Tìm hiểu về ung thư bàng quang di căn

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của hệ thống tiết niệu và phổ biến trong các bệnh ung thư ở nam giới Việt Nam. Nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời, ung thư bàng quang sẽ nhanh chóng di căn đến các cơ quan ở xa, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị cũng như giảm cơ hội sống của người bệnh.

Ung thư bàng quang được chia làm 5 giai đoạn tiến triển
Ung thư bàng quang được chia làm 5 giai đoạn tiến triển

1. Các giai đoạn ung thư bàng quang

Bệnh được chia ra thành 5 giai đoạn dựa vào kích thước, mức độ xâm lấn của khối u. Trong đó giai đoạn 0 là giai đoạn sớm nhất, giai đoạn IV là giai đoan muộn nhất.

Giai đoạn 0: đây là giai đoạn sớm nhất, khi tế bào ung thư chỉ được tìm thấy trên bề mặt lớp lót trong của bàng quang. Các tế bào ung thư được nhóm lại với nhau và có thể dễ dàng loại bỏ. Ung thư không xâm chiếm cơ hoặc mô liên kết của thành bàng quang. Loại ung thư bàng quang này còn được gọi là ung thư biểu mô đường niệu (Ta, N0, M0).

Giai đoạn I: ung thư đã phát triển qua lớp lót trong của bàng quang vào trong màng nhầy. Ung thư không lan rộng tới lớp cơ dày trong thành bàng quang hoặc hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác (T1, N0, M0).

Giai đoạn II: ung thư đã lan ra cơ bàng quang. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư xâm lấn hoặc ung thư xâm lấn cơ. Khối u đã không đến mô mỡ bao quanh bàng quang và không lan sang các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác (T2, N0, M0).

Giai đoạn III: ung thư đã lan ra khắp mô mỡ xung quanh bàng quang. Nó cũng có thể đã lan ra tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung và âm đạo ở phụ nữ. Ung thư không lan tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác (T3 hoặc T4a, N0, M0).

Giai đoạn IV: giai đoạn này được coi như là giai đoạn cuối trong các giai đoạn của ung thư bàng quang với một trong số các trường hợp dưới đây:

  • Khối u đã lan đến thành khung chậu hoặc thành bụng nhưng không đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể (T4b, N0, M0).
  • Khối u đã lan đến 1 hoặc nhiều hạch bạch huyết khu vực nhưng không đến các bộ phận khác của cơ thể ( T bất kỳ, N1-3, M0).
  • Khối u có thể lan rộng đến các hạch bạch huyết nhưng không lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể (T bất kỳ, N bất kỳ, M1).

2. Ung thư bàng quang di căn biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện ung thư bàng quang di căn rất phức tạp, bao gồm nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, khởi phát từ bàng quang và cả vị trí ung thư di căn tới. Mức độ biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi người và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bệnh nhân ung thư bàng quang di căn có thể gặp một số các triệu chứng như:

  • Ung thư di căn phổi gây khó thở, đau tức ngực do khối u phát triển chặn đường dẫn khí chính. Dịch quanh phổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài biểu hiện đau tức ngực, ung thư bàng quang di căn phổi cũng có thể khiến bệnh nhân ho khan, ho ra máu…
  • Ung thư di căn gan có thể làm xuất hiện một số biểu hiện như sưng bụng, phù chân, tay, vàng da, vàng mắt, xuất hiện nhiều đốm nhỏ lạ trên da…
  • Ung thư di căn xương dễ làm xương yếu, giòn, dễ gãy. Ngoài ra, bệnh nhân thường có cảm giác đau xương (xương cột sống, xương sườn, các chi…)

Một số triệu chứng xuất phát từ bàng quang bao gồm: đau khi đi tiểu, tiểu rát, tiểu ra máu, đau lưng dữ dội…

2. Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư bàng quang di căn

So với cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn đầu, ung thư bàng quang di căn có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 15% bệnh nhân giai đoạn này có thể sống sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.

So với cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn đầu, ung thư bàng quang di căn có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều
So với cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn đầu, ung thư bàng quang di căn có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều

Mục đích điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là kiểm soát bệnh, điều trị triệu chứng, tránh để ung thư di căn rộng hơn. Hóa trị liệu và xạ trị kết hợp có thể được bác sĩ xem xét chỉ định trong hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư bàng quang di căn.

3. Người bệnh ung thư bàng quang di căn nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao thể trạng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư bàng quang di căn. Biết được bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì sẽ giúp người bệnh cũng như người nhà chăm sóc chủ động hơn trong lựa chọn thức ăn hàng ngày. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên ăn hàng ngày.

Nước ép việt quất

Nước ép việt quất là loại nước uống giàu chất chống oxy hóa và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin A, can xi, chất xơ, protein, chất sắt và kali giúp cải thiện nhiều triệu chứng bệnh như đau, khó chịu ở vùng bàng quang, đau bụng dưới, xương chậu. Không chỉ có tác dụng phòng ung thư bàng quang, việt quất còn có tác dụng giảm sự phát triển tế bào ung thư trong bàng quang.

Trà xanh

Trà xanh là thức uống lành tính, có nhiều tác dụng tuyệt vời với cho sức khỏe của bạn, trong đó có cả phòng bệnh ung thư bàng quang và tăng khả năng sống cho người bệnh. Tác dụng tuyệt vời này của trà xanh đến từ hợp chất chống oxy hóa cao EGCG có trong lá trà.

Súp lơ xanh

Các loại rau xanh đều rất tốt cho cơ thể con người, chúng bổ sung vitamin và các chất khoáng cần thiết. Hơn nữa, rau xanh còn chứa nhiều chất hỗ trợ đẩy lùi các bệnh liên quan đến nội tiết, tiêu hóa… Đặc biệt, súp lơ và cải xanh rất có lợi cho người mắc ung thư bàng quang.

Thực phẩm giàu omega – 3

Axit béo Omega – 3 cung cấp dưỡng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Một số loại thực phẩm giàu omega – 3 mà bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là các loại cá (cá hồi, cá trích, cá mòi…), các loại rau củ (cả xoăn, bó xôi…), bơ…

Rau dền

Rau dền có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng đường tiểu rất tốt cho bệnh nhân ung thư bàng quang. Một số loại thực phẩm có tác dụng tương tự là đậu xanh, đậu tương, cá trạch…

Tỏi, hành tây

Tỏi và hành tây có tính sát trùng và kháng khuẩn cao không chỉ khiến món ăn thêm hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Thông tin liên hệ