Tình trạng buồn nôn khi điều trị ung thư

Buồn nôn hoặc nôn là những phản ứng thường gặp trong quá trình điều trị ung thư. Hiểu được nguyên nhân và những biện pháp để kiểm soát tình trạng nôn sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn trong điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị dễ gây buồn nôn nhất là:

  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Thuốc trị ung thư

Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn vì trung tâm nôn ở não bị kích thích. Một số loại thuốc ung thư tác động trực tiếp lên trung tâm nôn. Những loại thuốc khác kích thích các dây thần kinh ở đường tiêu hóa giải phóng serotonin để gửi tín hiệu đến trung tâm nôn.

1.1. Hóa trị và thuốc trị ung thư

Không phải tất cả loại thuốc hóa trị hoặc thuốc trị ung thư đều gây nôn. Với một số loại thuốc, tác dụng gây nôn có thể cao hơn nhưng không phải tất cả mọi người đều cảm thấy buồn nôn như nhau khi dùng cùng một loại thuốc. Các phương pháp điều trị mà người bệnh đang áp dụng cũng có tác dụng gây nôn khác nhau.

Liều lượng thuốc và tần suất sử dụng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh. Liều càng nhiều và tần suất sử dụng càng thường xuyên thì càng dễ buồn nôn hoặc nôn.

Tiêm thuốc vào tĩnh mạch có nhiều khả năng làm cho người bệnh bị nôn ngay sau khi dùng thuốc. Nhưng sử dụng thuốc viên có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy buồn nôn sau một hoặc vài giờ dùng thuốc vì lúc này thuốc đi vào máu chậm hơn.

Hóa trị ung là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư gây nên tình trạng buồn nôn ở người bệnh
Hóa trị ung là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư gây nên tình trạng buồn nôn ở người bệnh

1.2. Liệu pháp hormon

Liệu pháp hormon được sử dụng chủ yếu để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư thận.

Hãy cho bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn biết nếu tình trạng này không chấm dứt. Họ có thể kê thuốc chống nôn hoặc có thể thay đổi phương pháp điều trị bằng hormone.

1.3. Bisphosphonate

Người bệnh có thể sử dụng  bisphosphonate để tăng hàm lượng canxi hoặc điều trị ung thư đã di căn đến xương. Tuy nhiên, một số loại bisphosphonates có thể gây nôn.

Bisphosphonates dùng đường tĩnh mạch có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn trong vòng một giờ sau khi điều trị. Hãy cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết nếu điều này xảy ra. Tình trạng nôn có thể được kiểm soát bằng thuốc chống nôn và thường chỉ kéo dài vài giờ.

Người bệnh có thể cảm thấy hơi buồn nôn nếu bạn đang dùng viên bisphosphonate hoặc viên nang. Điều này thường có thể được kiểm soát tốt với các loại thuốc chống nôn hay cần ngồi thẳng trong một giờ sau khi uống thuốc viên.

1.4. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn. Trong trường hợp hiếm hơn, thuốc giảm đau gây nên buồn nôn.

Các loại thuốc morphin có thể gây nôn trong vài tuần đầu tiên dùng thuốc. Người bệnh có thể dùng thuốc chống nôn trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn nếu dùng thuốc giảm đau mạnh.

Khi đã quen với thuốc giảm đau, có thể ngừng dùng thuốc chống nôn. Bệnh nhân có thể dùng một viên thuốc chống nôn trước mỗi liều thuốc giảm đau nếu vẫn chưa hết nôn. Hoặc, bác sĩ có thể chuyển sang một loại thuốc giảm đau khác.

1.5.  Phẫu thuật

Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khi tỉnh dậy sau gây mê toàn thân. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 16 trong số 100 bệnh nhân  (khoảng 16%) sau khi phẫu thuật. Những điều này phụ thuộc vào:

  • Loại phẫu thuật
  • Loại thuốc gây mê
  • Các loại thuốc khác trong quá trình phẫu thuật
Nôn do thuốc gây mê thường kéo dài một hoặc hai giờ sau phẫu thuật, nhưng đối với một số người, điều này có thể kéo dài đến 24 giờ 
Nôn do thuốc gây mê thường kéo dài một hoặc hai giờ sau phẫu thuật, nhưng đối với một số người, điều này có thể kéo dài đến 24 giờ

Phẫu thuật lớn ở bụng có nghĩa là ruột ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn. Điều này có thể làm chất lỏng tích tụ trong dạ dày, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn. Với loại phẫu thuật này, có thể đặt một ống vào mũi và xuống dạ dày (ống thông mũi dạ dày) để giúp thoát dịch và giúp người bệnh không bị nôn.

