Tìm hiểu về bệnh ung thư hậu môn trực tràng

Ung thư hậu môn trực tràng thường gặp ở độ tuổi ngoài 50 tuổi và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Bài viết dưới đây của GENK STF giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

Xem thêm:

Ung thư hậu môn – trực tràng là bệnh xảy ra ở đoạn cuối của ống tiêu hóa. Đây là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp lót niêm mạc hậu môn – trực tràng và tạo thành khối u, có khả năng di căn sang các vị trí khác của cơ thể.

1. Nguyên nhân gây ung thư hậu môn trực tràng

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng

Hiện tại, nguyên nhân gây ung thư hậu môn trực tràng vẫn chưa có kết luận cụ thể nhưng có một vài yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nhiễm virus HPV gây ung thư hậu môn trực tràng
  • Thường xuyên uống rượu, sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, ma túy
  • Suy yếu hệ miễn dịch khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.
  • Mắc bệnh trĩ, sa trực tràng, u nhú hậu môn, viêm hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường hậu môn

2. Triệu chứng cảnh báo bệnh

Thông thường, ung thư hậu môn trực tràng không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Chảy máu trực tràng hoặc hậu môn
  • Hậu môn ngứa ngáy, khó chịu
  • Tăng số lần đi vệ sinh tăng lên.
  • Tuyến hạch xung quanh hậu môn và tuyến bẹn nổi to bất thường.
  • Ở phần viền hậu môn xuất hiện cục u hậu môn
  • Đau vùng hậu môn.
Người bệnh mắc ung thư hậu môn trực tràng sẽ có biểu hiện khó chịu ở hậu môn, ngứa rát, đau…

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở hậu môn trực tràng, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

3. Cách phát hiện ung thư hậu môn trực tràng

Để phát hiện bạn có mắc ung thư hậu môn trực tràng hay không, người bệnh cần tới các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại để được chẩn đoán chính xác bệnh.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám hậu môn bằng tay, kết hợp quan sát, sờ nắn vùng hậu môn để tìm hạch, u cục. Đồng thời hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình nhằm chẩn đoán sơ qua tình trạng sức khỏe.
  • Nội soi hậu môn trực tràng: Phương pháp này là sử dụng dụng cụ nội soi đưa vào cơ thể qua đường hậu môn. Nội soi hậu môn trực tràng sẽ giúp bác sĩ quan sát được rõ hơn các tổn thương bên trong hậu môn, trực tràng, phát hiện những dấu hiệu bất thường như viêm loét, polyp thậm chí ung thư. Hình ảnh thu được qua màn hình vi tính giúp bác sĩ đánh giá kích thước, vị trí cụ thể của khối u.
  • Sinh thiết: Nếu có sự hiện diện của khối u ở hậu môn trực tràng, người bệnh có thể cần làm sinh thiết để đánh giá loại bệnh là u lành tính hay ác tính. Sinh thiết có thể được thực hiện đồng thời qua nội soi hậu môn trực tràng.

Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

4. Phương pháp điều trị ung thư hậu môn trực tràng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng cụ thể của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ tại chỗ là phương pháp được sử dụng để loại bỏ khối u ở hậu môn cùng với các mô lành xung quanh khối u. Phương pháp này được áp dụng ở bệnh nhân ung thư hậu môn giai đoạn sớm.

Phương pháp này được áp dụng ở bệnh nhân ung thư hậu môn giai đoạn sớm.

Hóa trị

Tùy vào từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa chúng phát triển. Hóa trị được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể.

5. Người bị ung thư hậu môn trực tràng nên ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh ung thư trực tràng cần ăn bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn nhiều một lúc, thức ăn cần được chế biến dưới dạng mềm, lỏng như cháo hoặc súp. Người bệnh cần nghỉ ngơi ngay sau khi ăn.

Người bệnh cần tránh các đồ ăn giàu chất béo, thực phẩm chế biến sẵn và tránh đồ uống có ga, chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…). Người bệnh cũng cần tránh các đồ cay nóng (ớt, hạt tiêu,…) và các thực phẩm chua (dưa, cà muối).

Bạn sử dụng phong phú thực đơn ăn uống cho người bệnh ung thư trực tràng để tăng cảm giác ngon miệng.

Ngoài ra, người bệnh cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Cần tái khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tiến triển tình trạng bệnh.

Người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, củ quả giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày

Người bệnh ung thư trực tràng nên ăn gì tốt là thắc mắc chung được nhiều người đặt ra. Chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng, do đó khi mắc bệnh, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sớm sức khỏe.

6. Cách phòng ngừa ung thư hậu môn trực tràng

Để phòng ngừa nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV và HIV, đây là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn trực tràng. Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn, trong trường hợp có quan hệ qua đường hậu môn cần sử dụng bao cao su.
  • Tiêm phòng vắc xin HPV.
  • Hạn chế tối đa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá không chỉ giúp làm giảm nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng mà còn nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác.
  • Nâng cao miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh, có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý như trĩ, viêm hậu môn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK