Tìm hiểu về các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay
Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nữ giới hiện nay. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung kịp thời sẽ cho tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 92%. Vậy các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay như thế nào? Vấn đề này sẽ được GenK STF giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- 6 nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất
- [Góc Giải Đáp] Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không?
Nội dung bài viết
1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh và khả năng gây tử vong cao ở nữ giới. Chính vì vậy mà việc phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sẽ tăng tỷ lệ thành công, giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ đối diện với cửa tử. Do đó mà trước khi nói về các phương pháp điều trị bệnh, chúng tôi muốn điểm sơ qua về các kỹ thuật để phát hiện ung thư cổ tử cung hiện nay.
1.1. Khám lâm sàng
Để đưa ra chẩn đoán ung thư cổ tử cung thì trước hết các bác sĩ cần thực hiện việc khám lâm sàng. Trước tiên, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về độ tuổi, các dấu hiệu bất thường, tiền sử gia đình,… Trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện dưới đây thì bác sĩ sẽ nghi ngờ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra:
- Âm đạo ra máu thường xuyên, nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi khám phụ khoa, đi vệ sinh.
- Ngày hành kinh máu ra nhiều hơn, thời gian có kinh dài và gây đau nhiều phần bụng dưới.
- Mãn kinh đã lâu nhưng lại thấy máu ra một cách bất thường.
- Khí hư ra nhiều và có mùi khó chịu, màu sắc khác thường.
1.2. Phiến đồ Pap (Phết tế bào)
Đây là phương pháp chủ yếu nhằm phát hiện những tổn thương tiền ung thư hoặc quá trình ung thư cổ tử cung vào giai đoạn sớm. Tế bào cổ tử cung hoặc âm đạo sẽ được lấy ra để làm tiêu bản và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này đòi hỏi độ chính xác cao của tế bào được lấy bởi nếu sai kỹ thuật, kết quả soi sẽ không chính xác. Phiến đồ Pap còn là phương pháp để sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung khi bệnh nhân có nhu cầu theo dõi sức khỏe định kỳ.
1.3. Nhuộm màu Iod
Một dụng cụ được gọi là mỏ vịt sẽ được đặt vào để mở rộng âm đạo hoặc cổ tử cung sau đó tiến hành kiểm tra bệnh lý và lấy tế bào gốc bề mặt, sau đó nhúng vào dung dịch Iod và quan sát. Các tế bào biểu mô này bình thường sẽ bắt màu nâu với dung dịch nhuộm. Trong trường hợp mô tế bào ở cổ tử cung hay vảy tế bào âm đạo có dấu hiệu bất thường, không bắt màu thuốc nhuộm Iod hay không phát hiện ra Glycogen thì sẽ nhanh chóng tiến hành làm sinh thiết.
1.4. Sinh thiết
Cần phải lấy tế bào ở nhiều điểm khác nhau trong cổ tử cung, nhất là những vùng có biểu mô không lên màu sau khi nhuộm Iod. Tiền hành cắt lớp tế bào hoặc thìa nạo để lấy tế bào biểu mô cổ tử cung sau đó tiến hành kiểm tra.
1.5. Soi cổ tử cung
Phương pháp này có thể không cho kết luận chính xác nhất về bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên nó có tác dụng xác định chính xác vị trí trong quá trình tiến hành thủ thuật sinh thiết.
1.6. Xét nghiệm HPV
HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới cùng như một số bệnh lý khác. Việc xét nghiệm phát hiện Virus HPV thuộc type 16 và 18 sẽ cho khả năng cao bạn đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
2. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay
Sau khi đã thực hiện các phương pháp kiểm tra chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ cho chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, chụp PET, CT Scanner, siêu âm, X-quang, cộng hưởng từ,… để đưa ra kết luận chính xác về vị trí, kích thước cũng như mức độ lan rộng của khối u. Từ đó việc lên phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung sẽ nhanh chóng được tiến hành để đảm bảo hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Hiện nay, trong Y khoa sử dụng 3 phương pháp chính được áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung.
2.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư cổ tử cung nhằm loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được xạ trị hoặc hóa trị trước nhằm thu nhỏ kích thước khối u rồi mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, nếu sau khi phẫu thuật, các tế bào ung thư vẫn còn sót lại thì cũng sẽ tiến hành hóa xạ trị để tiêu diệt chúng hoàn toàn.