Uống thuốc giảm đau mạnh sau phẫu thuật cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn.

Các bác sĩ và điều dưỡng sẽ cho người bệnh uống thuốc chống nôn sau phẫu thuật. Ngoài ra, các cách khác để kiểm soát nôn sau phẫu thuật bao gồm:

  • Tránh chuyển động đột ngột
  • Hít thở chậm, sâu
  • Kiểm soát cơn đau vì cơn đau nghiêm trọng có thể làm cho bạn cảm thấy buồn nôn

1.6. Xạ trị

Không phải tất cả các phương pháp xạ trị sẽ làm cho người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Điều này phụ thuộc vào bộ phận cơ thể đang điều trị.

Xạ trị ở vùng bụng trên có nhiều khả năng khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn hơn các khu vực khác. Xạ trị vùng não cũng có xu hướng gây nôn.

Tình trạng nôn cũng phụ thuộc vào liều xạ trị và mức độ thường xuyên người bệnh phải điều trị. Bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nếu đang dùng một liều xạ trị cao thay vì dùng liều thấp hơn trong thời gian dài.

Hãy báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết nếu cảm thấy buồn nôn hoặc nôn để họ cho thuốc chống nôn. Vì không phải ai cũng bị tình trạng này trước khi xạ trị nên các bác sĩ  thường không kê đơn cho người bệnh loại thuốc này.

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư gây ra tình trạng nôn, buồn nôn cho người bệnh.
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư gây ra tình trạng nôn, buồn nôn cho người bệnh.

1.7. Chiếu xạ toàn thân

Xạ trị toàn bộ cơ thể được gọi là chiếu xạ toàn thân hoặc TBI.

Chiếu xạ toàn thân (TBI) như là một phần của ghép tủy xương rất có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Vì vậy, hãy dùng thuốc chống nôn để ngăn chặn tình trạng trên.

2. Các loại thuốc chống buồn nôn cho bệnh nhân ung thư

Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để kiểm soát cơn buồn nôn (buồn nôn và nôn) khi điều trị ung thư.

2.1. Thuốc chống nôn hoạt động như thế nào?

Thuốc chống nôn hoạt động bằng một trong các cách sau:

  • Chặn trung tâm nôn ở não
  • Chặn các thụ thể trong ruột truyền tín hiệu đến trung tâm nôn của não
  • Tác động trực tiếp lên dạ dày bằng cách tăng tốc độ làm rỗng dạ dày và chuyển thức ăn vào ruột.

2.2. Các loại thuốc chống nôn

Có rất nhiều loại thuốc chống nôn khác nhau với các dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang hoặc dạng lỏng.

Một số được tiêm vào tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp, hoặc tiêm dưới da. Một cách hữu ích của việc dùng thuốc chống nôn là thông qua máy bơm tiêm tự động nếu người bệnh nôn nhiều. Thiết bị tiêm nhỏ giọt có thể cung cấp một lượng nhỏ thuốc liên tục.

  •  Metoclopramide (Maxolon)
  •  Prochlorperazine (Stemetil)
  • Domperidone (Motilium)
  • Thuốc chặn serotonin
  •  Thuốc chống lo âu
  • Thuốc kháng histamine
  • Nhóm Steroid
  •  Thuốc làm giảm chất lỏng trong ruột
  • Nabilone
  •  Aprepitant (Emend) và fosaprepitant (Ivemend)
  •  Thuốc an thần: Thuốc an thần có thể giúp kiểm soát sự nôn nao khó chịu. Một số loại thuốc chống loạn thần như levomepromazin (Nozinan) cũng có thể giúp kiểm soát triệu chứng buồn nôn nhưng có thể khiến người dùng buồn ngủ trừ khi chúng được sử dụng với liều thấp. Gây buồn ngủ có thể là một tác dụng hữu ích nếu dùng chúng vào ban đêm. Haloperidol (Haldol) là một loại thuốc an thần điều trị hữu hiệu triệu chứng buồn nôn gây ra bởi việc sử dụng thuốc. Vì vậy, các bác sĩ thường sử dụng haloperidol điều trị những triệu chứng buồn nôn liên quan đến sử dụng morphin. Haloperidol cũng được dùng trong điều trị bệnh liên quan đến: Tăng calci máu huyết, suy thận hoặc gan, tắc ruột.
Thông tin liên hệ