Tác dụng phụ xạ trị ung thư cổ tử cung

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung có thể được điều trị bằng xạ trị. Trước khi bắt đầu xạ trị người bệnh nên tham khảo thông tin dưới đây để hiểu hơn về tác dụng phụ xạ trị ung thư cổ tử cung có thể gặp phải. Bài viết dưới đây GENK STF sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xem thêm:

1.  Xạ trị ung thư cổ tử cung là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến. Phương pháp này sử dụng bức xạ ion hoá và tia X mang năng lượng cao để phá vỡ tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng phát triển.

Trong xạ trị ung thư cổ tử cung có thể lựa chọn: xạ trị ngoài (điều trị từ bên ngoài) hoặc xạ trị trong ung thư cổ tử cung (cấy xạ, dùng chất phóng xạ đặt vào bên trong cổ tử cung).

Thông thường, xạ trị chữa ung thư có thể được lựa chọn sau ca phẫu thuật thất bại và tái phát. Trước khi xạ trị, các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm máu với mục đích kiểm tra người bệnh có thiếu máu không. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cần truyền máu trước khi áp dụng phương pháp chữa trị ung thư cổ tử cung này.

Hình ảnh minh họa xạ trị ung thư cổ tử cung

2. Chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?

Đây là điều luôn nhận được nhiều sự quan tâm của chị em khi bị ung thư cổ tử cung. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung giữa các bệnh nhân là không giống nhau. Chi phí tiến hành xạ trị phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Giai đoạn của bệnh: tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau, do đó chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung cũng khác nhau.
  • Thể trạng bệnh nhân, tình trạng sức khỏe: đối với các bệnh nhân lớn tuổi có sức đề kháng yếu hoặc cơ thể suy kiệt buộc phải sử dụng kết hợp các loại dịch vụ khác và thuốc uống hỗ trợ giúp cơ thể dễ dàng tiếp nhận xạ trị. Vì vậy, chi phí sẽ lớn hơn.

Sau khi được thăm khám và xếp giai đoạn, bác sĩ sẽ hội chẩn chính xác hơn và đưa ra mức chi phí tương ứng với tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Chi phí điều trị ung thư nào cũng vậy, chi phí phải chi trả là khá cao, bởi vậy bệnh nhân và người thân cần chuẩn bị tâm lý cùng kinh phí điều trị trước.

Ung thư cổ tử cung

3. Các phương pháp xạ trị ung thư cổ tử cung

3.1. Xạ trị chùm tia ngoài

Xạ trị chùm tia ngoài của ung thư cổ cung cũng tương tự như các loại ung thư khác.

Mỗi lần điều trị bức xạ chỉ kéo dài trong vài phút. Khi xạ trị được sử dụng làm phương pháp điều trị chính cho ung thư cổ tử cung, nó thường được kết hợp với hóa trị liệu (gọi là hóa trị đồng thời). Thông thường sử dụng một liều thấp của thuốc hóa trị gọi là cisplatin nhưng các loại thuốc hóa trị khác cũng có thể được sử dụng.

Các phương pháp điều trị xạ trị được thực hiện 5 ngày một tuần và tổng số từ 6 đến 7 tuần. Hóa trị được đưa ra vào thời gian dự kiến ​​trong quá trình xạ trị. Lịch trình được xác định phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng.

Xạ trị chùm tia ngoài cũng có thể được sử dụng để điều trị các khu vực lây lan ung thư hoặc là phương pháp điều trị chính ung thư cổ tử cung ở những bệnh nhân không thể chịu đựng được hóa trị.

3.2. Xạ trị áp sát cổ tử cung (xạ trị trong)

Xạ trị áp sát cổ tử cung là phương pháp xạ trị trong ung thư cổ tử cung, xạ trị tiếp cận. Các tia xạ được sử dụng trong phương pháp này chỉ đi được một khoảng cách ngắn,… Nguồn bức xạ được đặt trong một thiết bị trong âm đạo (và đôi khi trong cổ tử cung) và thường được sử dụng cùng với EBRT như là một phần của điều trị chính cho bệnh ung thư cổ tử cung. Có hai loại xạ trị áp sát cổ tử cung:

Liệu pháp xạ trị liều thấp (LDR) được tiến hành trong vài ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân nằm trên giường trong một phòng riêng tại bệnh viện với các dụng cụ giữ chất phóng xạ tại chỗ. Trong khi xạ trị đang được tiến hành, nhân viên y tế sẽ chăm sóc cho bạn, nhưng cũng có biện pháp phòng ngừa để giảm bớt phơi nhiễm bức xạ của chính họ.

