Bật mí: Suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Thận là cơ quan có ảnh hưởng nhiều đến hooc môn sinh dục ở cả nam giới và nữ giới. Vì thế vấn đề bệnh suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không là mối quan tâm lo lắng của nhiều bệnh nhân hiện nay. Chúng ta cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Khuyến cáo: Suy thận có dùng được đông trùng hạ thảo không?
- Bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
- Từ A đến Z những thông tin về bệnh suy gan cấp
Nội dung bài viết
1. Kiến thức chung về bệnh suy thận
Thận là cơ quan có chức năng bài tiết chất thải và giúp lọc máu nhờ việc thải các cặn bã, dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn giúp duy trì lượng muối, cân bằng điện giải và giúp huyết áp được điều hòa ổn định. Dưới tác động của nguyên nhân gây bệnh làm cho thận không thực hiện được chức năng lọc máu ổn định, chất độc hại không được đào thải dẫn đến bệnh suy thận.
Bệnh suy thận được chia làm 2 thể bệnh chính bao gồm:
- Suy thận cấp tính: Thường xảy ra ở những người đang bị suy giảm miễn dịch hoặc những người đang mắc bệnh lý nghiêm trọng khác, cần phải chăm sóc đặc biệt. Những người có hệ miễn dịch suy yếu thì việc điều trị sẽ phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Vì diễn biến tăng nặng của bệnh rất nhanh. Còn những trường hợp khác nếu được can thiệp điều trị kịp thời thì khả năng điều trị khôi phục được chức năng thận rất cao.
- Suy thận mạn tính: Là tình trạng bệnh nguy hiểm và chức năng lọc máu của thận bị suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng đến sức khỏe như rối loạn điện giải, thiếu máu, tăng huyết áp. Những người bị suy thận nặng phải dùng đến các biện pháp can thiệp điều trị như chạy thận nhân tạo, ghép thận mới duy trì được sự sống.
Một số ảnh hưởng của bệnh suy thận đến sức khỏe bao gồm:
- Thiếu máu: Thận có chức năng sản sinh ra hooc môn erythropoietin, là loại hooc môn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu từ tủy xương. Khi bị suy thận, lượng hooc môn erythropoietin sản sinh ra cũng ít hơn, dẫn đến hồng cầu sản sinh ít và gây ra tình trạng thiếu máu.
- Khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể ở người suy thận kém hơn nên chất độc dễ bị tích tụ lại, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng đến cơ thể. Vì thế, người bệnh suy thận sẽ phải đối mặt với nguy cơ dễ bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Bệnh lý thận và bệnh cao huyết áp thường có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Những người bị suy thận nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến biến chứng làm tăng huyết áp. Ngược lại, những người bị tăng huyết áp lâu năm sẽ gây tổn thương đến các mạch máu ở thận và có thể dẫn đến biến chứng suy thận.
- Chất độc không được lọc khỏi cơ thể làm cho người bệnh suy thận đối mặt nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ não, rối loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực, viêm màng tim,…
- Nồng độ các chất điện giải Kali, Natri và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hooc môn mà thận tiết ra. Do đó, người bị suy thận cũng sẽ dễ bị rối loạn cân bằng điện giải, tăng nồng độ acid máu.
- Người bệnh suy thận cũng dễ gặp phải tình trạng bệnh lý liên quan đến não bộ như suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,…
- Người bệnh bị suy thận thường bị gặp phải các rối loạn liên quan đến đời sống tình dục như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, sinh lý yếu,…
2. Giải mã: Suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Như những thông tin phần bên trên chúng ta đã biết bệnh suy thận có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề tình dục và cũng sẽ gây ra những rối loạn đến sinh sản. Cụ thể, ảnh hưởng của bệnh suy thận đến vấn đề sinh sản ở nam giới và nữ giới như sau:
2.1. Phụ nữ bị suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Khi nữ giới bị suy thận nội tiết tố androgen sẽ bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mỏi mỏi, giảm ham muốn. Cộng với đó, triệu chứng thiếu máu, thiếu hụt dưỡng chất do bệnh suy thận gây ra làm người bệnh càng mệt mỏi hơn và dần mất đi cảm giác hứng thú với vấn đề quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó, người bị suy thận phải dùng thêm nhiều loại thuốc để điều trị bệnh, và các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ đến vấn đề sinh sản. Do đó, người bệnh suy thận khi có kế hoạch mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về thời điểm mang thai phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình mang thai.
Nếu bạn phát hiện suy thận ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời thì cơ hội mang thai, sinh con sau này vẫn còn rất cao. Khả năng mang thai an toàn càng giảm xuống thấp khi phát hiện suy thận muộn và người bệnh tuổi càng cao thì tỷ lệ mang thai tự nhiên càng giảm.
Nếu bạn mang thai và phát hiện ra mình mắc suy thận thì cần theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá chức năng thận thường xuyên để biết được mức độ ảnh hưởng của thai nhi đến chức năng thận của người mẹ. Nếu thấy sức khỏe của người mẹ và thai nhi có nguy cơ, diễn biến xấu bác sĩ sẽ cân nhắc mổ lấy thai sớm hơn ngày sinh dự kiến. Thời điểm cân nhắc để mổ lấy thai sớm là sau 32 tuần.
Một số biến chứng của suy thận trong thời kỳ mang thai bạn có thể gặp phải như:
- Vô niệu: Mức lọc cầu thận giảm, lượng nước tiểu giảm đột ngột, có những trường hợp người bệnh không đi tiểu được.
- Thai phụ thường xuyên gặp phải tình trạng đau thắt lưng, mệt mỏi, khó thở có thể kèm theo các cơn co giật.
- Nhiễm độc thai nghén là biến chứng nguy hiểm trong thời kỳ mang thai, thai phụ tăng huyết áp, tay chân bị phù nề, tích nước.
- Thai phụ bị suy thận dễ gặp phải biến chứng viêm cầu thận cấp, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau lưng, viêm bàng quang, sốt, rét run, đái buốt.
2.2. Nam giới bị suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Rối loạn nồng độ hoóc môn androgen có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới. Trong khi đó, nam giới bị suy thận thì lượng hooc môn này bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, nam giới bị suy thận thường bị rối loạn cương dương, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm,…
Đồng thời, tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và triệu chứng đau lưng do suy thận gây ra càng làm tinh thần người bệnh chán nản hơn với việc quan hệ tình dục. Khả năng hấp thu vi chất của người bệnh suy thận kém hơn nên chất lượng tinh trùng cũng bị suy yếu. Vì thế, nam giới bị suy thận sẽ khó có con hơn, thậm chí một số trường hợp còn bị vô sinh.
Nếu nam giới mắc suy thận và có kế hoạch sinh con cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, nồng độ hoóc môn nội tiết và xét nghiệm chất lượng dinh dịch. Nhờ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn tăng khả năng sinh con tự nhiên.
3. Bệnh nhân suy thận nên làm gì khi có kế hoạch sinh con?
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Người bị suy thận thường bị thiếu hụt các loại vi chất và thiếu máu. Vì thế, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất cần thiết để người bệnh chuẩn bị cho kế hoạch sinh con. Các loại trái cây, rau củ chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất rất cần thiết người bị suy thận cần bổ sung tăng cường. Một số loại rau củ tốt cho thận bạn nên bổ sung thường xuyên bao gồm súp lơ xanh, ớt chuông, bắp cải, củ cải, nam việt quất,…
Các loại thực phẩm chứa chất đạm người bệnh nên ăn ở mức vừa đủ, nên chọn các loại thịt nạc, thịt trắng chứa ít cholesterol. Nếu ăn quá nhiều đạm có thể làm tăng gánh nặng thêm cho thận, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để cân đối được khối lượng đạm nạp vào cơ thể hàng ngày sao cho phù hợp.
Những thực phẩm không tốt cho những người bị suy thận bạn cần tránh xa bao gồm thực phẩm chứa nhiều muối, kali, photpho, thực phẩm giàu cholesterol.
3.2. Uống đủ nước
Người bị suy thận uống quá nhiều nước có thể làm tăng áp lực lên thận và nếu uống quá ít nước càng làm tăng nguy cơ bị lắng đọng những chất độc hại trong cơ thể. Vì thế, bệnh nhân suy thận cần ghi nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Tùy thuộc vào tình trạng suy thận hiện tại mà mỗi người sẽ có khuyến cáo uống bao nhiêu nước sao cho phù hợp. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để biết được lượng nước uống bao nhiêu là phù hợp với sức khỏe bản thân.
Lưu ý, bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ, nên uống nước ấm, không uống nước lạnh. Ngoài nước lọc bạn cũng nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép hoa quả để bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể.
3.3. Kiểm soát bệnh lý liên quan
Một số bệnh lý có mối liên quan mật thiết đến bệnh lý ở thận như tăng huyết áp, tiểu đường. Nếu mắc đồng thời những bệnh lý này thì thận của bạn sẽ càng có nguy cơ tổn thương nhiều hơn. Vì thế, để kiểm soát tốt bệnh suy thận và có kế hoạch sinh con thuận lợi, bạn cần điều trị các bệnh lý tiểu đường, huyết áp ổn định.
Để huyết áp và chỉ số đường huyết ổn định bạn cần theo dõi kiểm tra thường xuyên và uống thêm thuốc đều đặn nếu được bác sĩ chỉ định kê đơn. Đồng thời, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để đường huyết và huyết áp ổn định.
3.4. Luyện tập, vận động vừa sức
Người bị bệnh thận cần rèn luyện thêm thể lực để tăng cường sức dẻo dai cơ bắp, tăng độ bền sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan và thúc đẩy miễn dịch tốt hơn. Ngoài ra, luyện tập vừa sức đều đặn còn giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp, mỡ máu trong cơ thể tốt hơn.
Tuy nhiên sức khỏe người bị suy thận dễ bị mệt mỏi nên cần lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và có cường độ, thời gian tập luyện vừa phải. Một số môn thể dục người bệnh suy thận có thể tham khảo để luyện tập bao gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, aerobic… Thời gian đầu mới tập luyện bạn có thể tập với thời gian ngắn, sau đó tăng dần thời gian luyện tập lên để tăng cường sức bền cho cơ thể.
3.5. Từ bỏ các thói quen xấu
Một số thói quen xấu có thể làm cho bệnh lý tại thận trở nên nghiêm trọng hơn. Lạm dụng rượu bia là thói quen bạn cần từ bỏ sớm để có kế hoạch có thai tốt hơn. Vì lạm dụng rượu bia có thể làm cho gan, thận phải hoạt động nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Ngoài ra, nước ngọt có gas cũng là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe của người bị suy thận, bạn cũng cần hạn chế loại đồ uống này.
Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng là yếu tố làm mạch máu bị xơ vữa nhiều hơn, làm giảm lưu lượng máu đến thận. Do đó, bạn nên bỏ hút thuốc để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh.
3.6. Giữ tinh thần thoải mái
Đôi khi áp lực muốn sinh con làm cho khả năng thụ thai ở những cặp vợ chồng có người mắc suy thận càng khó khăn hơn. Do đó, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, luôn suy nghĩ tích cực, có kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tăng khả năng thụ thai.
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã hiểu được đáp án cho câu hỏi người bị suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không. Bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm thì ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, nếu bạn muốn sinh con khi bị suy thận cần điều trị sớm và lắng nghe thực hiện lời khuyên từ bác sĩ.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang