Những thông tin về ung thư đường mật ai cũng cần biết

Ung thư đường mật (cholangiocarcinoma) là một loại ung thư hiếm gặp chủ yếu ở người trên 65 tuổi. Cùng tìm hiểu về ung thư đường mật qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư đường mật là gì?

Ung thư đường mật (cholangiocarcinoma) là một loại ung thư hiếm gặp chủ yếu ở người trên 65 tuổi.

Đường mật là những ống nhỏ nối với gan và ruột non. Chúng cho phép một loại chất lỏng gọi là mật chảy vào gan qua tụy tới ống tiêu hóa, nơi hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Ung thư có thể ảnh hưởng lên bất kỳ phần nào của những cơ quan này.

Ung thư đường mật đôi khi có thể được chữa trị nếu phát hiện ngay từ những ngày đầu, nhưng không thể chữa được nếu phát hiện quá muộn.
Ung thư đường mật đôi khi có thể được chữa trị nếu phát hiện ngay từ những ngày đầu, nhưng không thể chữa được nếu phát hiện quá muộn.

2. Triệu chứng của ung thư đường mật

Thường không có bất kỳ triệu chứng nào của ung thư đường mật cho đến khi nó phát triển lớn đến mức làm tắc ống mật.

Khi ống mật bị tắc có thể gây ra:

  • Vàng da và vàng mắt
  • Da bị mẩn đỏ
  • Phân màu trắng nhợt, nước tiểu tối màu
  • Mất sự thèm ăn và bị sụt cân
  • Mệt mỏi kéo dài và cảm thấy không dễ chịu
  • Đau và sưng bụng – một vài người cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở phía trên bụng bên phải
  • Sốt
  • Lạnh và rùng mình

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng này kéo dài – đặc biệt là nếu bạn bị bệnh vàng da. Những triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân, vì vậy việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng.

3. Nguyên nhân gây ung thư đường mật

Nguyên nhân chính xác gây ung thư đường mật là không xác định. Hầu hết xảy ra mà không có một dấu hiệu rõ ràng nào, nhưng chắc chắn có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật. Bao gồm:

Sỏi túi mật là yếu tố có thể gây ra ung thư túi mật
Sỏi túi mật là yếu tố có thể gây ra ung thư túi mật
  • Viêm xơ chít đường mật –  một loại bệnh về gan hiếm gặp, gây ra viêm gan kéo dài
  • Đường mật không bình thường – như nang (bên trong có chứa dịch) ở trong đường mật, yếu tố này có thể xuất hiện từ khi được sinh ra
  • Sỏi túi mật
  • Nhiễm trùng sán, ký sinh trùng (hầu hết ở châu Á)
  • Nhiễm một số hóa chất và chất độc hại nhất định, bao gồm thorotrast (một loại thuốc nhuộm đặc biệt được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa)
  • Ung thư đường mật cùng có một mối liên hệ với việc nhiễm viêm gan B và viêm gan C, chai gan (cirrhosis), béo phì, tiểu đường, hút thuốc và tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn.

4. Chẩn đoán ung thư đường mật

Có thể cần đến một số bài kiểm tra để giúp cho việc chẩn đoán ung thư đường mật. Những việc này thường được tiến hành ở bệnh viện.

Những bài kiểm tra này có thể bao gồm:

  • Thử máu để kiểm tra dấu hiệu của ung thư hay những vấn đề về gan
  • Những phương pháp chụp y học như sóng âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), hay cộng hưởng sóng âm (MRI)
  • Tia X-quang được chụp sau khi loại thuốc nhuộm đặc biệt được tiêm vào trong ống mật để khiến cho hình ảnh rõ ràng hơn.
  • Sinh thiết – một mẫu mô nhỏ bị lấy ra để có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi những dấu hiệu của ung thư

5. Điều trị ung thư đường mật

Do đường mật nằm ở vị trí liên quan tới nhiều bộ phận trong cơ thể lại có kích thước khá nhỏ bé, do vậy việc điều trị ung thư đường mật cũng được bác sỹ hết sức cân nhắc và thận trọng. Dưới đây là một số hình thức điều trị ung thư đường mật:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư đường mật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư đường mật

Phẫu thuật ung thư đường mật

Phẫu thuật ung thư đường mật thường có 2 mục đích: phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng và phẫu thuật như là phương pháp điều trị chính.

– Phẫu thuật điều trị ung thư thư đường mật: Gần như tất cả các bác sỹ đều đồng ý rằng phẫu thuật mang lại cơ hội thực tế duy nhất để chữa khỏi cho những người bị ung thư ống mật. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và tăng hiệu quả phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiến hành nội soi để xác định vị trí, kích thước khối u cũng như lên kế hoạch điều trị.

– Phẫu thuật giảm nhẹ được thực hiện để làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc điều trị hoặc thậm chí là ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như tắc nghẽn các ống dẫn mật.

