, thậm chí tăng thêm được 6kg nhờ chế độ dinh dưỡng tốt. Do đó, chúng tôi khuyên bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng tốt, cụ thể, đó là cung cấp trước hết là đủ năng lượng, vì năng lượng đó không chỉ nuôi dưỡng cơ thể, mà còn để tránh mất cân, dẫn tới suy giảm các chức năng, suy nhược cơ, dẫn tới giảm vận đông, từ đó dẫn tới nhiều hệ luỵ khác.

Thứ hai, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ví dụ như đạm protein để tạo khối cơ, tạo hooc-môn, tạo enzyme, tạo kháng thể liên quan đến việc chuyển hoá để không chỉ thải trừ tế bào ung thư mà còn giúp hỗ trợ quá trình chuyển hoá của cơ thể.

Ngoài ra, việc cung cấp chất béo cũng rất quan trọng  vì chất béo có trọng lượng, thể tích nhỏ nhưng chứa lượng kalo lớn, năng lượng cao hơn (1g chất béo chứa tới 9kilo Kalo). Bệnh nhân cần chú ý không chỉ số lượng mà cả chất lượng chất béo, tức là liên quan đến các axit béo chưa no cần thiết, trong đó đặc biệt là axit béo Omega3, và trong họ Omega3 thì cần đặc biệt chú ý axit béo EPA. Đây là loại axit béo giúp chống mất cơ, tốt nhất mỗi ngày cần 1g acit béo EPA.

Vấn đề thứ ba là nguồn năng lượng dễ tiêu, dễ sử dụng mà giá thành cũng rẻ, đó chính là nguồn chất béo từ bột đường. Chúng ta cần hạn chế sử dụng đường tinh chế, đường đơn, đường đôi, mà tăng cường các loại đường liên quan đến chậm tiêu hoá, chậm hấp thu, như đường trong ngũ cốc, gạo…

Vấn đề thứ tư là cần cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng. Nhiều người cho rằng sử dụng nhiều vitamin và khoáng chất thì sẽ dẫn đến tăng cơ, nhưng có một số vitamin chúng ta cần quan tâm tăng cường. Ví dụ như trường hợp con chị Hoài bị ung thư máu thì cần tăng cường các vitamin như B12, B9, hay các khoáng chất liên quan đến tạo máu. Không kiêng tuyệt đối mà cần cung cấp đủ nhu cầu để có thể tái tạo các tế bào máu mất đi, tránh bị thiếu máu.

Thứ năm là cần cung cấp các chất chống ôxy hoá trong các loại hạt nảy mầm, vitamin C, vitamin E, kẽm, như trong sản phẩm mà 2 bệnh nhân ung thư đã đề cập Ksol có chất chống oxy hoá

Thưa PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, anh Chín và chị Hoài có nhắc tới 2 sản phẩm GENK và KSOL. Thưa PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh, xin PGS. cho biết về mặt hoạt chất và tác dụng, 2 sản phẩm này có gì đặc biệt? (Thảo Vy – Đồng Nai)

PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh:

Hai sản phẩm có đặc điểm là chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao đây là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Đây là hai sản phẩm này đã được bảo hộ độc quyền và duy nhất trên thế giới có chứa Fucoidan sulfate hóa cao.

GenK có chứa 100% Fucoidan sulfate hóa cao còn Ksol là phứ hợp Fucoidan sulfate hóa cao và hoạt chất của ba dược liệu khác là xáo tam phân, củ tam thất và củ nghệ vàng, dưới dạng phức hệ nano nên tác dụng rất mạnh.

Về sản phẩm Genk. Đây là sản phẩm chứa 100% Fucoidan sulfate hóa cao, một thành tựu nổi bật của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và kế thừa nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Khoa học đã chứng minh Fucoidan sulfate hóa cao có tác dụng chữa bệnh vượt trội so với Fucoidan thông thường

Fucoidan sulfate hóa cao, có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt, nhờ vào 3 đặc tính sau:

-Fucoidan sulfate hóa cao là một chất chống oxy hóa rất mạnh nên ngăn cản sự tấn công của các chất oxy hoạt tính tấn công vào cơ thể; đặc tích giúp cân bằng nội mô nên giảm tối thiểu vấn đề huyết áp cao và mỡ máu. Vì vậy không chỉ phòng chống ung thư Fucoidan sulfate hóa cao còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.

-Fucoidan sulfate hóa cao ức chế sự phát sinh của các mạch máu mới nên cắt được nguồn dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư.

-Fucoidan sulfate hóa cao tạo ra sự tự chết tế bào. Bởi vì tế bào ung thư sinh sôi này nở rất nhanh. Sự có mặt của Fucoidan sulfate tham gia vào việc phá vỡ cấu trúc gen của tế bào ung thư, khiến tế bào ung thư bị chết và ngăn cản sự di căn của ung thư. Đặc biệt Fucoidan sulfate hóa cao không tác động tế bào thông thường, nên người bệnh sử dụng sản phẩm GenK không bị đau đớn, không bị tác dụng phụ như các phương pháp khác.

Bên cạnh đó, Xáo tam phân là một cây thuốc mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, thời gian gần đây mới được đưa vào nghiên cứu. Đến tháng 6 năm 2013 công trình nghiên cứu về cây Xáo tam phân đã được Bộ Y tế công bố, tìm ra được một số hoạt chất, thành phần giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xơ gan, viêm gan B, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan, u đại tràng, ung thư vú, u nang buồng trứng và u xơ tử cung…

Tam thất là một trong 4 hoạt chất nằm trong Phức hệ NANO EXTRA XFGC. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khám phá tác dụng của Saponin trong dịch chiết Tam thất và các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều hoạt tính sinh học quý của Saponin Noto Gingseng trên bệnh ung thư, giúp giảm tình trạng mệt mỏi do hóa trị, ức chế quá trình xâm lấn và di căn của khối u, kích hoạt quá trình tự sát của tế bào ung thư. Ngoài ra, Tam thất còn có những hoạt tính sinh học quý khác như tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm uất; bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp, chất Noto Ginsenosid trong Tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy; cầm máu, tiêu máu, tiêu sung (chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương – kể cả nội tạng, tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

Cho đến nay, với gần 5 năm góp mặt trên thị trường, hai sản phẩm GENK và KSol đã khẳng định được tính an toàn và hiệu quả, đã có rất nhiều người bệnh sử dụng với mục đích để tăng cường sức khỏe, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, ngăn ngừa tái phát và di căn. Rất nhiều trường hợp sử dụng thành công đã được đưa tin trên phóng sự của các kênh sóng các đài truyền hình quốc gia.

Nguồn: Dantri.com.vn

 https://dantri.com.vn/suc-khoe/toa-dam-truc-tuyen-giai-phap-nang-cao-the-trang-giam-tac-dung-phu-cua-hoa-xa-tri-cho-benh-nhan-ung-thu-20191120182634418.htm

Thông tin liên hệ