Có ba loại chính của phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung, bao gồm:
- Radical trachelectomy (cắt bỏ cổ tử cung, phần trên của âm đạo, giữ nguyên tử cung)
- Hysterectomy (cắt bỏ tử cung, đôi khi có thể cần loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng)
- Pelvic exenteration (loại bỏ cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng).
Tùy vào mức độ xâm lấn của ung thư, bệnh nhân có muốn có con nữa hay không, bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp.
Biến chứng của phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm:
- Âm đạo có thể bị ngắn, và khô hơn, khiến cho quan hệ tình dục đau đớn
- Tiểu không tự chủ
- Sưng cánh tay và chân do sự tích tụ của chất lỏng (bạch huyết)
- Ruột có thể bị tắc do các mô sẹo và người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để điều chỉnh
- Không thể sinh con
- Nếu loại bỏ cả buồng trứng, người bệnh sẽ sớm bị mãn kinh.
Trường hợp bệnh phát hiện ở giai đoạn I thì thường bác sĩ sẽ cho chỉ định phẫu thuật với tỷ lệ thành công cao và nếu bệnh nhân không có ý định mang thai, bác sĩ có thể cắt bỏ phần tử cung bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Tuy nhiên, với các phụ nữ đang mang thai thì cần cân nhắc bởi việc phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
2.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bằng cách sử dụng các tia phóng xạ (tia X, tia gamma, chùm tia điện tử,…) có năng lượng cao được điều hướng đến các tế bào ung thư và phá hủy chúng. Đây là phương pháp điều trị cục bộ tại vị trí khối u bằng tia chiếu từ ngoài vào hoặc đặt chất phóng xạ ngay tại nơi có sự hình thành của tế bào ung thư.
Bệnh nhân sẽ được đặt chất phóng xạ trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhằm kìm hãm và thu nhỏ kích thước khối u. Với phương thức phóng tia từ ngoài vào cơ thể, bệnh nhân được tiến hành 1 lần/ngày và 5 ngày/ tuần, liệu trình sẽ được kéo dài trong khoảng từ 5 – 6 tuần.
Một số tác dụng phụ của xạ trị ung thư cổ tử cung là:
- Tiêu chảy
- Đau khi đi tiểu
- Chảy máu từ âm đạo hoặc trực tràng
- Cảm thấy rất mệt mỏi
- Buồn nôn
- Đau ở da khu vực xương chậu
- Âm đạo bị thu hẹp, làm cho quan hệ tình dục bị đau
- Âm đạo khô
- Mãn kinh sớm
- Ảnh hưởng tới bàng quang và ruột, có thể dẫn tới tiểu không kiểm soát
Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ sẽ được khắc phục sau thời gian sau xạ trị.
2.3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất có độc lực cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Đây là trường hợp điều trị toàn thân với bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV). Các khối u ác tính đã có sự xâm lấn và lan rộng sang nhiều cơ quan nên việc phẫu thuật loại bỏ hay xạ trị đều không cho hiệu quả cao.
Các tác dụng phụ thường gặp gồm:
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi, thiếu máu, khó thở (do thiếu máu), dễ bị nhiễm trùng (do thiếu tế bào máu trắng)
- Loét miệng
- Ăn mất ngon
- Rụng tóc
Các tác dụng phụ cũng sẽ thuyên giảm sau khi kết thúc điều trị.
3. Theo dõi sau điều trị
Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi nhằm phát hiện dấu hiệu tái phát sớm và điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, trong 2 năm đầu tiên, cứ 4 tháng người bệnh nên tới bệnh viện kiểm tra 1 lần. Sau 2 năm, định kỳ 12 tháng 1 lần người bệnh nên kiểm tra lại.
Một số trường hợp, các bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm tăng hiệu quả quả trong điều trị ung thư cổ tử cung. Với mỗi phương pháp đều khó tránh khỏi những tác dụng phụ gây khó chịu. Do đó mà với các biểu hiện tác dụng phụ gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, người bệnh cần phải thông báo với bác sĩ để có những biện pháp can thiệp và hạn chế tình trạng nặng hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị