Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu? Xét nghiệm ung thư vòm họng gồm những quy trình nào luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

1. Nên tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu là thắc mắc của nhiều người
Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu là thắc mắc của nhiều người

1.1. Bệnh viện K Hà Nội

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đứng đầu cả nước về phòng chống ung thư. Được thành lập dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương – Một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực, hiện nay Bệnh viện K có 3 cơ sở là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu và phòng chống ung thư.

Cơ sở 1: Địa chỉ: Số 43 Quán Sứ , Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243 825 2143

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Cơ sở 2: Địa chỉ: Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

Số điện thoại: 0936 238 808

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Cơ sở 3: Số 30 Cầu Bươu, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Số điện thoại: 0904 609 818

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

1.2. Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa hạng II của thành phố Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội được biết đến là một trọng những bệnh viện chuyên khoa Ung thư hàng đầu. Vì thế đây cũng được xem như một địa chỉ tầm soát ung thư vòm họng hiệu quả.

Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại: 043 8211297

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 07:30 – 17:00

Nên tầm soát ung thư vòm họng tại các địa chỉ uy tín

1.3. Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai được trang bị đầy đủ thiết bị y tế. Bệnh với đa dạng các khoa khám chữa cũng là một địa chỉ tầm soát ung thư vòm họng bạn có thể tham khảo.

Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

Website: http://www.bachmai.gov.vn

1.4. Bệnh viện 108

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thành lập ngày 01/4/1951, là Bệnh viện Đa khoa, Chuyên khoa sâu, tuyến cuối của ngành Quân y và là Bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia với chức năng nhiệm vụ:

– Khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: Bộ đội, BHYT quân, các đối tượng chính sách, BHYT khác và nhân dân.

– Cơ sở đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt – Tạo hình, Gây mê – Hồi sức, Tim mạch, Nội Tiêu hoá, Ngoại tiêu hóa, Nội Thần kinh, Chẩn đoán Hình ảnh, Da liễu, Nội Hô hấp, Ngoại Lồng ngực.

Địa chỉ: Số 1A Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Số điện thoại: 0696 98735

1.5. Bệnh viện chợ Rẫy

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những trung tâm đào tạo chuyên khoa Tai Mũi Họng ở các trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chuyên khoa sơ bộ và cử nhân điều dưỡng. Hầu hết các Bác sĩ đã được đào tạo, thực tập tại nước ngoài như Mỹ, Anh, Singapore, Pháp.

Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh – Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 08 3855 4137 – 08 3855 4138 – 08 3856 3534

2. Đối tượng cần tầm soát ung thư vòm họng

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần được khám sàng lọc ung thư vòm họng là:

  •         Người nhiễm virus Epstein-Barr
  •         Người mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng mãn tính
  •         Người tiếp xúc nhiều với khói, bụi, hơi Carbon, hóa chất, tia phóng xạ…
  •         Người sử dụng các chất kích thích
  •         Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vòm họng, những thành viên còn lại cần chú ý khám tầm soát định kỳ
Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vòm họng, những thành viên còn lại cần chú ý khám tầm soát định kỳ

3. Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?

Có thể nói đã là ung thư thì bệnh ung thư nào cũng nguy hiểm, tuy nhiên có bệnh thì dễ phát hiện, cơ hội sống cao, nhưng có bệnh thì thường chỉ đến giai đoạn cuối mới phát hiện, và ung thư vòm họng là một trong số những căn bệnh đó.

Ung thư vòm họng có tỷ lệ ngày càng cao, nhưng các triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng nên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn, phần lớn người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn, nên tỷ lệ tử vong rất cao

Không chỉ khó phát hiện, ung thư vòm họng lại có diễn biến phát triển bệnh rất nhanh, tế bào ung thư vòm họng khi đã xâm nhập vào cơ thể thì nhanh chóng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể gây khó khăn cho điều trị, tỷ lệ tái phát của bệnh cũng rất cao, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Điều đáng lo ngại hơn, hiện nay tình trạng ung thư vòm họng ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng về số lượng do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của khói thuốc lá, thực phẩm bẩn….

Sự nguy hiểm của ung thư vòm họng còn nằm ở chỗ, bệnh thường rất dễ nhầm với những bệnh lý khác như viêm amidan, viêm họng… Hậu quả là người bệnh thường chủ quan không đi xét nghiệm nên đoán sai bệnh, điều trị sai cách nên bệnh ngày càng trầm trọng hơn, cơ hội sống cũng thấp hơn.

Tầm soát ung thư vòm họng là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh tuy nhiên không phải ai cũng nên làm tầm soát sớm mà còn tùy vào đối tượng có nguy cơ cao.

4. Các phương pháp tầm soát ung thư vòm họng

Hiện nay, công nghệ Y học ngày càng phát triển hiện đại nên có nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng. Trong đó phổ biến và mang lại hiệu quả gồm có các biện pháp sau:

  • Thăm khám tổng quan: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đặt câu hỏi về lịch sử bệnh tật và phẫu thuật, các loại thuốc đã và đang dùng, tiền sử gia đình và công việc, thói quen ăn uống và lối sống, tập trung vào các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư vòm họng.
  • Nội soi thanh quản gián tiếp: Các ống được di chuyển qua mũi và cổ họng cho phép bác sĩ nhìn thấy bất kỳ tổn thương ẩn nào trong mũi và cổ họng
  • Sinh thiết : Sau khi khám và nội soi, nếu phát hiện vòm họng có các hình ảnh biến đổi bất thường, nghi ngờ bệnh lý ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết (thủ thuật lấy mẫu mô bất thường ở vòm họng để xét nghiệm tế bào xem bình thường hay ung thư).
  • Chụp CT/ MRI: Để đánh giá kích thước, độ lan rộng của khối u, bệnh nhân có thể được chụp CT (chụp cắt lớp), MRI (chụp cộng hưởng từ) hay siêu âm để đánh giá hạch di căn.
Chụp MRI giúp phát hiện ung thư vòm họng
Chụp MRI giúp phát hiện ung thư vòm họng
Thông tin liên hệ