Tìm hiểu xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến với chỉ số PSA

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh ác tính mà bất cứ nam giới nào mắc phải đều cảm thấy hoang mang, lo lắng bởi bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến là rất cần thiết nhằm sớm phát hiện triệu chứng bất thường của cơ quan này để được điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao.

1. Xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến bằng chỉ số nào?

Đối với xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt thì chỉ số PSA là phương pháp phổ biến hiện nay.

1.1. Chỉ số PSA là gì?

PSA là kháng nguyên đặc hiệu được mã hóa gen KLK3 bởi tuyến tiền liệt. Khối lượng phân tử PSA tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt dao động trong khoảng 30.000 – 34.000 dalton. Ngoài ra, cũng có một lượng nhỏ PSA được tiết ra từ hậu môn và tuyến cận niệu đạo.

xet-nghiem-ung-thu-tien-liet-tuyen-1
Xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến bằng chỉ số PSA

PSA trong máu phần lớn đều gắn với protein huyết tương, chiếm khoảng 70%. Còn lại khoảng 30% là PSA tự do không gắn với protein. Những PSA tự do không có khả năng phân hủy protein nên chỉ số này là dấu ấn quan trọng để đánh giá ung thư tuyến tiền liệt.

1.2. Cảnh báo nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt qua chỉ số PSA

Trên thực tế, chỉ số PSA sẽ được tạo ra nhiều hơn khi xuất hiện tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế, nồng độ PSA trong máu sẽ tăng cao.

Nam giới bình thường khỏe mạnh sẽ có chỉ số PSA toàn phần trong máu dưới 4 ng/mL. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ tăng cao nếu như mắc ung thư tuyến tiền liệt. Cụ  thể như sau:

  • Nếu nồng độ PSA trong máu bằng hoặc tăng cao hơn 4ng/mL thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt là rất cao. Với giá trị này, độ nhạy đạt khoảng 21% và độ đặc hiệu khoảng 91%.
  • Tốc độ PSA toàn phần trong máu sẽ tăng nhanh hơn bình thường khi mắc ung thư tiền liệt tuyến. Nguy cơ mắc ung thư sẽ cao nếu như tốc độ PSA toàn phần tăng từ 0,75 ng/mL/năm trở lên.
  • Nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính nếu như tốc độ PSA toàn phần trong máu tăng nhưng dưới 0,75 ng/mL/năm.
xet-nghiem-ung-thu-tien-liet-tuyen-2
Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt nếu chỉ số PSA toàn phần trong máu tăng cao

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nồng độ PSA trong máu tăng cao như thế nào để đánh giá sự tiến triển của khối u và mức độ bệnh. Thế nhưng, một số bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt (không phải ung thư) cũng làm tăng chỉ số PSA. Có thể kể đến một số bệnh như:

  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
  • Tuyến tiền liệt bị kích thích.

Vì thế, để đánh giá chính xác nồng độ PSA tăng cao có phải do ung thư tuyến tiền liệt hay không, bác sĩ sẽ cần định lượng thêm PSA tự do. Đồng thời, tiến hành xác định tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần nhằm chẩn đoán phân biệt. Cụ thể như sau:

  • Mức độ chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến với độ nhạy 85%, độ đặc hiệu khoảng 56,5% nếu nồng độ PSA toàn phần trong máu tăng từ 4 – 10 ng/mL. Và tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0,15.
  • Theo nghiên cứu, trong số các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt thì có khoảng 23% người bệnh có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần trong khoảng 0,15-0,19. Và tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≥ 0,20 chiếm khoảng 9% bệnh nhân.

2. Khi nào nên làm xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến qua chỉ số PSA?

Phương pháp xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt qua chỉ số PSA chỉ được áp dụng trong một số trường hợp sau:

  • Độ tuổi sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt qua chỉ số PSA là từ 50 tuổi trở lên nếu nam giới không nằm trong đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh. Từ độ tuổi này trở đi, mỗi năm nam giới nên thực hiện xét nghiệm PSA để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
  • Những đối tượng nguy cơ cao: Nếu người thân như ông, bố, anh em trai ruột có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt thì bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc từ 40 tuổi trở đi.
xet-nghiem-ung-thu-tien-liet-tuyen-3
Xét nghiệm PSA không được khuyến khích cho nam giới dưới 40 tuổi
  • Những người đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được chỉ định làm xét nghiệm PSA nhằm đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu chỉ số này giảm, cho thấy phương pháp đang điều trị mang lại hiệu quả. Nếu chỉ số vẫn tăng thì phương pháp không hiệu quả nên sẽ được bác sĩ cân nhắc thay đổi phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
  • Những người đã điều trị ung thư tuyến tiền liệt thành công cũng được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm PSA để đánh giá nguy cơ tái phát bệnh. Việc xét nghiệm PSA trong trường hợp này sẽ thực hiện định kỳ từ 6 – 36 tháng/lần dựa vào từng mức độ bệnh.

3. Ưu, nhược điểm khi thực hiện xét nghiệm PSA

Xét nghiệm thông qua chỉ số PSA cũng như bất cứ phương pháp nào khác đều tồn tại cả ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:

3.1. Ưu điểm

  • Xét nghiệm PSA sẽ giúp phát hiện bệnh ung thư tiền liệt tuyến ngay từ sớm. Từ đó, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, giúp rút ngắn thời gian chữa trị và giảm chi phí cho người bệnh.
  • Thực hiện xét nghiệm PSA đơn giản, dễ thực hiện mà không cần máy móc hiện đại và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao.
  • Xét nghiệm PSA mang lại không phụ thuộc vào người thăm khám nên mang đến sự yên tâm cho người bệnh trong việc cho kết quả chính xác.
  • Từ khi xuất hiện xét nghiệm PSA đã giúp giảm số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, Cục quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ FDA đã khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới từ 50 tuổi trở lên.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì xét nghiệm PSA cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Đó là:

  • Do một số loại thuốc hóa trị nào đó hay tác động của béo phì xét nghiệm PSA đôi khi cho kết quả “âm tính giả”.
  • Một số trường hợp cũng có thể cho kết quả “dương tính giả” do mắc viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt lành tính mà không phải ung thư.
  • Nhiều trường hợp không tìm thấy tế bào ung thư tiền liệt tuyến mặc dù kết quả cho thấy chỉ số PSA cao hơn bình thường. Vì thế, khiến người bệnh càng hoang mang, lo lắng hơn.
  • Phương pháp xét nghiệm PSA được đánh giá là khá tốn kém.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến thông qua chỉ số PSA. Các bạn nên thực hiện xét nghiệm tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín và có chuyên khoa về ung thư để cho kết quả chính xác.

Thông tin liên hệ