Phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, tiên lượng & điều trị

Phổi tắc nghẽn mạn tính cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để giảm nguy cơ tử vong, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu còn chưa hiểu rõ về phổi tắc nghẽn mạn tính là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Điều trị và chăm sóc ra sao thì hãy cùng Genk STF theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Phổi tắc nghẽn mạn tính còn được gọi là phổi tắc nghẽn mãn tính, còn được gọi tắt là COPD. Đây là tình trạng một luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi, gây ra do viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thủng. 

phoi-tac-nghen-man-tinh
Hình ảnh tắc nghẽn phổi mạn tính

1.1. Khí phế quản thũng

Khí phế quản thũng xảy ra khi chức năng của phế nang và tiểu phế quản bị giảm do tình trạng viêm lâu ngày hoặc sự căng giãn quá mức với sự diễn ra thường xuyên. Người bệnh khí phế quản thủng sẽ khiến lượng không khí trong phổi bị ứ lại, gây khó thở kéo dài cho người mắc. Điều này cũng là tác nhân khiến người bệnh không thể tuần hoàn ở trạng thái bình thường.

1.2. Viêm phế quản mạn tính

Khi viêm phế quản kéo dài với các triệu chứng lặp lại nhiều lần sẽ làm hẹp ống phế quản do xung quanh thành ống có lượng chất nhầy tích tụ ngày càng nhiều. Điều này khiến quá trình di chuyển không khí từ ngoài vào phổi và từ phổi ra ngoài bị cản trở, gây khó thở cho người mắc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến quá trình hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm cho chức năng phổi không thể hoạt động ổn định, bình thường được.

Người bệnh có thể mắc khí phế quản thủng hoặc viêm phế quản mạn tính và dẫn đến tắc nghẽn phổi mãn tính. Hoặc cũng có khi mắc cả 2 bệnh lý trên làm gia tăng tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng ở mỗi người sẽ khác nhau.

2. Các giai đoạn của bệnh

Căn cứ vào việc đánh giá chức năng phổi (FEV1) được đo bằng thể tích thở ra trong 1 giây gắng sức đầu tiên, người ta chia phổi tắc nghẽn mạn tính thành 4 giai đoạn. Đặc điểm của từng giai đoạn như sau:

  • Tắc nghẽn phổi mãn tính giai đoạn 1 (giai đoạn nhẹ): Ở giai đoạn này, FEV1 lớn hơn hoặc bằng 80%. Người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng mạn tính.
  • Bệnh ở giai đoạn 2 (Tắc nghẽn phổi mãn tính mức độ vừa): Lượng FEV1 của người bệnh từ 50 – 79%. Triệu chứng mạn tính của bệnh có thể có hoặc không.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 (COPD nặng): Ở giai đoạn này, lương FEV1 từ 30 – 49%. Người bệnh có thể không hoặc có triệu chứng mãn tính.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 (COPD rất nghiêm trọng): Ở giai đoạn này, lượng FEV1 ít hơn 30%. 

3. Triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính

Khi phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, bao gồm:

  • Người bệnh bị khó thở. Tình trạng khó thở ngày càng nặng hơn khi người bệnh nhủ, sau khi vận động như đi bộ, leo cầu thang….
  • Mức độ khó thở của người bệnh nếu không được xử lý sẽ tăng dần theo thời gian.
trieu-chung-phoi-tac-nghen-man-tinh
Khó thở là dấu hiệu điển hình của tắc nghẽn phổi mạn tính
  • Khi thở ra, luồng khí thở có đặc điểm là đứt quãng, thở khò khè.
  • Người bệnh bị nhói ngực, tức ngực và triệu chứng này có tần suất tăng dần.
  • Người bệnh thường xuyên bị nghẹt mũi, ho và dễ bị cảm lạnh hơn.
  • Đường hô hấp dễ bị nhiễm trùng thường xuyên từng đợt.
  • Người bệnh khó ngủ, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi…

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) khi nào cần gặp bác sĩ?

Tắc nghẽn phổi mãn tính cần đến gặp bác sĩ ngay khi gặp một trong những vấn đề sau:

  • Nếu đã tìm cách cải thiện các dấu hiệu trên mà không thuyên giảm. Ngược lại, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
  • Ngoài các dấu hiệu trên, bạn còn bị sốt, khi ho có đờm và màu sắc đờm thay đổi.
  • Người bệnh không thể thở. Kèm theo đó là làn da ở móng tay, môi chuyển màu xanh tím. Tim đập nhanh hơn, cảm giác mơ hồ, không thể tập trung, đầu óc quay cuồng.

5. Tắc nghẽn phổi mãn tính nguyên nhân do đâu?

Khi phổi bị tổn thương, viêm và hẹp đường dẫn khí sẽ dẫn đến tắc nghẽn phổi mãn tính. Bệnh có nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài với tần suất nhiều.

nguyen-nhan-phoi-tac-nghen-man-tinh
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Những người tiếp xúc thường xuyên với khói từ nhiên liệu đốt như dùng than để nấu nướng, sưởi ấm trong nhà.
  • Môi trường làm việc ô nhiễm: Tiếp xúc lâu dài và liên tục với khói bụi, hóa chất, ô nhiễm không khí.
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người thân như bố mẹ, ông bà… bị mắc phổi tắc nghẽn mãn tính thì tỷ lệ con cái sinh ra mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Hen suyễn: Khi mắc căn bệnh này thì nguy cơ phát triển thành COPD sẽ cao hơn hẳn so nhiều những người khác.
  • Những người già trên 65 tuổi hay phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.

6. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

Phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy hiểm không được nhiều người quan tâm. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi nếu bệnh kéo dài mà không được xử lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Tràn khí màng phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm cần được khắc phục sớm nếu không sẽ gây đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Bệnh tim: Tắc nghẽn phổi mãn tính lâu ngày sẽ làm cản trở sự trao đổi khí, làm giảm lượng oxy trong máu và gia tăng lượng khí CO2. Khi lượng oxy thiếu thường xuyên sẽ khiến chức năng của tim bị ảnh hưởng, gây nguy cơ suy tim.
  • Giảm tuổi thọ: Dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng đều làm giảm thời gian sống hơn so với những người khỏe mạnh. Bệnh càng nặng thì thời gian sống càng giảm nhiều hơn.

7. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Lý do là do phổi bị tổn thương, suy giảm chức năng trong thời gian dài nên việc hồi phục như lúc ban đầu là rất khó.

phoi-tac-nghen-man-tinh-co-chua-duoc-khong
Phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn

Tuy nhiên, hiện nay đã có phương pháp điều trị bệnh nhằm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Do đó, để hỗ trợ việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt thì việc phát hiện sớm là điều rất quan trọng.

8. Tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?

Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể kéo dài thời gian sống bằng cách tích cực điều trị và chăm sóc tốt. 

Theo các chuyên gia, bác sĩ về hô hấp, khả năng sống thêm của người bị tắc nghẽn phổi mạn tính là từ 15 – 30 năm. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt, thời gian sống của người bệnh sẽ được kéo dài hơn.

9. Phổi tắc nghẽn mãn tính chẩn đoán bằng phương pháp nào?

Ngoài kiểm tra các dấu hiệu mà người khám đang mắc phải, hỏi thăm về tiền sử bệnh của gia đình, bản thân người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm nhằm có chẩn đoán chính xác bệnh. Một số xét nghiệm phổ biến đó là:

  • Chụp X-quang phổi: Thông qua phim chụp, bác sĩ sẽ xác định bạn có bị viêm phế quản hay khí phế thủng hay không. Xét nghiệm hình ảnh này cũng giúp bác sĩ loại trừ những vấn đề khác liên quan đến phổi, tim.
  • Chụp CT phổi: Chụp CT phổi sẽ cho hình ảnh rõ ràng hơn so với chụp X-quang. Đồng thời, đánh giá liệu bạn có thể thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh khi cần thiết hay không. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ cũng tầm soát được ung thư phổi.
  • Đo chức năng hô hấp: Mục đích của xét nghiệm này nhằm xác định lượng không khí hít vào và thở ra là bao nhiêu. Đồng thời, đánh giá lượng oxy mà phổi cung cấp có đáp ứng nhu cầu tuần hoàn hay không.
  • Khí máu động mạch: Đây là kỹ thuật nhằm xác định được trong máu có lượng oxy và CO2 là bao nhiêu.

Trong một số trường hợp, một số xét nghiệm khác sẽ được chỉ định nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

10. Hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tắc nghẽn phổi mãn tính ở mức độ nhẹ có thể không cần áp dụng các biện pháp điều trị mà chỉ cần cai thuốc nếu người bệnh hút thuốc. Ngoài ra, cần tránh nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như khói bụi, ô nhiễm không khí, khí đốt nhiên liệu… Khi cai được thuốc, các triệu chứng tự khắc cải thiện, góp phần giúp chất lượng cuộc sống của người bệnh tốt hơn.

Với trường hợp bệnh nặng thì ngoài cai thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp điều trị phù hợp theo mức độ bệnh. Phổ biến là các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc với liều lượng phù hợp. Đó là:

  • Thuốc giãn phế quản: Tác dụng làm các cơ xung quanh đường thở được giãn hơn, giảm triệu chứng ho, khó thở cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định là ipratropium, levalbuterol, albuterol, indacaterol, tiotropium, aclidinium, arformoterol… Các loại thuốc này được dùng chủ yếu ở dạng hít.
  • Thuốc corticosteroid dạng hít: Những loại thuốc thường dùng là budesonide, fluticasone. Thuốc có tác dụng giảm viêm đường thở, tốt cho người thường xuyên bị tắc nghẽn cấp tính.
dieu-tri-phoi-tac-nghen-man-tinh
Thuốc corticosteroid dạng hít giảm viêm đường thở, cải thiện tình trạng khó thở ở người bệnh
  • Thuốc corticosteroid đường uống: Loại thuốc này sẽ được chỉ định cho những người tắc nghẽn phổi mạn tính giai đoạn 3 hoặc 4. Tuy nhiên, tác dụng phụ nếu dùng thuốc corticosteroid đường uống lâu dài có rất nhiều như đái tháo đường, loãng xương, tăng cân, đục thủy tinh thể…
  • Thuốc ức chế phosphodiesterase-4: Phổ biến là roflumilast, được chỉ định khi người bệnh ở mức độ nặng và xuất hiện các triệu chứng viêm phế quản mạn tính. Tác dụng chính của thuốc là làm giãn đường thở và giảm viêm.
  • Theophylline: Tác dụng của thuốc nhằm giúp chức năng hô hấp được cải thiện, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc như run rẩy, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh…
  • Thuốc kháng sinh: Nếu đường hô hấp bị nhiễm trùng thì thuốc kháng sinh sẽ được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 

Lưu ý: Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, liệu trình để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, giảm các tác dụng gây nguy hại cho sức khỏe và cơ thể.

Liệu pháp hỗ trợ chức năng phổi

Đối với phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ trung bình hoặc nặng thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số liệu pháp hỗ trợ chức năng phổi, đó là:

  • Liệu pháp oxy: Tức là cung cấp oxy cho cơ thể thông máy thở hoặc thở oxy.
  • Chương trình phục hồi chức năng phổi: Bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để giúp chức năng phổi được cải thiện và dần phục hồi.

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng đối với các biện pháp kể trên hoặc không mang lại hiệu quả như mong đợi thì phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp, đó là:

  • Phẫu thuật giảm thể tích phổi

Phương pháp này sẽ thực hiện để cắt bỏ các phần nhỏ ở phía trên của mô phổi bị tổn thương. Nhờ đó, trong khoang ngực có thêm không gian giúp các mô phổi khỏe mạnh còn lại mở rộng hơn. Đồng thời, sự hoạt động cũng hiệu quả hơn ở cơ hoành.

  • Phẫu thuật nội soi giảm thể dịch phổi

Phẫu thuật này ít xâm lấn và bác sĩ sẽ làm các thùy bị tổn thương nhiều nhất của phổi co, teo lại khi đặt một van nhỏ, một chiều vào trong phổi. Điều này giúp cho không gian hoạt động của phần phổi khỏe mạnh được mở rộng.

phau-thuat-dieu-tri-phoi-tac-nghen-man-tinh
Phẫu thuật là phương pháp giúp điều trị COPD
  • Cấy ghép phổi

Chỉ những bệnh nhân đáp ứng được các tiêu chí cụ thể mới có thể thực hiện cấy ghép phổi. Khả năng thở và hoạt động thể chất của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau khi cấy ghép. Thế nhưng, phẫu thuật luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và người bệnh sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.

  • Cắt bóng khí (bullectomy)

Các bóng khí sẽ hình thành lớn dần bên trong phổi khi thành phế nang bị tổn thương và hư hại. Vấn đề hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các bóng khí này lớn dần theo thời gian. Lúc này, phẫu thuật cắt bỏ các bóng khi này là cần thiết nhằm giúp không khí quá phổi được lưu thông dễ dàng hơn.

11. Lời khuyên dành cho người bị phổi tắc nghẽn mạn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và hỗ trợ giảm triệu chứng, cải thiện đời sống bằng những biện pháp dưới đây:

  • Ngay khi thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của tắc nghẽn phổi mạn tính, bạn cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
  • Người bệnh cần tuân thủ việc thăm khám sức định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để xử lý khi bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng.
  • Nói không với thuốc lá, thuốc lào cũng như khói thuốc. Nếu đang hút thuốc thì cần từ bỏ sớm.
  • Chú ý giữ môi trường sống trong sạch, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ. Hạn chế và nếu được thì cần tránh xa việc tiếp xúc với khí kích thích, khói bụi, ô nhiễm môi trường…
  • Thực hiện ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm gây hại để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày để giúp quá trình lưu thông khí qua phổi được tốt hơn.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng phế cầu mỗi 5 năm 1 lần.
  • Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên tập thở ở nơi thoáng mát, tránh nhiễm lạnh hàng ngày.
  • Cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng tắc nghẽn phổi mãn tính nặng và nghiêm trọng để được giải quyết kịp thời.

Kết luận

Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh cần được phát hiện sớm và xử lý đúng cách nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Genk STF hy vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

XEM VIDEO: Lễ ra mắt sản phẩm Trà GenK Tea


Thông tin liên hệ