Sự tàn phá của ung thư phổi đối với cơ thể như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Bệnh có khả năng di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể
Ung thư phổi còn được gọi là ung thư phế quản phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư phổi bắt đầu khi một hoặc nhiều tế bào phân chia một cách mất kiểm soát. Sau nhiều lần như vậy hình thành một khối tế bào nhỏ đường kính khoảng 1cm. Những khối u ở phổi có thể gây chảy máu, làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây ho, khó thở hay nhiễm khuẩn. Khối u có thể phát triển ra thành ngực gây đau.
Ở giai đoạn cuối, ung thư phổi phát triển di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống như: di căn đến xương thông qua đường máu hoặc mạch bạch huyết, với các triệu chứng: đau xương, chèn ép tủy sống dẫn tới mất cảm giác, gây khó khăn cho việc đi lại.
Di căn đến não với các triệu chứng phổ biến có thể xảy ra bao gồm: đau đầu, co giật, mất thăng bằng và phối hợp động tác, khó khăn khi nói, thay đổi thị lực, mất trí nhớ, thay đổi tính nết, mệt mỏi.
Di căn đến gan với các triệu chứng đau dưới xương sườn bên phải, chán ăn và buồn nôn. Nếu có nhiều khối u trong gan hoặc sự di căn đủ lớn sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn trong gan, dẫn đến vàng da. Ngoài ra, ung thư phổi còn di căn đến dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy, mắt, da hay thậm chí là di căn gây ung thư vú. Cơ hội sống duy nhất cho người bệnh là phát hiện bệnh sớm và điều trị khi ung thư phổi chưa lây lan.
2. Bệnh gây đau đớn, chèn ép với hàng loạt các triệu chứng ở giai đoạn cuối
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi thường diễn biến âm thầm không xuất hiện nhiều triệu chứng, nhưng khi khối u phát triển, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng thông thường bao gồm ho, thở khó khăn, đau tức ngực liên tục, ho ra máu, khàn tiếng, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân. Các cơ đau xuất hiện lên các bả vai, cánh tay. Khi bệnh ở giai đoạn cuối người bệnh có các biểu hiện như:
Triệu chứng ở đường hô hấp: Khó nuốt, đau đớn khi nuốt do các tế bào ung thư xâm lấn tới thực quản. Luôn có cảm giác khó thở, khàn tiếng kéo dài. Ho có đờm kèm theo máu, các cơn ho có thể thường xuyên và liên tục hơn. Đau tức ngực gây buồn nôn do khối u đã phát triển khá lớn làm tắc nghẽn đường thở. Thở gấp, thở dồn dập, hơi thở không đều và khi thở có cảm giác đau trong lồng ngực. Tràn dịch màng phổi.
- Ung thư phổi làm cho người bệnh chán ăn, mệt mỏi
Triệu chứng trên toàn thân: Trầm cảm nặng, chán ăn, mất ngủ. Đau ngực, lưng, vai, cánh tay hoặc cổ bụi sưng, mặt bị phù,… Các cơn đau xuất hiện dồn dập do các tế bào ung thư đã lây lan toàn thân. Mí mắt bị sụp, mắt lác hoặc lé, đau đớn khi nhai, nuốt, nói. Nhịp tim rối loạn do tế bào ung thư phát triển nhanh, lan rộng tới các dây thần kinh, vòm họng và tim mạch, sốt cao. Để điều trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân, các phương pháp điều trị là dùng các phương pháp tiêm thuốc để ngăn chặn tế bào ung thư, xạ trị kết hợp với hóa trị.
3. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh gây tử vong nhanh chóng
Ung thư phổi nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời nguy cơ tử vong rất cao bằng nhiều cách, ví dụ như khi khối u di căn tới não và gan, các hiện tượng như đau đầu, chán ăn, buồn nôn, khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi, gầy yếu, sẽ là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nếu ung thư phổi được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, người bệnh có cơ hội chữa khỏi hoặc sống lâu dài. Cụ thể:
– Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ: nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ). Nếu khối u đã lan đến khu vực, bao gồm cả các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%. Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.
- Từ bỏ hút thuốc lá giảm 96,8% tỷ lệ mắc ung thư phổi ở Việt Nam
– Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ: ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỉ lệ sống 5 năm là 49%. Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%. Ở giai đoạn cuối, khi ung thư xâm lấn sang gan, não, xương… tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1%.
Vì vậy, điều quan trọng là cần phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời dù điều trị ung thư phổi bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng chú ý từ bỏ, duy trì các thói quen sau: không hút thuốc lá, giữ gìn an toàn cho bản thân nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi công nghiệp, chất hóa học. Xây dựng lối sống ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý khoa học, hạn chế các loại thức ăn nhanh, dầu mỡ, thực phẩm bẩn, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại các loại bệnh tật. Định kỳ khám sức khỏe cơ thể 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm cách căn bệnh nguy hiểm khác không riêng gì ung thư phổi. “Sức khỏe chính là sự giàu có, hãy lắng nghe để hiểu những điều cơ thể đang cố nói với bạn, không ai bảo vệ sức khỏe cho bạn bằng chính bản thân bạn”.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị