Tìm hiểu về ung thư thận di căn

Ung thư thận di căn là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh nhân ung thư thận. Lúc này, các tế bào ung thư có thể đạt đến kích thước không xác định, lan rộng ngoài thận đến các hạch bạch huyết, các cơ quan ở xa…

1. Những biểu hiện ung thư thận di căn

Ung thư thận bắt nguồn từ thận – cơ quan nằm ở vùng lưng dưới thực hiện chức năng lọc chất thải và can thiệp vào quá trình sản xuất các tế bào máu đỏ. Số liệu thống kê tại Mỹ đã chỉ ra, có khoảng 90 đến 95% khối u xuất hiện ở thận là u ác tính.

Ở giai đoạn ung thư thận di căn kích thước khối u đã khó xác định
Ở giai đoạn ung thư thận di căn kích thước khối u đã khó xác định

Khối u thận phát triển với kích thước khá lớn ngay từ giai đoạn đầu (có thể đạt đến 7cm) nhưng ở giai đoạn ung thư thận di căn kích thước khối u đã khó xác định, có thể lan rộng đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan ở xa điển hình là xương, gan, phổi. Ngoài biểu hiện tại vị trí ung thư khởi phát là thận, ung thư di căn đến đâu sẽ biểu hiện rõ tại vị trí đó.

Ung thư thận di căn xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy, bệnh nhân thiếu máu và nguy cơ tàn tật cao. Ung thư di căn phổi khiến dịch tích tụ quanh phổi gây khó thở, đau tức ngực, ho kéo dài… Ung thư di căn gan khiến bệnh nhân có biểu hiện vàng da, mắt, bụng sưng, chân tay phù, buồn nôn liên tục…

2. Tiên lượng ung thư thận di căn

So với các giai đoạn trước đó, cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư thận di căn giảm đi rất nhiều do lúc này ung thư đã lây lan đến các cơ quan ở xa khiến việc điều trị triệt căn là không thể. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư thận giai đoạn cuối chỉ có khoảng 8% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh (bằng 1/10 cơ hội sống giai đoạn sớm). Tuy nhiên với phác đồ điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư thận giai đoạn này vẫn có cơ hội kéo dài thêm sự sống.

Chăm sóc giảm nhẹ giúp nâng cao chất lượng sống những ngày cuối đời cho người bệnh
Chăm sóc giảm nhẹ giúp nâng cao chất lượng sống những ngày cuối đời cho người bệnh

3. Điều trị ung thư thận di căn

Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là điều trị triệu chứng bệnh, giảm đau đớn, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, nếu phát hiện sớm, có thể chữa được. Các phương pháp điều trị ung thư thận

3.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến nhất. Các bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ một quả thận và tuyến thượng thận cũng như các mô quanh thận, kết hợp nạo vét các hạch bạch huyết xung quanh để đảm bảo loại bỏ các tế bào ác tính.

3.2. Thuyên tắc động mạch

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ làm tắc động mạch để khối u thuyên giảm đi, đôi khi được thực hiện trước phẫu thuật để có thể tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn hoặc để giảm đau hoặc chống chảy máu khi không thể cắt bỏ được khối u.

3.3. Liệu pháp tia xạ và hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Bác sĩ sử dụng liệu pháp này để giảm đau (điều trị triệu chứng) khi ung thư thận đã di căn vào xương. Thông thường, với bệnh nhân ung thư thận, bác sĩ sẽ áp dụng xạ trị ngoài – dùng một vật liệu phóng xạ bên ngoài cơ thể và một máy chiếu xạ hướng các tia vào một vùng cụ thể.

3.4. Liệu pháp sinh học

Phương pháp này giúp tăng cường khả năng kháng ung thư tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch). Interleukin-2 và interferon là hai loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học để điều trị ung thư thận giai đoạn muộn

3.5. Liệu pháp hormone

Liệu pháp hoóc-môn được áp dụng cho một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư thận giai đoạn muộn nhằm thu nhỏ khối u hoặc điều trị các triệu chứng.