Phẫu thuật giảm nhẹ không thể chữa khỏi hoàn toàn được ung thư nhưng đôi khi nó có thể giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và giúp họ sống lâu hơn. Có 2 dạng phẫu thuật giảm nhẹ được áp dụng cho ung thư đường mật như:

+ Đặt stent:

Nếu phẫu thuật dẫn lưu không thể thực hiện được thì bác sỹ sẽ có thể tiến hành đặt ống stent (thường bằng kim loại) bên trong ống mật để giữ cho đường mật mở và tạo điều kiện cho mật di chuyển, chảy vào ruột.

+ Phẫu thuật tạo đường vòng quanh ống mật:

Trong dạng phẫu thuật này, bác sỹ sẽ tạo ra một đường vòng quanh nối tại trước tắc nghẽn do khối u với điểm sau tắc nghẽn. Ngoài ra, ống mật cũng có thể được kết nối với chính ruột. Đường vòng cho phép mật chảy vào ruột và có thể giúp giảm các triệu chứng như vàng da hoặc ngứa.

Xạ trị ung thư đường mật

Xạ trị thường không phải phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư đường mật. Tuy nhiên, xạ trị ung thư đường mật sẽ được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân ung thư đã di căn, giảm nhẹ triệu chứng hoặc bệnh nhân không thể phẫu thuật

Có 2 loại xạ trị chính được sử dụng đó là xạ trị chùm tia ngoài và xạ trị áp sát, trong đó xạ trị chùm tia ngoài được áp dụng nhiều hơn cho bệnh nhân ung thư đường mật.

Xạ trị chùm tia ngoài

Xạ trị chùm tia ngoài là phương pháp sử dụng máy chiếu xạ tới bộ phận cụ thể nào đó trên cơ thể người bệnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Trước khi bắt đầu tiến hành xạ trị, các nhân viên y tế và bác sỹ sẽ thực hiện các phép đo cẩn thận để xác định liều lượng bức xạ và góc chiếu chính xác của chùm tia. Xạ trị chùm tia ngoài thường diễn ra 5-6 lần/tuần hoặc tùy theo phác đồ điều trị của bác sỹ.

Một số dạng máy xạ trị chùm tia ngoài có thể kể đến như:

  • Liệu pháp xạ trị 3 chiều (3D-CRT)
  • Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT)
  • Xạ trị lập thể (SBRT)

Trong một số trường hợp ung thư đường mật, bác sỹ có thể tiến hành đồng thời hóa trị cùng với xạ trị chùm tia ngoài để giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Sự kết hợp này có thể được thực hiện ở những bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn sớm trước khi ghép gan.

Xạ trị áp sát

Xạ trị áp sát hay là xạ trị bên trong sử dụng các chất phóng xạ được đặt chính xác vào vị trí khối u, đây được coi như là liệu pháp điều trị giảm nhẹ được sử dụng cùng với xạ trị chùm tia ngoài. Bức xạ di chuyển một khoảng cách ngắn, vì vậy chúng ít ảnh hưởng tới các mô khỏe gần đó.

Hóa trị ung thư đường mật

Hóa trị ung thư đường mật có những điểm khác biệt so với hóa trị của những loại ung thư, có 2 dạng truyền hóa chất trong hóa trị đó chính là truyền động mạch gan và nút hóa chất động mạch

Truyền hóa chất động mạch gan

Vì việc đưa hóa chất vào tĩnh mạch không phải lúc nào cũng hữu ích cho bệnh ung thư đường mật, các bác sĩ sẽ cố gắng đưa thuốc ngay vào động mạch chính đi vào gan, được gọi là động mạch gan.

Sau đó, gan khỏe mạnh chuyển hóa hầu hết các loại thuốc còn lại trước khi nó có thể đến phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể làm giảm tác dụng phụ của các thuốc hóa chất.

Truyền hóa chất động mạch gan phù hợp với những bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật và giúp người bệnh sống lâu hơn.

Nút hóa chất động mạch (TACE)

Đây là phương pháp giúp ngăn chặn dòng máu tới khối u đồng thời đưa các loại thuốc vào tiêu diệt khối u. Nút hóa chất động mạch có thể được sử dụng cho các khối u không thể loại bỏ hoặc tế bào ung thư đường mật tái phát sau phẫu thuật.

6. Tiên lượng cho bệnh ung thư đường mật

Tiên lượng cho ung thư đường mật phụ thuộc vào vị trí của đường mật bị ảnh hưởng và ung thư đã lan rộng tới mức nào.

Nhìn chung:

1 trong 2 hoặc 1 trong 5 người (20-50%) có thể sống ít nhất 5 năm nếu ung thư đường mật được phát hiện sớm và phẫu thuật để loại bỏ khối u.

1 trong 50 người (2%) có thể sống ít nhất 5 năm nếu ung thư đường mật được phát hiện muộn và không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Bài viết trên đây cung cấp những kiến thức về ung thư đường mật. Để được tư vấn thêm thông tin hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi.

Thông tin liên hệ