Rối loạn đông máu là gì? Từ A đến Z những thông tin cần biết

Rối loạn đông máu là gì được nhiều người quan tâm hiện nay. Việc tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta sớm đi thăm khám khi có triệu chứng bất thường nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Vậy để biết rối loạn đông máu là gì, các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Xem thêm:

1. Rối loạn đông máu là gì?

Rối loạn đông máu xảy ra khi thiếu hụt các yếu tố đông máu dẫn đến tình trạng máu chảy mà không đông lại như bình thường. Sự thiếu hụt các yếu tố đông máu có thể là thiếu hụt protein trong máu hoặc protein có tồn tại nhưng không hoạt động bình thường.

roi-loan-dong-mau-la-gi
Rối loạn đông máu là tình trạng máu chảy không đông lại như bình thường

Mọi đối tượng đều có thể gặp phải tình trạng rối loạn đông máu. Đây là căn bệnh nguy hiểm và để điều trị cần mất rất nhiều thời gian.

2. Các thể của rối loạn đông máu là gì?

Người ta phân rối loạn đông máu theo 2 nhóm là loại yếu tố thiếu hụt và mức độ giảm yếu tố. Cụ thể như sau:

2.1. Phân loại rối loạn đông máu dựa vào yếu tố thiếu hụt

Dựa vào yếu tố thiếu hụt, rối loạn đông máu được phân thành 3 loại, đó là:

  • Hemophilia A: Thiếu yếu tố VIII và loại này chiếm tỷ lệ cao nhất khi có khoảng 85% đối tượng bị rối loạn đông máu thuộc Hemophilia A.
  • Hemophilia B: Thiếu yếu tố IX và loại này chiếm tỷ lệ mắc bệnh là gần 14%.
  • Hemophilia C: Thiếu yếu tố tiền thromboplastin huyết tương, tức thiếu yếu tố XI.
cac-the-roi-loan-dong-mau
Rối loạn đông máu có nhiều thể khác nhau

2.1. Phân loại theo mức độ giảm yếu tố

Người ta dựa vào mức suy giảm của yếu tố VIII để phân loại rối loạn đông máu. Bạn sẽ bị rối loạn đông máu khi yếu tố VIII dưới 30%. Lúc này, bệnh sẽ được chia thành các thể sau:

  • Thể nặng: Khi nồng độ yếu tố VIII
  • Thể trung bình: Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5%.
  • Thể nhẹ: Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30%.

3. Nguyên nhân rối loạn đông máu là gì?

Nguyên nhân gây rối loạn đông máu có rất nhiều. Có thể kể đến như:

  • Sự tổn thương cả về hình thái lẫn chức năng của tiểu cầu. Trong đó, chức năng đông máu bị ảnh hưởng nên không thể hoạt động bình thường.
  • Lưu lượng máu chảy chậm cũng có thể khiến máu dễ bị đông hơn bình thường.
nguyen-nhan-roi-loan-dong-mau
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu
  • Do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu là VIII, IX, X.
  • Yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị rối loạn đông máu thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ bị di truyền sẽ bé gái sẽ thấp hơn so với bé trai.
  • Thiếu vitamin K là một trong những yếu tố gây ra tình trạng rối loạn đông máu.
  • Do thành mạch bị tổn thương: Khi mắc các bệnh lý nhiễm trùng, dị ứng, bệnh mãn tính, bệnh tự miễn… sẽ khiến thành mạch bị tổn thương và gây nên nguy cơ khó cầm máu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu… trong thời gian dài sẽ làm cho sự tái tạo và tăng trưởng những mạch máu mới bị ngăn chặn. Vì thế, dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu.
  • Cơ thể bị khiếm khuyết loại gen cần thiết trong quá trình đông máu mang tên gen V leiden.
  • Do nhóm máu: Nguy cơ mắc bệnh rối loạn đông máu sẽ cao hơn ở những người có nhóm máu O so với những người mang nhóm máu khác.
  • Rối loạn ở gan: Gan là cơ quan hình thành các yếu tố ức chế đông máu nên khi gan bị rối loạn sẽ gia tăng nguy cơ bị rối loạn đông máu.

4. Triệu chứng rối loạn đông máu là gì?

Rối loạn đông máu sẽ gây ra một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:

  • Bệnh nhân bị chảy máu quá nhiều sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Sau khi nhổ răng, người bệnh bị chảy máu nhiều.
  • Chảy máu kéo diễn ra thường xuyên và kéo dài.
  • Không tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc chảy máu bất thường.
  • Răng lợi bị chảy máu thường xuyên.
  • Cơ thể xuất hiện nhiều và thường xuyên có các vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân.
  • Sau khi tiêm chủng, người bệnh bị chảy máu bất thường.
  • Trong nước tiểu hoặc phân có máu kèm theo.
  • Xảy ra tình trạng sưng đau ở các khớp.
  • Nôn mửa kèm theo máu.
  • Người bệnh thường xuyên thấy khó thở, mệt mỏi.
  • Có những huyết khối tĩnh mạch xuất hiện, dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch, chủ yếu là ở chân, đùi với đặc điểm mạch máu nổi máu lên chằng chịt.
  • Rối loạn đông máu xảy ra ở động mạch còn khiến người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Tình trạng đau đầu kéo dài.
trieu-chung-roi-loan-dong-mau
Rối loạn đông máu khiến người bệnh mệt mỏi, đau đầu
  • Người bệnh bị sưng đau đột ngột ở các khớp như đầu gối, vai, bắp tay, bắp chân, hông.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực, khó thở nếu như tình trạng rối loạn đông máu ở phổi.
  • Ở phụ nữ còn xuất hiện thêm tình trạng tăng lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện còn thể hiện ở thời gian chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần và có cục máu đông với đường kính lớn hơn 2,5cm.

5. Chẩn đoán rối loạn đông máu bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng thực thể kết hợp làm xét nghiệm. Các xét nghiệm được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu: Mục đích của phương pháp này là xác định được lượng tiểu cầu có trong máu là bao nhiêu.
  • Xét nghiệm thời gian chảy máu: Mục đích là đo thời gian máu ngừng chảy.
  • Xét nghiệm đông máu thông thường: Để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu có thể thực hiện xét nghiệm APT hoặc PT.
  • Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông: Dùng thuốc quá nhiều sẽ khiến vấn đề chảy máu bị tác động. Trong khi đó, nếu liều lượng sử dụng quá ít có thể hình thành các cục máu đông.
  • Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các phương pháp khác nhau để xét nghiệm các yếu tố đông máu và ức chế đông máu.
xet-nghiem-roi-loan-dong-mau
Xét nghiệm máu để chẩn đoán rối loạn đông máu
  • Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu: Mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá chức năng của tiểu cầu.
  • Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông: Nếu cơ thể xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu sẽ được làm xét nghiệm này. Phương pháp này còn giúp kiểm tra yếu tố V leiden.

6. Rối loạn đông máu có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Rối loạn đông máu là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị thường dùng hiện nay bao gồm:

  • Thay thế các yếu tố đông máu: Bác sĩ sẽ đặt trong tĩnh mạch một ống để thực hiện thay thế các yếu tố đông máu. Với cách này sẽ ngăn ngừa chảy máu hoặc được sử dụng khi thực hiện truyền máu.
  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhằm mục đích giải pháp các yếu tố đông máu và chữa lành các tổn thương ở thành mạch nếu có.
  • Tiêm vắc xin và vật lý trị liệu: Phương pháp này sẽ sử dụng với mục đích để giảm triệu chứng của bệnh, nhất là tình trạng chảy máu bên trong làm hỏng khớp.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc rối loạn đông máu là gì? Hy vọng Genk STF đã giúp mọi người biết thêm về căn bệnh này để nhận biết sớm, từ đó có hướng xử lý phù hợp.

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU

Thông tin liên hệ