4. Ung thư thận di căn nên kiêng ăn gì?

Với bệnh nhân ung thư thận di căn cần chú ý kiêng những thực phẩm sau:

4.1. Ung thư thận di căn nên kiêng ăn muối

I-ốt là một trong những loại chất rất cần thiết cho cơ thể nên người bị ung thư thận vẫn cần bổ sung. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế sử dụng quá nhiều muối vì chúng có thể gây tổn thương lại thận.

Muối sau khi đi vào cơ thể sẽ được thải bỏ qua đường tiểu. Khi người bệnh bị ung thư thận, một hoặc cả 2 thận bị tổn thương bởi tế bào ung thư nên muối sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Ngược lại, chúng tồn đọng lại trong cơ thể gây ra tình trạng phù, ứ nước, lâu dầu khiến người bệnh bị suy tim, cao huyết áp.

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh ung thư thận cần hạn chế muối xuống mức thấp nhất hoặc không ăn muối. Lượng muối đưa vào cơ thể chỉ nên tối đa 1/3 thìa cà phê muối/ngày đồng thời hạn chế cả những thực phẩm giàu muối như cá khô, dưa cà muối, nước mắm, thực phẩm đóng hộp…

4.2. Không nên ăn nhiều chất đạm

Các chất đạm có nhiều trong những loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… Khi dung nạp những thực phẩm này vào cơ thể chúng sẽ được chuyển hóa, thận sẽ lọc và thải ure có trong đạm ra ngoài qua nước tiểu.

Những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá cũng nên hạn chế khi bị ung thư thận
Những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá cũng nên hạn chế khi bị ung thư thận di căn

Khi mắc ung thư thận, thận bị tổn thương sẽ khiến ure tích tụ trong cơ thể, vì thế người bệnh cần giảm lượng đạm dung nạp hàng ngày.

4.3. Bị ung thư thận di căn nên hạn chế kali

Kali được thải nhiều nhất qua nước tiểu. Do vậy nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu kali sẽ khiến chất này tích tụ lại trong thận khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh ung thư thận cần hạn chế kali trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu kali gồm cam, chuối, đào, chanh, bưởi, dâu tây, rau củ tươi, các loại hạt khô và cà phê.

Rau củ cần được đun nấu kỹ để giảm thiểu hàm lượng kali (từ 2-3 lần so với rau củ tươi) và bỏ đi nước đã luộc. Các loại trái cây thì nên ăn với lượng vừa phải và đa dạng nhiều loại trái cây khác nhau.

4.4. Không nên ăn thực phẩm giàu photpho

Thực phẩm giàu photpho có nhiều trong lòng đỏ trứng, sữa, thịt động vật, rau củ khô. Nếu cơ thể người bệnh ung thư thận dung nạp quá nhiều photpho có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu photpho trong chế độ ăn hàng ngày.

4.5. Cần hạn chế thực phẩm chứa oxalat

Hợp chất oxalat có trong một số loại thực phẩm như đậu phụ, các loại hạt, củ cải… nên hạn chế tối đa bởi có nguy cơ gây sỏi thận, yếu thận và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư thận.

Ngoài kiêng những thực phẩm nêu trên thì người bệnh ung thư thận cũng cần tránh thực phẩm cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng… và những loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng khem khi bị ung thư thận, người bệnh cũng cần bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe để hồi phục sớm bệnh. Nguyên tắc ăn uống của người ung thư thận gồm:

  • Thực phẩm cần chế biến ở dạng thanh đạm, không nấu quá mặn hoặc chế biến dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhưng cần đa dạng thực phẩm với liều lượng thức ăn phù hợp
  • Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, chia lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng
  • Uống nhiều nước hàng ngày ít nhất là 2 lít nước bao gồm cả nước lọc và nước ép trái cây để bổ sung vitamin giúp thanh lọc cơ thể.
Thông tin liên hệ