Thực đơn tốt cho người mắc ung thư vòm họng
Khác với các bệnh lí thông thường, người mắc ung thư vòm họng luôn cảm thấy khó ăn, khó nuốt. Chính vì thế, để đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt.
Nội dung bài viết
Ung thư vòm họng nên ăn gì?
– Khi bị ung thư vòm họng bạn nên ăn các loại thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng, có hàm lượng calo cao và được chế biến dưới dạng mềm, lỏng để việc nhai nuốt dễ dàng hơn, tránh các tổn thương ở vùng cổ họng như súp, cháo, sữa…
– Quả la hán , mã thầy hay rau chân vịt, mướp đắng,… là thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Đặc biệt chúng rất cần thiết lúc này để phòng tránh các viêm loét.
– Nghiên cứu cho thấy một số loại rau quả tươi có tác dụng khắc phục các triệu chứng bệnh khàn tiếng, đau họng, nuốt khó,… rất hữu hiệu như củ cải, lê, hạnh nhân, quả mơ, quả bồ đào, hoa bách hợp,… Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
– Ăn các loại thực phẩm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u như: hoa mã lan, mướp, lá xa tiền thảo…
Bị ung thư vòm họng không nên ăn gì?
– Các thực phẩm cay nóng, các loại thức ăn khô cứng, sắc cạnh, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hoa quả chứa nhiều acid,… thường gây ra kích ứng và ảnh hưởng đến khu vực cổ họng. Bởi vậy, bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng là tốt nhất nếu không muốn các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
– Rượu bia, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác; thức ăn nhiều muối và qua khâu lên men được coi là “thủ phạm” gây ung thư vòm họng. Việc ăn chúng có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Những nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
− Trong thời gian điều trị bệnh
Bệnh nhân cần nhiều năng lượng. Nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều vào cùng một bữa. Có thể ăn vặt bằng trái cây, rau củ quả luộc, sữa chua, bánh quy, bánh ngọt, trứng luộc, các loại hạt hoặc hoa quả sấy.
Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh có thể giảm cân đột ngột. Trường hợp này vẫn tuân theo nguyên tắc chia nhỏ bữa ăn. Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng nhiều calo như sữa, các loại hạt, phô mai, bánh quy, các loại rau lá xanh.
Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung thuốc vitamin và các thực phẩm dinh dưỡng khác.
− Sau khi điều trị bệnh
Ăn đa dạng thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ bị giảm cân. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn phải chịu các tác dụng phụ, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng. Duy trì ăn những món loãng, dễ tiêu và vẫn chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị