Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?

Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không và nếu tiêm thì hiệu quả đạt được bao nhiêu. Những thắc mắc này được rất nhiều chị em quan tâm hiện nay khi có nhu cầu tiêm vắc xin HPV. Để giải đáp quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không thì Genk STF sẽ bật mí dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Xem thêm:

1. Thông tin chung về HPV

HPV là một loại virus có nhiều chủng khác nhau, gây u nhú ở người và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tử cung hiện nay. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm virus HPV ở mọi độ tuổi. Điều đáng lo ngại là khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể nhưng lại không có triệu chứng nào. 

virus-hpv-chung16-18
Virus HPV chủng 16 và 18 là 2 chủng gây ung thư cổ tử cung cao nhất

Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus HPV là qua đường tình dục. Đó có thể là:

  • Quan hệ tình dục qua đường miệng làm lây nhiễm virus HPV qua niêm mạc miệng hay hầu họng.
  • Lây nhiễm khi tiếp xúc với âm đạo, hậu môn hay dương vật từ người bị nhiễm HPV.
  • Sử dụng miệng hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác cũng có thể gây lây truyền virus HPV.

Ngoài lây nhiễm chính qua đường tình dục thì virus HPV còn lây qua những con đường khác. Có thể kể đến như:

  • Việc dùng chung kim bấm sinh thiết, dụng cụ y tế, đồ lót… với người bị nhiễm virus.
  • Virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Với đường lây nhiễm này thì trẻ sơ sinh dễ bị đa bướu gai đường hô hấp.

Đến nay, chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt virus HPV. Vì thế, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung thì việc tiêm vắc xin HPV là rất cần thiết và được các chuyên gia khuyến cáo.

2. Những thông tin về vắc xin HPV

Để giải đáp được câu hỏi quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không thì chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin HPV qua các khía cạnh nội dung dưới đây:

2.1. Độ tuổi tiêm phòng vắc xin HPV

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin HPV được sử dụng cho cả bé gái và phụ nữ. Độ tuổi tiêm phòng ở mỗi loại vắc xin này có sự khác nhau đôi chút, cụ thể như sau:

  • Vắc xin Cervarix: Loại vắc xin này của Bỉ, được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ ở độ tuổi từ 10 – 25. Vắc xin phòng ngừa được 2 chủng virus HPV gây ung thư tử cung là HPV chủng 16 và 18.
  • Vắc xin Gardasil: Loại vắc xin này của Mỹ, được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Vắc xin có khả năng phòng ngừa 4 chủng virus HPV là 6, 11, 16 và 18.

Vắc xin sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi được tiêm phòng trong độ tuổi khuyến cáo và chưa quan hệ tình dục. 

2.2. Số mũi tiêm

Cả hai loại vắc xin HPV đều cần tiêm đủ 3 mũi mới đạt hiệu quả kháng thể cao nhất. Tuy nhiên, thời điểm tiêm giữa các mũi có sự khác nhau giữa từng loại vắc xin. Cụ thể như sau:

  • Vắc xin Gardasil: Mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu 2 tháng. Tiêm mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 4 tháng.
  • Vắc xin Cervarix: Mũi thứ 2 sẽ tiêm cách mũi đầu tiên là 1 tháng. Mũi thứ 3 sẽ tiêm cách mũi thứ 2 là 5 tháng.

2.3. Điều kiện sức khỏe

Phụ nữ chỉ được tiêm vắc xin HPV khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Trong 4 tuần gần nhất tính từ thời điểm tiêm, chị em chưa tiêm bất cứ một loại vắc xin nào.
  • Người tiêm phải đảm bảo hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Người tiêm phải đáp ứng yêu cầu là hiện tại không sử dụng các loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid…
phu-nu-nen-tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung
Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin HPV khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh

2.4. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin HPV

Tiêm vắc xin HPV có thể gây ra một số tác dụng phụ. Có thể kể đến như:

  • Tại vị trí tiêm có thể bị sưng đau hoặc viêm.
  • Sau tiêm có thể nổi mẩn, ngứa. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này sau một thời gian ngắn sẽ tự giảm.

Do đó, sau khi tiêm, mọi người nên ở lại địa điểm tiêm khoảng 30 phút để theo dõi xem có phản ứng phụ xảy ra hay không rồi mới về nhà.

2.5. Những ai không nên tiêm vắc xin HPV

Những đối tượng dưới đây không nên tiêm vắc xin HPV để đảm bảo an toàn:

  • Những đối tượng đang mắc bệnh cấp tính nặng.
  • Những người có tiền căn dị ứng nặng với nấm men hoặc các thành phần của vắc xin.
  • Những phụ nữ có cơ địa quá nhạy cảm.
  • Trong vòng 1 – 3 tháng tới, phụ nữ có dự định mang thai.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ đã tiêm được 1 hoặc 2 mũi nhưng mang thai thì cần đợi sinh xong mới hoàn thành nốt các mũi tiêm còn lại.

3. Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung quan trọng như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nếu như không phát hiện sớm, không điều trị đúng cách, kịp thời. Trong khi đó, có đến 90% các ca mắc ung thư cổ tử cung là do virus HPV.

Virus HPV xâm nhập và phát triển vào cơ thể người một cách âm thầm mà không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Nếu không may cơ thể nhiễm phải 2 chủng virus HPV là 16 và 18 thì nguy cơ gây ung thư cổ tử cung là rất cao.

Có thể thấy ung thư cổ tử cung có nguyên nhân chủ yếu là do virus HPV. Trong khi đó đến nay chưa có thuốc đặc trị loại virus này. Do vậy, việc tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung là rất cần thiết và được phổ biến rộng trên toàn thế giới.

4. Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?

Vắc xin HPV tiêm phòng sẽ cho hiệu quả cao nhất khi tiêm ở trong độ tuổi khuyến cáo là từ 9 – 26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục. Do đó, nhiều người thắc mắc liệu quan hệ rồi có tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung được không? Câu trả lời là CÓ.

Đến nay, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ dù đã quan hệ tình dục, đã lập gia đình và đã sinh con vẫn nên tiêm phòng vắc xin HPV nếu trước đó chưa tiêm loại vắc xin này. Lý do là vắc xin sẽ cho hiệu quả kéo dài trong khoảng 30 năm. 

Lý giải cho vấn đề này được các chuyên gia giải thích như sau: Virus HPV có rất nhiều chủng khác nhau. Sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thể nhiễm một vài chủng HPV. Lúc này, việc tiêm phòng vắc xin sẽ không thể phòng ngừa những chủng mà cơ thể đã nhiễm nhưng sẽ phòng ngừa những chủng virus mà bạn chưa từng bị nhiễm. Đặc biệt, việc tiêm phòng sẽ tạo kháng thể chống lại các loại virus gây ung thư tử cung cao nhất là HPV chủng 16, 18. Đồng thời, hệ miễn dịch của cơ thể cũng sẽ được củng cổ tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ ung thư do tái nhiễm cũng như ngừa tái nhiễm virus.

quan-he-roi-co-tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung-duoc-khong
Phụ nữ đã quan hệ vẫn có thể tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung sẽ không thể đạt hiệu quả 100% trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, ngoài tiêm phòng, chị em vẫn cần có kế hoạch chăm sóc bản thân và sức khỏe thật tốt để gia tăng hiệu quả phòng bệnh. 

5. Có cần kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin HPV không?

Đến nay, các chuyên gia chưa khuyến cáo có cần phải kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin HPV. Thế nhưng, sau khi tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì cần một thời gian nhất định cơ thể mới đạt được kháng thể để phòng ngừa các chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Do đó, trong thời điểm đang tiêm phòng và sau thời gian mới tiêm mà quan hệ tình dục không an toàn thì vẫn có nguy cơ nhiễm virus HPV. Lời khuyên lúc này là chị em nên áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn trong thời gian này bằng các cách sau:

  • Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su.
  • Nên thực hiện nguyên tắc quan hệ tình dục với 1 đối tác.
  • Không nên quan hệ tình dục bằng hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng,…

6. Những lưu ý cần biết về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nằm lòng khi có ý định tiêm phòng ung thư cổ tử cung:

  • Vắc xin chỉ có tác dụng phòng ngừa một số chủng virus HPV. Do đó, dù đã tiêm phòng, chị em cũng cần có biện pháp quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. Đồng thời, có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt để phòng ngừa bệnh hiệu quả, tốt cho bản thân.
  • Dù đã tiêm phòng vắc xin HPV, chị em vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ dựa vào từng đối tượng nguy cơ cao hay nguy cơ thấp.
  • Để phát huy hiệu quả của vắc xin ở mức cao nhất, bạn nên thực hiện tiêm phòng theo đúng lịch trình của 3 mũi. Trường hợp vì lý do nào đó bạn không thể hoàn thành đủ 3 mũi với thời gian kéo dài quá 2 năm thì bạn sẽ phải tiến hành tiêm lại từ đầu.
  • Nếu phát hiện mang thai mà chưa tiêm đủ 3 mũi thì cần thông báo với bác sĩ để hoãn lịch tiêm. Sau khi sinh xong, bạn có thể tiêm tiếp các mũi còn lại nhưng thời gian các mũi tiếp theo không được quá 2 năm.
  • Nếu có ý định mang thai mà muốn tiêm vắc xin HPV thì nên chủ động tiêm phòng để đảm bảo mũi cuối cách thời điểm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
  • Một lưu ý quan trọng là bạn không dùng khoai tây hay bất cứ loại thuốc hay bất cứ mẹo nào khác chườm lên chỗ tiêm khi thấy sưng, đau và đỏ sau khi tiêm.
  • Cần đến ngay cơ sở y tế nếu sau khi tiêm có các biểu hiện bất thường như đau bụng, nôn ói, chóng mặt, đau đầu, nổi mề đay, mẩn đỏ… để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Kết luận

Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không đã được bật mí qua nội dung bài viết trên. Tiêm phòng vắc xin HPV là rất cần thiết để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung được hiệu quả. Tuy nhiên, sau tiêm phòng chị em vẫn cần chú ý sinh hoạt, ăn uống và tình dục lành mạnh để phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7