Người bệnh suy giáp nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Suy giáp nên ăn gì để giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng sức khỏe cho người bệnh là một vấn đề cần được quan tâm. Vậy suy giáp nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào để có được sức khỏe tốt nhất?  Trong bài viết này, GenK STF sẽ cung cấp đến bạn đọc một số gợi ý về chế độ ăn cho người bị suy giáp.

1. Như thế nào là suy giáp? Có nguy hiểm không?

Tình trạng tuyến giáp bị suy giảm chức năng dẫn tới sự thiếu hụt tổng hợp và giải phóng một số hormon của nó được gọi là suy giáp.

Suy giáp có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng tỉ lệ mắc cao hơn ở nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị như đã từng phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp, gia đình có tiền sử bị bệnh…

Khi bị bệnh có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, ăn không ngon, da xanh xao, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, canxi trong máu hạ thấp.

Bệnh suy giáp nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: bướu cổ, bệnh tim mạch, loãng xương, giảm thị lực…

2. Những chất dinh dưỡng tốt và có hại cho người bị suy giáp

2.1. Các chất dinh dưỡng tốt cho bệnh suy giáp

suy-giap-nen-an-giv
I-ốt tốt cho tuyến giáp
  • I-ốt: Là một trong các yếu tố cần thiết để sản xuất ra các hormon tuyến giáp do đó thiếu i-ốt có thể dẫn tới tình trạng suy giáp. Tuy nhiên, hiện nay khá hiếm gặp tình trạng thiếu i-ốt vì chất này được bổ sung rất nhiều từ chế độ ăn. Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hấp thụ quá nhiều i- ốt cũng có thể gây hại đến tuyến giáp.
  • Selen: Có vai trò kích hoạt các hormon của tuyến giáp. Đồng thời, selen còn có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra. Mặc dù vậy, không nên tự ý bổ sung selen nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc do dùng selen quá liều.
  • Kẽm: Có khả năng hỗ trợ cơ thể điều chỉnh hormon TSH nên kích thích giải phóng các hormon tuyến giáp.

2.2. Vậy những chất nào không tốt cho người bị suy giáp?

  • Goitrogen là một chất có khả năng ức chế hoạt động tổng hợp hormon của tuyến giáp. Do đó người bị suy giáp nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất này như đậu nành, đậu phộng, ngũ cốc…
  • Gluten: Khi bị suy giáp, người bệnh phải sử dụng các thuốc có tác dụng thay thế hormon tuyến giáp. Gluten có khả năng làm giảm sự hấp thu các thuốc này dẫn đến giảm hiệu quả điều trị suy giáp.
  • Caffeine: Tương tự như gluten, cafein làm giảm hấp thu các thuốc điều trị suy giáp.

3. Vậy người bị bệnh suy giáp nên và không nên ăn gì?

3.1. Các thực phẩm người suy giáp nên ăn

Khi bị suy giáp cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm có chứa những chất tốt cho tuyến giáp. Sau đây là một vài gợi ý về những thực phẩm nên ăn khi bị suy giáp:

  • Trứng: Có chứa nhiều i – ốt và selen ở trong lòng đỏ, protein ở lòng trắng trứng.
  • Tất cả các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn…
  • Tất cả các loại hải sản như tôm, cua, cá ngừ, cá hồi…
  • Rau và trái cây cung cấp nhiều chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể người bị suy giáp. Lưu ý với các rau họ cải thì chỉ nên ăn hạn chế ăn và chỉ ăn khi đã nấu chín kỹ.
  • Các loại hạt, ngũ cốc không chứa gluten như hạt chia, kiều mạch, gạo…
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai…
  • Nước và và các thức uống không có caffein.
suy-giap-nen-an-gi
Người bị suy giáp nên ăn trứng

3.2. Bệnh nhân suy giáp nên kiêng ăn gì?

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân bị suy giáp nên hạn chế hoặc kiêng một số thực phẩm như:

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Đó là vì isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm sự tổng hợp hormon tuyến giáp.
  • Đồ ăn đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn. Trong các thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, chất tạo màu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nội tạng động vật: Có chứa chất béo không tốt cho cơ thể, gây mất kiểm soát cân nặng, không những thế còn làm giảm hấp thu các thuốc điều trị.
  • Thực phẩm có hàm lượng gluten cao như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen…
  • Rau họ cải: Do có chứa nhiều goitrogen ức chế quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, goitrogen bị phân hủy nhiều bởi nhiệt nên bệnh nhân suy giáp có thể ăn các rau họ cải khi đã được nấu chín kỹ và với lượng vừa phải.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường: Ăn nhiều đồ ăn có lượng đường cao sẽ gây tăng cân và tác động xấu đến sức khỏe của tuyến giáp.
  • Đồ uống có chứa caffeine và các chất kích thích khác như bia, nước ngọt có ga, rượu, cafe…
suy-tuyen-giap-an-gi
Suy giáp nên kiêng đậu nành

4. Một số biện pháp giúp người suy giáp duy trì được cân nặng khỏe mạnh

  • Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ 7-8 tiếng/đêm để giảm nguy cơ bị mỡ tích tụ trong cơ thể, nhất là ở vùng bụng.
  • Tập thể dục đều đặn với các bài tập hợp lý như yoga, thiền…
  • Có chế độ ăn khoa học, phù hợp với tình trạng của cơ thể.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.

Trên đây là những chia sẻ của GenK STF cho bệnh nhân suy giáp nên ăn gì. Bên cạnh quan tâm về chế độ ăn, người bệnh cũng nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi khám ngay khi có dấu hiệu khác thường.

XEM VIDEO: Lời nhắn gửi – Cùng GENK STF trao gửi lời yêu thương

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7