Liệu pháp xạ trị liều cao (HDR) được thực hiện ngoại trú tại bệnh viện (thường cách nhau ít nhất một tuần). Đối với mỗi đợt điều trị liều cao, chất phóng xạ được đưa vào trong vài phút và sau đó loại bỏ. Ưu điểm của điều trị HDR là bạn không phải ở lại bệnh viện hoặc nằm yên trong thời gian dài.

Đối với điều trị ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung, chất phóng xạ được đặt trong một ống trong âm đạo.

Đối với điều trị cho một phụ nữ vẫn còn tử cung, chất phóng xạ có thể được đặt trong một ống kim loại nhỏ đi vào tử cung, cùng với các kim loại tròn nhỏ (ovoids) được đặt gần cổ tử cung.

4. Tác dụng phụ trị xạ ung thư cổ tử cung

4.1. Tác dụng phụ trước mắt

Tác dụng phụ của xạ trị chùm tia ngoài đối với ung thư cổ tử cung bao gồm: mệt mỏi, đau dạ dày, tiêu chảy, phân lỏng, buồn nôn và ói mửa, làn da thay đổi… Ngoài ra, đối với các bộ phận phụ khác, xạ trị cũng gây ra những tác dụng phụ như:

  • Viêm bàng quang do tia phóng xạ: Phóng xạ vào khung chậu có thể gây kích thích bàng quang, gây khó chịu cho người bệnh, đi tiểu nhiều, tiểu buốt.
  • Đau âm đạo: Phóng xạ có thể làm cho âm hộ và âm đạo nhạy cảm và dễ bị đau hơn, có thể còn bị tiết dịch thất thường.
  • Thay đổi kinh nguyệt: Bức xạ vùng chậu có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, dẫn đến thay đổi kinh nguyệt và thậm chí là mãn kinh sớm.
  • Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi. Giảm bạch cầu (lượng tế bào bạch cầu thấp làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4.2. Tác dụng phụ lâu dài

Những tác dụng phụ này có thể giảm dần hoặc biến mất sau khi quá trình xạ trị kết thúc. Tuy nhiên cũng sẽ có một số trường hợp bị vĩnh viễn như mãn kinh hoặc vô sinh.

  • Hẹp âm đạo: Cả xạ trị nội bộ và xạ trị tia ngoài đều có thể làm cho mô sẹo hình thành trong âm đạo. Các mô sẹo có thể làm cho âm đạo hẹp hơn, hạn chế khả năng đàn hồi, âm đạo ngắn hơn gây ra những đau đớn trong quá trình quan hệ tình dục. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo các cách giãn âm đạo bằng dụng cụ như ống nhựa hoặc bằng cao su.
  • Khô âm đạo: Khô âm đạo và đau khi quan hệ tình dục là tác dụng phụ lâu dài của xạ trị ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là nếu bức xạ vào khung chậu có thể làm hỏng buồng trứng, gây ra mãn kinh sớm.
  • Xương bị suy yếu: Bức xạ đến xương chậu có thể làm suy yếu xương, dẫn đến gãy xương. Gãy xương hông là biến chứng phổ biến nhất có thể xảy ra 2 đến 4 năm sau khi xạ trị. Xét nghiệm mật độ xương được khuyến cáo để theo dõi nguy cơ gãy xương.
  • Sưng chân: Nếu các hạch bạch huyết vùng chậu được điều trị bằng bức xạ, nó có thể dẫn đến vấn đề thoát dịch ở chân. Điều này có thể gây ra sưng nặng ở chân hay còn gọi là phù bạch huyết.

tác dụng phụ xạ trị ung thư cổ tử cungCả xạ trị nội bộ và xạ trị tia ngoài đều có thể làm cho mô sẹo hình thành trong âm đạo

5. Theo dõi và kiểm tra định kỳ sau xạ trị ung thư cổ tử cung

5.1. Tại sao cần theo dõi sau điều trị ung thư cổ tử cung?

Sau điều trị, bệnh nhân nên lên kế hoạch cho các cuộc hẹn với bác sĩ. Các cuộc hẹn này có thể là vài tháng một lần nhằm giúp bạn trao đổi những lo lắng và các mối quan tâm của bạn trong quá trình phục hồi sau điều trị ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể kiểm tra và hỏi bệnh nhân một số câu hỏi trong các cuộc hẹn này. Bệnh nhân nên nói cho bác sĩ biết những triệu chứng hoặc tác dụng phụ sau điều trị để chuyên gia có thể giúp bạn xử lý vấn đề này.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung bằng bàn chải nhỏ
  • Soi cổ tử cung
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp x-quang
  • Quét CT hoặc quét MRI
  • Siêu âm gan

Sau khi kết thúc điều trị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sẽ có một mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung hoặc khí quản, các tế bào khu vực xung quanh phần dưới của tử cung và đỉnh âm đạo. Bác sĩ cũng có thể soi tử cung hoặc nhìn vào đỉnh âm đạo của bệnh nhân để kiểm tra các vấn đề biến chứng.

Nếu bệnh nhân đã cắt bỏ tử cung, bác sĩ có thể lấy một mẫu tế bào từ đỉnh âm đạo nếu bạn có các triệu chứng bất thường. Đây được gọi là xét nghiệm viêm âm đạo (vaginal vault test). Các bác sĩ thường dùng mỏ vịt để kiểm tra cổ tử cung của bệnh nhân sau điều trị để đảm bảo không có biến chứng nào xảy ra.

tác dụng phụ xạ trị ung thư cổ tử cung
Bạn nên đi khám định kỳ để phục hồi sau điều trị ung thư cổ tử cung

5.2. Bao lâu thì bệnh nhân nên đi kiểm tra?

Bạn nên đi khám định kỳ trong vòng 6 tuần sau khi kết thúc đợt điều trị. Tần suất kiểm tra có thể từ 3 đến 6 tháng trong 2 năm đầu tiên, 6 đến 12 tháng trong 3 đến 5 năm tiếp theo để chắc chắn rằng tế bào ung thư không tái phát và tiến triển.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nên đi tầm soát thường xuyên hơn để phát hiện các vấn đề nguy hiểm. Trong những trường hợp này, bạn nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về những mối quan tâm của bạn hoặc bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nguy cơ mắc bệnh.

Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung, bạn có thể đi kiểm tra ngoại trú sau phẫu thuật hoặc đến chính cơ sở y tế bạn đã từng hóa trị liệu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn theo dõi những biến chứng sau điều trị một cách chính xác nhất.

Một số bệnh viện hiện nay đã áp dụng cho các y tá chuyên khoa theo dõi bệnh nhân bằng cách gọi điện thoại và xử lý các vấn đề sau điều trị một cách kịp thời nhất.

Liên hệ với bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới giữa các cuộc hẹn. Bạn không phải đợi cho đến lần ghé thăm tiếp theo.

6. Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cổ tử cung

Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ xạ trị đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể người bệnh thích ứng với phương pháp điều trị cao nhất, đủ sức khỏe cho các đợt xạ trị tiếp theo.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là sự phối hợp giữa cả người bệnh và người chăm sóc bao gồm:

  • Ở tại các vùng da điều trị, chúng thay đổi màu sắc, tuy nhiên, không được tự ý dùng bất kì một loại thuốc bôi nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tránh mặc đồ bó sát và có thể tiếp xúc với không khí nhưng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tại vùng đó.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bất cứ bệnh nhân ung thư nào thì việc bổ sung các chất cần thiết đó vai trò quan trọng giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Vậy người xạ trị nên ăn gì? Người bệnh sau xạ trị được khuyên nên ăn đầy đủ các nhóm chất béo, chất xơ, vitamin, tinh bột, khoáng chất. Có thể bổ sung thêm các thực phẩm có chứa chất oxy hóa đẩy lùi sự xâm lấn của tế bào ung thư cổ tử cung.
  • Tích cực tập luyện: Sau các đợt xạ trị tuy rất mệt mỏi, nhưng theo các bác sĩ, người bệnh nên cố gắng vận động nhiều nhất có thể. Người bệnh sau các đợt xạ trị nên vận động đi lại nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái hơn và tốt cho sức khỏe.
  • Giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tư tưởng thoải mái, nghỉ ngơi ngủ đủ giấc sẽ giúp thư thái đầu óc, ăn uống ngon miệng hơn.
  • Sau xạ trị, trong vài tháng đầu người bệnh không nên quan hệ vợ chồng. Người chồng nên động viên, chăm sóc sức khỏe, thông cảm cho vợ.
  • Thăm khám và đều đặn thực hiện các xét nghiệm cần thiết thường xuyên để kịp thời phát hiện bất kì một bất thường nào để đối phó kịp thời,…

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

Trên đây là những thông tin quan trọng về xạ trị ung thư cổ tử cung cũng như tác dụng phụ xạ trị ung thư cổ tử cung. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị cũng như quá trình phục hồi theo dõi sau xạ trị.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7